Trung
tướng Đồng Sỹ Nguyên tên thật là Nguyễn Hữu Vũ, sinh ngày 1-3-1923,
tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đồng chí tham gia hoạt động cách mạng từ khi 15 tuổi .
Trong suốt hơn 70 năm hoạt động, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân, đồng chí đã đảm nhiệm rất nhiều trọng trách: Đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ)… Ở cương vị nào dồng chí cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nhưng sáng chói nhất vẫn là giai đoạn đồng chí làm Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn – Đường Hồ Chi Minh huyền thoại.
Đồng
chí Đồng Sỹ Nguyên là Tư lệnh của Bộ đội Trường Sơn trong thời gian lâu nhất
(1967-1975). Đó cũng là thời kỳ ác liệt nhất và quyết định nhất của chiến
trường Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh.
Tên tuổi của Tư lệnh Đồng Sỹ
Nguyên luôn đi cùng với những kỳ tích như người tổ chức thế trận giao thông
liên hoàn, giăng lưới lửa trên đỉnh Trường Sơn, hệ thống “trận đồ bát quái” ở
Trường Sơn... Đồng chí cũng là người đề
xuất xây dựng nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn khi chiến tranh còn chưa kết thúc.
Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên là tác giả của nhiều
sáng tạo độc đáo, tiêu biểu là “Kỳ tích đường “kín” Tây Trường Sơn”.
Từ
đầu năm 1971, đế quốc Mỹ và tay sai sau khi thất bại ở nhiều nơi trên chiến
trường miền Nam, chúng tìm cách đánh trực tiếp vào các đoàn xe vận tải của ta.
Từ chỗ dùng máy bay phản lực oanh tạc bắn phá với thời gian không dài, xác suất
thấp, chúng chuyển sang dùng máy bay AC-130 có tốc độ bay chậm, thời gian ở
trên không lâu, với những trang thiết bị trinh sát mới có khả năng phát hiện
mục tiêu nhanh về ban đêm, tạo thành các pháo đài hiện đại đi dộng trên bầu
trời, đánh trực tiếp vào xe vận tài, khiến ta không sử dụng được đội hình xe
vận tải lớn, tốc độ vận chuyển chậm và gây thiệt hại khá nghiêm trọng về người,
xe của ta.
Trước
thủ đoạn đánh phá ngăn chặn mới của địch và yêu cầu chi viện cho chiến trường
lớn hơn, nhanh hơn, Bộ tư lệnh Bộ đội Trường Sơn, đứng đầu là Tư lệnh Đồng Sỹ
Nguyên đã thực hiện hàng loạt các biện pháp chống ngăn chặn bằng sức mạnh của
một binh chủng hợp thành, như: Tập trung cao xạ, tên lửa đánh mạnh máy bay; mở
thêm các đường nhánh để phân tán đội hình xe; tổ chức nghi binh thu hút địch
vào một số tuyến… Các giải pháp đó đều có tác dụng tốt nhưng hiệu suất vận tải
vẫn chưa cao và phải trả giá quá đắt.
Bộ
tư lệnh Bộ đội Trường Sơn trong khi nghiên cứu các yếu tố “thiên thời, địa lợi,
nhân hòa” của chiến trường đã phát hiện yếu tố địa lợi ở cao nguyên phía tây
Trường Sơn, rừng đại ngàn dù bị chất độc hóa học do Mỹ thả nhưng vẫn xanh tốt,
chạy suốt từ Trung Lào, Hạ Lào, nối với Tây Nguyên của Việt Nam và Đông Bắc
Campuchia. Yếu tố địa lợi đó là cơ sở để Bộ tư lệnh Bộ đội Trường Sơn nghiên
cứu xây dựng một tuyến đường “kín”. Lấy rừng đại ngàn làm màn ngụy trang kín
đáo, khổng lồ. Để giữ được bí mật cao
nhất, lâu nhất, khi thiết kế tuyến đường “kín”, Bộ tư lệnh cho phép đường được
lượn vòng và kéo dài để tránh tối đa việc chặt phá cây rừng. Nền đường chỉ rộng
4 mét, bảo đảm cho tán cây hai bên đường giao nhau. Ở những vị trí thuận lợi
qua rừng già thì phải mở thêm một tuyến song song để sử dụng hai chiều. Từ một
đến hai cây số phải có một đoạn đường tránh dài từ 150 mét đến 200 mét có tính
chất như một nhà ga để điều chỉnh xe đi hai chiều. Ở một vài điểm cục bộ, đường
đi qua không có cây, công binh phải làm màn ngụy trang nhân tạo bằng cách bứng
cây to về trồng hai bên đường, có xe téc tưới nước, khi cây chết phải thay
ngay. Cũng có chỗ làm giàn phong lan ngụy trang kín đường.
Mạng đường “kín Tây Trường Sơn” xuất hiện
trong thời gian ngắn tạo ra bước ngoặt lớn trong sự phát triển của tuyến chi
viện chiến lược. Đội hình xe từ chỗ chỉ chạy chủ yếu vào ban đêm đã chuyển sang
chạy vào ban ngày, cung vận chuyển dài hơn, Đặc biệt, đường kín đã ngăn chặn
được sự đánh phá bằng máy bay AC-130 hiện đại của địch, bảo đảm an toàn cho cả
người và xe của ta.
Mạng
đường “kín” Tây Trường Sơn là một công trình sáng tạo độc đáo, một công trình
huyền thoại có ý nghĩa về chiến lược trong tuyến chi viện chiến lược mang tên
Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Điều khá thú vị
là sau khi mạng đường “kín” Tây
Trường Sơn hoàn thành, việc vận chuyển hàng hóa trên Đường Hồ Chí Minh chủ yếu
vào ban ngày theo đường kín, nhưng chúng ta vẫn tiếp tục sử dụng các tuyến
đường cũ để nghi binh lừa địch. Bộ đội ta đặt những bình ắc-quy trên đường
cũ vào ban đêm, tạo ra ánh sáng bằng những bóng đèn như đèn gầm ô tô. Thế là
các thiết bị điện tử hiện đại của địch cứ tưởng đó là đoàn xe thật, gọi máy bay
đến bắn phá./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét