Thứ Hai, 2 tháng 5, 2022

ÔNG ĐÃ DẪM VÀO LẰN DANH GIỮA CUỘC SỐNG THỰC TẠI VỚI “LINH HỒN BẤT TỬ”. RŨ ÁO CHIẾN BINH, PHẢN BỘI ĐỒNG CHÍ, ĐỒNG BÀO SẼ KHÔNG KỊP QUAY ĐẦU TÌM “BẾN CŨ”…

     Nhà văn sương nguyệt minh sinh ngày 15-9-1958. Tên thật là Nguyễn Ngọc Sơn (còn bút danh sương nguyệt minh là từ ghép tên của anh và vợ, con)? Nguyễn Ngọc Sơn sinh ra ở một miền quê nghèo- Yên Mĩ, Yên Mô, Ninh Bình. Anh là nhà văn quân đội (công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội), đến với nghiệp văn chương khá muộn, năm 1992, lần đầu tiên có truyện ngắn đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Trước khi đến với nghiệp văn, anh từng làm nhiều nghề sinh nhai: từ buôn thuốc lá, trứng vịt, pháo; làm nghề khoan giếng, cho đến cắt dán phong bì…Khi vào quân đội anh đã từng làm công tác tư tưởng, văn hoá ( trợ lý tuyên huấn Học viện Quân y 103) trước khi gắn với nghiệp văn chương, và rồi cũng phấn đấu đến bậc hàm đại tá quân đội.

Trong xã hội có thể nhiều người chưa biết về nguyễn ngọc sơn, nhưng giới văn chương thì chẳng ai lạ gì…Bước vào làng văn, Sương Nguyệt Minh đã gây ra một cú xì căng đan lớn với truyện ngắn đầu tay “Nỗi đau dòng họ”, bởi nguyên mẫu, sự kiện của truyện không hề hư cấu, mà nguyên trang đời thường, và rồi người ta đã kiện anh đến long tóc gáy và phải tốn bao nhiêu thời gian cùng giấy mực vụ đó mới êm xuôi!

Rồi Sương Nguyệt Minh lại bị “tai nạn” nghề nghiệp lần thứ hai. Tập truyện ngắn “Dị hương” của anh tuy được Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2010, nhưng người ì ta phát hiện anh đạo lại (nhái) tác phẩm “Kiếm sắc” của Nguyễn Huy Thiệp. Rồi đã tạo ra nhiều ý kiến trái chiều dữ dội vì anh viết về một cặp nhân vật lịch sử luôn luôn gây tranh cãi: Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh. Nhiều người khen đó là một truyện ngắn hay và đặc sắc của Sương Nguyệt Minh, một cú ngoặt lớn. Riêng với tôi thấy truyện ngắn đó là bẩn thỉu, dung tục, câu khách thô thiển…đã làm ảnh hưởng sâu sắc đến uy tín, danh dự của người chiến sỹ cầm bút, vấy bẩn lên bộ quân phục mầu xanh, và phẩm chất cao đẹp của Bộ đội Cụ Hồ.

Bởi “Dị hương” thì từ cốt truyện đến ngôn ngữ diễn đạt cũng như các chi tiết, tình tiết đều “nhái” một cách trắng trợn “Kiếm sắc”. Có điều, Sương Nguyệt Minh chỉ mô phỏng được phần xác của “Kiếm sắc”, tức là cái vỏ của câu chuyện, còn phần hồn của nó tuyệt nhiên không hề mảy may có một phân lượng nào. Nói cách khác, “Dị hương” không có tư tưởng mà đơn giản chỉ là chuyện tình dục nhầy nhụa của lũ trai gái mất dạy thời hiện đại được gán cho Nguyễn Ánh, biến ông thành kẻ cuồng dâm, hạ thấp phẩm giá của vị vua, phỉ báng công chúa Lê Ngọc Bình không chỉ của dòng họ Nguyễn Phúc và họ Lê mà của cả dân tộc Việt. “Dị hương” là truyện ngắn “bẹt”, chẳng những không theo định hướng tư tưởng mà còn cố tình bóp méo lịch sử, biến Gia Long thành một bạo chúa, hôn quân, nhân cách vô liêm sỉ. Công chúa Lê Ngọc Bình, trong Phả hệ còn chép bà đã có với Gia long bốn người con, hai hoàng tử và hai công chúa. Tuy từng là hoàng hậu của Quang Toản nhưng Ngọc Bình vẫn được Gia Long phong làm Đức Phi và yêu chiều như một ái thê. Vậy mà, Sương Nguyệt Minh dám xuyên tạc bằng cái đoạn Nhà vua làm tình vô cùng bạo liệt đến mức nàng công chúa út vua Lê Hiển Tông đột tử ngay dưới bụng Nguyễn Ánh…
Tôi chỉ dẫn một đoạn để mọi người hiểu thêm về nhân cách, tư tưởng của nguyễn ngọc sơn. Nhưng sau đó anh có vài tác phẩm được giải thưởng…rồi được một số bạn văn tâng bốc, mông má, lăng xê…nào là người có cách biết lạ, táo bạo, thẳng thắn…người nổi tiếng trong làng văn chương…Từ đó sơn luôn cao ngạo, vỗ ngực, mãn nguyện, coi thường nhiều người…trong làng văn chương.
Ở đây tôi chỉ nói về cái sự thoái hoá, biến chất, suy thoái về tư tưởng chính trị của sơn. Sơn cũng đã từng là người lính xông pha chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế bên đất bạn Căm Pu Chia…, có nhiều năm công tác trong quân đội, làm ở Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội- ấn phẩm mà nhiều người dân yêu mến, ngưỡng mộ! 
Trường đời và môi trường sống đó, đáng ra sơn rất hiểu về cái giá của hoà bình, độc lập…càng đau đáu, xót thương cho dân tộc mình đã từng phải kinh qua hàng ngàn năm chống giặc ngoại xâm, nhất là trong 30 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Một dân tộc mà xương thịt chất thành dãy núi, máu và nước mắt chảy thành sông…anh dũng, quật cường, không sợ hy sinh, gian khổ…quyết chiến đấu và quyết thắng mọi kẻ thù để giành lại độc lập, giải phóng dân tộc, giữ yên bờ cõi, giang sơn Tổ quốc cho đến ngày hôm nay. Là người lính đã từng trực tiếp cầm súng chiến đấu, đáng ra sơn phải hiểu sâu sắc hơn về giá trị, thành quả của những chiến công, chiến thắng đó, phải tự hào, trân trọng hơn gấp nhiều người không có vinh dự được cầm súng chiến đấu để giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc mình.
Vậy mà, với sự kiêu ngạo, vênh váo, luôn đặt cái tôi lên tất cả; muốn thể hiện cái “bản lĩnh”, sự “anh hùng” của một đại tá đã chín già có hạt…sơn đã cố tình tự đặt vỏ chuối dưới gót giày của mình để lướt vãn theo những kẻ trở cờ, phản Đảng, phản nước, phản dân…như nguyễn thanh sơn, nguyễn đình bin, nguyên ngọc, trương huy san….và bọn phản động, dân chủ cuội để đưa ra quan điểm lạc lõng, phủi nhận giá trị lịch sử, xoá nhoà ranh giới cuộc đấu tranh giai cấp, đánh đồng hệ tư tưởng…phỉ báng giá trị chiến thắng 30-4-1975 vĩ đại của dân tộc.
Chắc sẽ có nhiều người hỏi thăm đến sơn. Còn tôi chỉ xin nói ngắn gọn vậy. Tôi không duy tâm, nhưng với sơn tôi nghĩ rằng cũng không thể nào tránh khỏi quy luật tạo hoá và thuyết nhân- quả đâu. Sơn đã giám phản bội đồng chí, đồng đội; đa chiếc bát quân đội nuôi dưỡng mình, vấy bẩn lên bộ quân phục mang trên mình, cắt nát đôi quân hàm, cầu vai đại tá, vứt bỏ ngôi sao treen mũ- biểu tượng thiêng liêng nhất của Tổ quốc mà người lính luôn đặt trên đỉnh đầu. Nhưng với các thế hệ đã hy sinh tính mạng, bỏ xương máu, mồ hôi, một phần cơ thể của mình để có được độc lập như ngày hôm nay họ không quên, bỏ sót sơn đâu. Họ sẽ tìm về hỏi tội kẻ vong ơn, bội nghĩa với Tổ quốc, đồng bào, đồng đội như sơn mà xem. 
Anh đã từng qua “bến nước thứ 13”, bến thứ 14 là nơi linh hồn của các anh hùng liệt sỹ, đồng bào ta đã khuất trong các cuộc kháng chiến đang chờ đón sơn đấy. Sơn biết đấy, đã đón ở bến sông thì chỉ có con đường đưa sơn xuống địa ngục, không lên thiên đàng được đâu. Tin tôi đi, có sám hối cũng không gột rửa được đâu!?

Yêu nước ST.

QUỐC TẾ CA - BẢN HÙNG CA CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐẬP TAN XIỀNG XÍCH!

“Quốc tế ca” là bài ca chính thức của giai cấp vô sản trên thế giới, ra đời từ phong trào công nhân của Pháp cuối thế kỷ 19. “Quốc tế ca” nguyên là một bài thơ được phổ thành nhạc. Lần đầu tiên, bài hát được giới thiệu tới công chúng là ngày 23/6/1888, khi Ban đồng ca công nhân của thành phố Lille (Pháp) biểu diễn bài hát này trong Ngày hội công nhân của thành phố.

"Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian
Vùng lên hỡi ai cực khổ bần hàn
Sục sôi nhiệt huyết trong tim đầy chứa rồi
Quyết phen này sống chết mà thôi"

Đó là những lời đầu của bài thơ L’Internationale, dịch nghĩa là “Quốc tế”của Eugène Potier, một nhà thơ lớn, người chiến sĩ trung kiên của cách mạng vô sản Pháp. Lenin gọi Eugène Potier là “nhà tuyên truyền vĩ đại của cách mạng vô sản”.

Potier sinh năm 1816, trong một gia đình nghèo khổ ở Paris. Lớn lên trong giai đoạn bão táp đấu tranh giai cấp ở châu Âu cuối thế kỷ 19, phong trào cách mạng sôi nổi của Pháp lúc bấy giờ đã tác động đến Potier. Ông sớm tiếp thu tư tưởng của Marx và Engels, đã tham gia đấu tranh trên cả mặt trận tư tưởng và là người chiến sĩ cấm súng chiến đấu cho đến phút cuối cùng trong “Tuần lễ tháng 5 đẫm máu”. 

Bài thơ “Quốc tế” được Potier viết năm 1871, sau khi Công xã Paris bị đàn áp dẫn đến thất bại. Potier chất chứa nỗi xót thương hàng triệu người nô lệ trên thế giới đang phải sống trong đói rét. Từ quá trình chiến đấu của mình, ông liên tưởng đến những người đồng chí vì theo đuổi chân lý mà dốc cạn bầu nhiệt huyết. Từ những ngày vui sướng giai cấp công nhân được làm chủ, ông liên tưởng đến cảnh huy hoàng khi giai cấp vô sản thế giới được hoàn toàn giải phóng. Công xã đã thất bại nhưng cách mạng sẽ tiếp tục. 

Năm 1888, nhạc sĩ người Pháp Pierre Degayter, người phụ trách Đội hợp xướng Tiếng nói Công nhân ở thành phố Lille đã phổ nhạc bài thơ thành bài hát. Ngày 23/6/1888, Ban đồng ca công nhân của thành phố Lille đã biểu diễn lần đầu tiên bài ca “Quốc tế” trong Ngày hội công nhân của thành phố.

Sau lần biểu diễn đầu tiên, “Quốc tế ca” đã gây được tiếng vang rất lớn trong công nhân. Mọi người vô cùng yêu thích bài ca chiến đấu này. Từ đó, nó được lan truyền rất nhanh ở nước Pháp và các nơi trên thế giới, trở thành tiếng kèn lệnh chiến đấu của các chiến sĩ cộng sản và nhân dân lao động. Sức truyền cảm của điệu nhạc và lời ca đã có sức cổ vũ, động viên, kêu gọi mạnh mẽ tinh thần “vô sản thế giới đoàn kết lại”, lật đổ chế độ bóc lột, mang sức ta mà giải phóng cho ta.

Đầu thế kỷ 20, các đại biểu đi dự Quốc tế Cộng sản đã học thuộc đem về phổ biến ở đất nước mình. Năm 1902, Quốc tế ca được dịch ra tiếng Nga.Sau Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga (năm 1917), “Quốc tế ca” được lấy làm Quốc ca của Liên Xô. Đến năm 1944, sau khi thông qua bài Quốc ca mới, Đảng Cộng sản Liên Xô quyết nghị giữ bài Quốc tế ca làm Đảng ca.

Ở Việt Nam, nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc là người đầu tiên phỏng dịch “Quốc tế ca” thành thơ lục bát và giới thiệu trên một số tờ báo vào năm 1927.

"Hỡi ai cực khổ đồng thời đứng lên!
Bất bình này chịu sao yên,
Phá cho tan nát một phen cho rồi!
Bao nhiêu áp bức trên đời,
Sạch sành sanh phá cho rồi mới tha!
Cuộc đời này đã đổi ra,
Xưa kia con ở nay là chủ ông!"

Khi Đảng cộng sản Đông Dương thành lập năm 1930, bài “Quốc tế ca” được bí mật phổ biến và sau đó được hát công khai trong những cuộc biểu tình. Các bản dịch khác nhau đã được các đồng chí đảng viên thống nhất, hoàn chỉnh lại như lời ca hiện nay.

Trong những năm đấu tranh cách mạng gian khổ, “Quốc tế ca” là nguồn an ủi, sự thúc giục góp phần giữ vững ý chí chiến đấu cho biết bao chiến sĩ cách mạng trung kiên. Bị giặc bắt, họ hát “Quốc tế ca”. Khi ra trước tòa án, khi ra pháp trường, “Quốc tế ca” vang lên một cách hiên ngang, bất khuất. Trong nhà tù, họ dạy nhau hát “Quốc tế ca” để giữ vững tinh thần. Khi mít-tinh, biểu tình, “Quốc tế ca” vang lên để tập hợp quần chúng đấu tranh.
“Quốc tế ca” là một tác phẩm âm nhạc phổ biến khắp thế giới. Âm nhạc và thơ ca ở đây không còn là nghệ thuật đơn thuần mà đã trở thành một vũ khí đấu tranh thực sự./.
Yêu nước ST.

KHÔNG PHẢI NGA, EU MỚI LÀ BÊN SẼ CHỊU NHIỀU THIỆT HẠI HƠN TRONG CUỘC CHIẾN TẠI UKRAINE


Trong cuộc chiến này, điều hiển nhiên là Ukraina sẽ chịu thiệt hại nặng nề nhất. Tuy nhiên, bên chịu thiệt hại nặng thứ hai không phải Nga mà chính là EU.

Vấn đề kinh tế, Nga là nguồn cung nhiên liệu hàng đầu cho EU. Điều này đặc biệt quan trọng vì khối EU chỉ tự chủ được 13% nhu cầu nhiên liệu, còn lại phải nhập khẩu. Ước tính, EU nhập từ Nga tới 40% lượng khí đốt và 30% lượng dầu mỏ tiêu thụ. Giải pháp là EU tăng tỉ trọng nhiên liệu từ các nguồn cung khác như Mỹ và Trung Đông, tuy nhiên, điều này sẽ đẩy giá nhiên liệu trong khối tăng cao, gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân.

Nga hiện là bạn hàng lớn thứ 5 của EU (sau Trung Quốc, Mỹ, Anh và Thuỵ Sĩ). Cũng cần phải hiểu là khi áp đặt trừng phạt lên một ai đó, cũng có nghĩa là EU tự trừng phạt mình bằng cách cắt quan hệ làm ăn với họ. Các lệnh trừng phạt của EU không chỉ khiến Nga mất nguồn thu mà cũng sẽ đẩy các doanh nghiệp của khối EU vào tình trạng khó khăn do mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Nga, như dầu thô, khí đốt, lúa mì, sắt, nhôm, nikel, bạch kim... là đầu vào cho các ngành công nghiệp của châu Âu. Cắt đứt quan hệ làm ăn với Nga sẽ làm gián đoạn chuỗi cung ứng, tăng giá thành sản phẩm, giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp châu Âu. Mỹ cũng tham gia trừng phạt Nga, tuy nhiên, những thiệt hại kinh tế của Mỹ có thể dễ dàng được bù đắp bằng việc tăng giá bán nhiên liệu cho chính châu Âu.

Vấn đề tài chính, việc loại "một số ngân hàng Nga" ra khỏi SWIFT thực ra là mất nhiều hơn được. Thứ nhất, thiệt hại của phía Nga sẽ là không lớn vì chỉ một số ngân hàng bị hạn chế. Thứ hai, trên thế giới đã và đang nổi lên những hệ thống thanh toán khác, cạnh tranh với SWIFT như CIPS của Trung Quốc và SPFS của Nga, Ấn Độ cũng đang muốn tự làm hệ thống cho riêng mình. Các ngân hàng Nga sẽ dễ dàng đổi sang một hệ thống khác, hoặc dùng song song các hệ thống. Thứ ba, việc được dùng để ép Nga cũng cho thấy SWIFT bị chi phối bởi các chính phủ phương Tây, do vậy sẽ thúc đẩy các ngân hàng trên thế giới chủ động tìm một giải pháp bổ sung - thay thế cho SWIFT. Nói cách khác, lệnh cấm này là một "món quà" cho những cường quốc như Nga - Trung - Ấn.

Vấn đề nhập cư, cuộc khủng hoảng ở Ukraina có thể khiến cho 30% dân số (như trường hợp Iraq) - tức khoảng 10 triệu người rời bỏ đất nước, ùn ùn kéo sang EU, gây ra mất an ninh trật tự, tạo gánh nặng khổng lồ cho công tác an sinh xã hội. Đó là chưa kể, Ukraina có thể biến thành là "trạm trung chuyển" người tị nạn từ Trung Đông và Châu Phi vào EU. Một cách mỉa mai, Mỹ và Anh, hai nước NATO rất nhiệt tình khiêu khích Nga, không tiếp giáp địa lý với lục địa châu Âu nên có thể dễ dàng kiểm soát cuộc khủng hoảng nhập cư này. Trong khi đó, EU với 4 nước giáp Ukraina, chưa kể Bulgaria cách 200km đường biển, không có cách nào ngăn chặn cuộc khủng hoảng này nếu cuộc chiến kéo dài.

Sự chia rẽ nội khối: trong cơn lên đồng vì Nga, EU dễ dàng tìm được sự đồng thuận của các thành viên. Tuy nhiên, sau khi mọi chuyện lắng xuống, những bất đồng trong khối sẽ trở nên trầm trọng hơn, do cộng hưởng bởi kinh tế lao đao và dịch bệnh và cấm vận, trong bối cảnh phải tăng cường chi tiêu quân sự, cộng thêm sự mất an ninh do nhập cư trái phép. Liệu Đức, Pháp, Ý và các nước Bắc Âu có tiếp tục cắn răng gánh các nước vùng Baltic, Balkan và Iberia nữa hay không? Những điều kiện khó khăn này có thể là điểm bắt lửa cho sự phân rã của EU, châm ngòi cho các cuộc xung đột tôn giáo - sắc tộc ở các nước vùng Balkan, các phong trào ly khai ở Tây Ban Nha hay xung đột với Anh về vấn đề Bắc Ireland.

Sự suy giảm các giá trị phương Tây: Trước hết, cần khẳng định rằng văn minh phương Tây hiện đang thống trị thế giới. Rất nhiều những định nghĩa vô hình của chúng ta trong cuộc sống, tỉ dụ như đàn ông cắt tóc ngắn, mặc vest, là bắt nguồn từ văn minh phương Tây. Có thể nói, văn minh phương Tây bao gồm những giá trị được toàn nhân loại coi là phổ quát. Tuy nhiên, song song với nó, là những cuộc đấu tranh không ngừng từ các nền văn minh lớn như Trung Hoa, Chính thống giáo, Hồi giáo, Ba Tư, chống lại sự áp đặt không có chọn lọc các tiêu chuẩn của Phương Tây lên nền văn hoá của mình. Ví dụ dễ thấy nhất là việc Ăn thịt tró ở Việt Nam. Phong trào chó-mèo quyền đến từ phương Tây, và được một bộ phận người dân Việt Nam mặc nhiên coi là tiêu chuẩn của văn minh, dẫu rằng mỗi nền văn hoá có những tiêu chuẩn riêng về thức ăn, và ngay ở chính Thuỵ Sĩ cũng đang rất thịnh hành món xúc xích thịt tró.

Cuộc chiến ở Ukraina đã làm lộ ra sự không phổ quát của các giá trị phương Tây. FIFA, một tổ chức về thể thao, dẫu cho có hẳn quy định riêng về phi chính trị, đã tự chà đạp lên các tiêu chuẩn mà chính mình rao giảng để áp đặt những lệnh cấm với ĐTQG và các CLB Nga. 

Ngay lập tức, điều này tạo nên sự phẫn nộ trên khắp thế giới. Một khán giả, cho dù không ủng hộ hành động của Nga, cũng không còn tin vào những giá trị đó nữa. Trên bình diện rộng hơn, người dân cũng nhận ra rằng những cuộc xung đột vẫn diễn ra hàng ngày trên thế giới, bệnh viện, trường học bị dính bom, hàng triệu người yếu thế bị ảnh hưởng, tuy nhiên, chẳng có lệnh cấm vận nào được ban ra cả, bởi những khu vực đó đâu phải đồng minh của NATO.

Nói một cách mỉa mai, truyền thông phương Tây đã thành công trong việc "satan hoá" Putin và nước Nga, "nạn nhân hoá" và "anh hùng hoá" Ukraina, từ đó định hướng thành công dư luận trong khối của họ, nhưng vô tình đã lộ rõ sự tiêu chuẩn kép của chính mình trên phạm vi toàn thế giới, họ cũng đang tự uống nước đường và tưởng tượng ra một "sự chiến thắng" của họ trước Nga. 

Nguồn: Tống Bá Duy

CHIẾN TRANH - NƠI THỬ THÁCH CAO NHẤT LÒNG YÊU NƯỚC!


Trong thời khắc lịch sử ngày 30/04/1975, giáo sư Trần Đại Nghĩa đã ghi trong cuốn sổ nhật ký một dòng ngắn gọn: “Đã hoàn thành nhiệm vụ” . Ông đã từ bỏ mức lương 20 lạng vàng 1 tháng để về Việt Nam theo cách mạng. Nếu ở lại Pháp, có lẽ ông đã sung sướng, giàu có như những bạn bè của ông ở lại trên đất nước ấy. Nhưng đổi lại, khi về Việt Nam, ông có một thứ quý giá hơn cả mọi thứ: đó là sự ghi nhận của nhân dân, đất nước, của lịch sử cho những đóng góp của ông cho Tổ quốc của mình!

Những lời của ông là tiếng nói cho cả một thế hệ đã hi sinh cả tuổi thanh xuân của mình, không màng mất mát để hướng tới ngày đất nước thống nhất, độc lập, giang sơn thu về một mối. Chiến tranh, hi sinh là điều không ai mong muốn, nhưng khi tổ quốc lâm nguy, hàng triệu người thanh niên đã không tiếc máu xương, chấp nhận hi sinh để giành lại nền độc lập, thống nhất. Ngàn người đã ngã xuống và triệu người lại tiếp tục đứng lên, không gì có thể ngăn cản được bước chân của người bộ đội Cụ Hồ, “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước - lòng vui phơi phới dậy tương lai.”

Sau thất bại tại chiến trường Việt Nam, Tướng De Castries - Chỉ huy trưởng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ khi về Pháp đã phải điều trần trước Ủy ban Điều tra của Bộ Quốc phòng Pháp đã thổn thức trong bất lực: “Người ta có thể đánh bại một đội quân, chứ không thể đánh bại được một dân tộc”. Neil Sheehan, một nhà báo/kí giả nổi tiếng người Mỹ sau khi trở về từ Chiến trường Việt Nam đã có bài đăng trên Tờ The New York Times số T10/1966, trong đó có đoạn: “Một đôi quân đánh thuê, dẫu có đông bao nhiêu, trang bị hiện đại bao nhiêu cũng sẽ thua quân đội Bắc Việt. Bởi vì, những người lính Bắc Việt ấy họ chiến đấu vì lý tưởng”. Suốt 30 năm trường chinh gian khổ (1945 - 1975), những người lính kiên cường ấy đã hành quân hàng chục kilomet trong đêm tối chỉ bằng sức của một bát cơm, đã sẵn sàng cống hiến cả đời người chỉ bằng vào niềm tin tất thắng.

Một nhà văn đã từng viết: “Chiến tranh - Nơi cao nhất thử lòng ta yêu đất nước”. Và Việt Nam chúng ta đã chứng minh cho cả thế giới hiểu thế nào là yêu nước.

Nguồn: Le Dung Anh 

XIN KÍNH CẨN NGHIÊNG MÌNH TRƯỚC SỰ HY SINH CỦA HÀNG TRIỆU ANH HÙNG LIỆT SĨ ĐỂ TẤT CẢ CHÚNG TA CÓ THỂ SỐNG AN BÌNH, VUI VẺ NGÀY HÔM NAY...

     Nhắc lại ý nghĩa to lớn của sự kiện lịch sử ngày 30/4/1975, GS.TS. NGND Đỗ Thanh Bình nhấn mạnh:
"Đại thắng mùa Xuân 1975 được đánh dấu bằng sự kiện 30/4 chấm dứt hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở miền Nam; giải phóng miền Nam, non sông thu về một mối. Đồng thời đã kết thúc vẻ vang cuộc chiến tranh giải phóng lâu dài nhất, khó khăn nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

Quá khứ đã khép lại, năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta với dấu mốc 30/4/1975 mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một trong những trang sử chói lọi nhất.

Không chỉ đối với Việt Nam, chiến thắng 30/4 còn là một sự kiện có tầm vóc quốc tế và ý nghĩa thời đại sâu sắc. Đến nay ý nghĩa lịch sử của Ngày 30/4 vẫn còn nguyên giá trị, nhất là trong bối cảnh "bình thường mới" hiện nay./.
Yêu nước ST.

 DẠY MÔN LỊCH SỬ TRONG BẬC HỌC PHỔ THÔNG LÀ ĐỂ NÂNG CAO NHÂN CÁCH, LÒNG YÊU NƯỚC


​Ngay từ thời phong kiến khi dạy người, ông cha ta đã rất coi trọng giáo dục môn Lịch sử. Thời kỳ đó, các nho sinh từ 6 tuổi trở lên đã phải ngày đêm đèn sách, gắng sức học cho thông kinh sử, bởi không thông sử thì khó mà đỗ đạt làm quan để phụng sự dân tộc, quản lý đất nước, sau nữa là rạng rỡ tổ tông. Sinh thời Cụ Nguyễn Sinh Sắc đã dạy Nguyễn Tất Thành thời còn niên thiếu nhiều kiến thức, nhưng nhiều nhất vẫn là những bài học về lịch sử, thông qua những trang sử nước nhà đã giúp người thanh niên Nguyễn Tất Thành sớm hun đúc lòng yêu nước và ý chí quyết tâm giải phóng dân tộc ra khỏi ách áp bức, cường quyền của bọn đế quốc, phong kiến. Thấm thía rõ điều ấy, ngay từ năm 1942 khi lãnh đạo Mặt trận Việt Minh và nhân dân Việt Nam chuẩn bị lực lượng cho cuộc tổng khởi nghĩa giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã soạn một tài liệu có tên: Lịch sử nước ta để tuyên truyền vận động nhân dân. Mở đầu tài liệu, Người viết: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Câu thơ dản dị ấy đã nói lên ý nghĩa và tầm quan trọng của lịch sử dân tộc đối với mỗi người dân đất Việt. Tất cả những giá trị lịch sử, văn hóa của người Việt Nam qua các thời kỳ dựng nước và giữ nước thường được đúc kết bằng những trang sử sách, đặc biệt là chủ nghĩa yêu nước và truyền thống chống ngoại xâm vô cùng kiên cường, bất khuất của dân tộc ta. Dạy lịch sử chính là dạy cho thế hệ trẻ Việt Nam biết làm người, giáo dục cho họ hiểu biết những phẩm giá, nhân cách con người Việt, góp phần nâng cao cái “phông” văn hóa cho học sinh, qua đó giúp cho các em hiểu biết quá khứ hào hùng của dân tộc và những giá trị của ngày hôm nay. Nếu chúng ta không dạy cho thế hệ trẻ môn Lịch sử, thì chẳng khác nào làm cho cuộc sống của họ như “cây không có gốc”, “suối không có nguồn”, khó có thể phát triển toàn diện và bền vững. Trong lễ kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (1966- 2011), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã khẳng định: “Sử học là ngành khoa học nền tảng hết sức quan trọng, không chỉ dừng lại ở quá khứ mà từ đó biết cả hiện tại và tương lai, phục vụ trực tiếp sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”.

​Nhìn xa ra quốc tế cũng chưa thấy quốc gia nào coi nhẹ dạy môn Lịch sử, thậm chí các quốc gia tiên tiến khi xét cấp quốc tịch họ đều bắt buộc thi 2 môn đó là Lịch sử và ngôn ngữ của quốc gia ấy.

Chúng ta đều biết, lịch sử xã hội loài người hay lịch sử của mỗi quốc gia, dân tộc là quá trình phát triển tự nhiên, biện chứng, trong đó chứa đựng rất nhiều sự kiện và nhân vật bi, hùng. Lịch sử là một kho tàng kinh nghiệm phong phú mà con người tích lũy được. Sử học, hay khoa học lịch sử là một trong những ngành khoa học xuất hiện sớm giúp cho con người nhận thức và cải tạo thế giới khách quan. Lịch sử sẽ giúp cho thế hệ hiện tại và tương lai tiếp cận chân lý một cách nhanh nhất và hành động một cách hiệu quả nhất. V.I.Lênin đã chỉ rõ: “Nghiên cứu lịch sử không phải chỉ với mục đích giải thích quá khứ mà còn cả ý nghĩa mạnh dạn tiên đoán tương lai và mạnh dạn kiến nghị thực hiện các tiên đoán đó”. Mặt khác, lịch sử sẽ giải thích cho mỗi người hiểu được mình sinh ra và lớn lên từ đâu với quá khứ như thế nào. Chúng ta không thể hình dung được sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người nếu bị tách ra khỏi quá khứ hoặc sống trong một quá khứ mịt mù. Khi bàn về điều này, Tổng thống nước Pháp Francois Miterand lãnh đạo đất nước từ năm1981 đến năm1995, đã nói rằng: Những kẻ không hiểu lịch sử dân tộc thì bơ vơ như những đứa trẻ mồ côi. Vì thế, Chính phủ thời Ông đã có nhiều biện pháp chấn hưng sử học nước Pháp, đẩy mạnh việc truyền bá và giáo dục lịch sử, coi dạy- học môn Lịch sử là một trong những môn học bắt buộc ở bậc học phổ thông. Vì “Sử học là thầy dạy của cuộc sống”.

Khi bước vào thời kỳ đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, để tiếp tục phát huy vai trò và tầm quan trọng các môn khoa học xã hội và nhân văn nói chung, môn Lịch sử nói riêng, Đảng ta đã có những nghị quyết định hướng và chỉ đạo dạy - học môn Lịch sử cho bậc học phổ thông. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII), tháng 12 năm 1996, đã đề ra yêu cầu ngành giáo dục phải “coi trọng các môn tiếng Việt, văn hóa và lịch sử dân tộc, địa lý Việt Nam”. Tiếp đó, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI (2011), đã chỉ rõ: “Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”. Như vậy, quan điểm, chủ trương của Đảng là nhất quán, định hướng rất rõ về giáo dục môn Lịch sử cho bậc học phổ thông, chúng ta không thể làm trái sự chỉ đạo và định hướng đó. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là đào tạo ra những con người có trí tuệ, bản lĩnh vững vàng và năng lực hành động sáng tạo. Suy nghĩ về vấn đề này, trong Điện chúc mừng Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam ngày 16/8/2012, Đại tướng Võ Nguyên Giáp có viết: “Giáo dục khoa học Lịch sử cho thế hệ trẻ Việt Nam là vấn đề vô cùng quan trọng đối với tương lai và sự trường tồn phát triển dân tộc”. Lời căn dặn đó đã thể hiện lòng mong muốn đầy tâm huyết của Đại tướng đối với tương lai của đất nước và dân tộc.

Với chiều dày lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã phải trải qua biết bao thăng trầm. Với những chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ... Kể cả những thất bại đau xót trong công cuộc giữ nước của An Dương Vương thời quốc gia Âu Lạc, Hồ Quý Ly đầu thế kỷ XV và Triều Nguyễn nửa cuối thế kỷ XIX, luôn là một kho tư liệu sinh động chứa đựng những bài học, kinh nghiệm bi, hùng về công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, cần phải được truyền bá, giáo dục cho thế hệ trẻ hôm nay để họ tự hào với những chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta, đồng thời nhắc nhở họ luôn nêu cao ý thức cảnh giác cách mạng, phục vụ trực tiếp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cũng trong lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng đó, dân tộc ta đã phải trải qua hàng chục cuộc chiến tranh chống xâm lược với các thế lực phong kiến, đế quốc khác nhau, mà dài nhất là hơn một ngàn năm đấu tranh chống sự đô hộ của các tập đoàn phong kiến phương Bắc. Tất cả các thế lực xâm lược nước ta đều đã dùng trăm phương, nghìn kế để xóa bỏ lịch sử và văn hóa dân tộc ta, hòng để đồng hóa dân tộc nhưng chúng đều thất bại. Điều đó nói lên việc xóa bỏ lịch sử dân tộc là một trong những thủ đoạn vô cùng thâm độc, xảo quyệt của các thế lực phong kiến, đế quốc khi xâm lược nước ta và các thế lực phản động ngày nay. Âm mưu của chúng là muốn xâm chiếm, thôn tính, thống trị nước ta lâu dài. Mặt khác, cuộc cách mạng khoa học- công nghệ hiện nay, nhất là công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ, với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, các thế lực thù địch đang lợi dụng các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là internet, thông qua các trang mạng xã hội như: facebook, youtube, twite; trang web hay blog…để tuyền truyền, xuyên tạc, bôi đen, bóp méo lịch sử dân tộc, phủ nhận những giá trị của những sự kiện, nhân vật lịch sử đích thực trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng. Thủ đoạn của chúng là triệt để khai thác, cắt xén, nhào nặn những thông tin sai sự thật, không được kiểm chứng, làm cho thật- giả lẫn lộn, tạo ra sự tò mò, hoài nghi trong dư luận. Đối tượng chủ yếu mà chúng nhắm đến là thế hệ trẻ. Vì vậy, giáo dục lịch sử dân tộc ở bậc học phổ thông lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Nếu như môn lịch sử không được đối xử và lựa chọn đúng với vị trí, vai trò của nó, không trở thành môn học bắt buộc cho học sinh trung học phổ thông thì rất nguy hại cho quốc gia, dân tộc, vô tình tiếp tay cho kẻ thù.

Hiện nay, tình hình chính trị- an ninh thế giới đang thay đổi nhanh chóng, diễn biến hết sức phức tạp. Tình trạng xâm phạm chủ quyền quốc gia, tranh chấp lãnh thổ tài nguyên, xung đột sắc tộc, tôn giáo, can thiệp lật đổ, khủng bố, chiến tranh mạng, chiến tranh cục bộ… tiếp tục diễn ra gay gắt ở nhiều khu vực. Cộng đồng quốc tế phải đối phó ngày càng quyết liệt hơn với các thách thức an ninh phi truyền thống, đặc biệt là an ninh mạng và các hình thái chiến tranh kiểu mới.

​Đối với Việt Nam, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền biển, đảo đang đặt ra ngày càng nặng nề và phức tạp hơn, chủ quyền đất nước đang bị đe doạ. Nếu chúng ta không có sự giáo dục đúng mức thì nhiều thế hệ người Việt không thể hiểu biết đầy đủ về lịch sử chủ quyền quốc gia. Thế hệ trẻ lớn lên qua nền giáo dục phổ thông mà không nắm chắc hiểu rõ lịch sử dân tộc, không có niềm tin dân tộc, không kế thừa các truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc thì làm sao có thể yêu nước và bảo vệ đất nước một cách chân chính nhất.

​Để môn lịch sử là môn học chính khóa, bắt buộc ở bậc học phổ thông nước ta hiện nay, chúng ta cần phải làm tốt những vấn đề chủ yếu sau:

Bộ Giáo dục và Đào tạo cần chỉnh sửa lại Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông mới, đưa môn Lịch sử về đúng với vị trí, vai trò của nó, xác định lịch sử là môn học chính khóa, bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông nước ta. Tiếp tục làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc dạy - học môn Lịch sử, không coi đó là môn học tự chọn. Làm như vậy mới nêu cao vai trò, chức năng của cơ quan quản lý Nhà nước, nêu cao trách nhiệm của người dạy và người học. Nếu môn Lịch sử không phải là môn học chính, bắt buộc ở bậc học phổ thông thì sẽ dẫn đến buông lỏng quản lý môn học này, làm cho đội ngũ người thầy không muốn dạy môn Lịch sử và học sinh cũng không muốn học môn Lịch sử và khi đó thì lịch sử dân tộc sẽ ra sao? Ai là người chịu trách nhiệm cả tiền nhân và hậu thế về sự thật lịch sử này? Đến một lúc nào đó chính thế hệ được giáo dục bằng Dự thảo chương trình này sẽ quay lưng lại với tổ tiên và ông cha ta, sẽ quay lưng lại với quốc gia, dân tộc. Đó sẽ là hậu quả khôn lường.

Biên soạn lại bộ sách giáo khoa lịch sử phổ thông với phương pháp tư duy khoa học, bằng cách khái quát các sự kiện lịch sử thành những mốc lớn sao cho dễ nhớ, dễ hiểu, trọng tâm là đi sâu khai thác làm rõ ý nghĩa của các sự kiện lịch sử thành các bài học để bồi dưỡng nhân cách, kích thích tinh thần yêu nước, yêu quê hương cho học sinh phổ thông, giúp cho các em hiểu và nắm vững các sự kiện trọng đại của đất nước, đặc biệt là cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước cho đến ngày nay.

Đổi mới phương pháp dạy- học môn Lịch sử và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy môn Lịch sử cho ngang tầm với yêu cầu mới. Dạy - học môn Lịch sử không nên theo kiểu thuộc lòng các sự kiện đã diễn ra (tất nhiên là cần nhớ chính xác một số sự kiện trọng đại của đất nước). Điều quan trọng là người thầy cần giúp cho các em học sinh hiểu và đánh giá đúng ý nghĩa và giá trị của các sự kiện lịch sử đối với tiến trình phát triển của một đất nước, một dân tộc. Dẫn dắt các em vào lịch sử dân tộc và thế giới, càng vào sâu càng hấp dẫn và khám phá điều mới lạ, vô cùng cần thiết cho con đường đi lên, con đường sống của các em. Đối với người Việt Nam, đó là các sự kiện liên quan đến công cuộc đấu tranh bảo vệ và giữ gìn nền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và công cuộc đổi mới xây dựng Tổ quốc. Làm cho học sinh khi học môn Lịch sử, phải hiểu rõ giá trị các sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc, từ đó các em sẽ tự hào với truyền thống của dân tộc, có ý thức trách nhiệm với tương lai, tiền đồ của đất nước. Dạy - học môn Lịch sử chính là trang bị cho các em những kiến thức xã hội cần thiết để bước vào đời được vững vàng và chững chạc hơn. Qua đó gây cho các em cảm hứng, thích thú, nhớ lâu và càng muốn học môn Lịch sử để hiểu sâu thêm về đất nước, con người Việt Nam. Bên cạnh đó, Nhà nước cần quan tâm nhiều hơn đối với đội ngũ giáo viên dạy sử, chú ý cải thiện điều kiện làm việc của họ, có chính sách đãi ngộ hợp lý để họ không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng giảng dạy môn Lịch sử, phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


ĐAU VÀ NHỤC CHO NGUYỄN HƯNG QUỐC!

     Đọc bài Nhìn Ukraine ngẫm chuyện ta: “Đau và nhục” (Chân Trời Mới Media ngày 26/4), đau và nhục cho ai chưa thấy đâu, chỉ thấy đau và nhục thay cho Nguyễn Hưng Quốc – tác giả bài viết.

- Đau và nhục cho Nguyễn Hưng Quốc, vì trong bài, liền sau đề cao “Người Ukraine sẵn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ độc lập. Họ được cả thế giới kính trọng”, Nguyễn Hưng Quốc đã cả gan hạ câu hỏi miệt thị: “Còn người Việt Nam?”.

Với câu hỏi đó, ai cũng có quyền nghi ngờ kiến thức lịch sử của Nguyễn Hưng Quốc, người đang ngất ngưởng học vị tiến sĩ, hàm giáo sư giảng dạy ngôn ngữ, văn học, văn hóa và chiến tranh Việt Nam tại Đại học Victoria xứ Úc châu, kiêm nhà bỉnh bút (giữ chuyên mục) của VOA – Hoa Kỳ. Nếu không thế, Nguyễn Hưng Quốc phải biết, xét về “sẵn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ độc lập”, Việt Nam là dân tộc phải được tôn vinh bậc nhất, đến kẻ thù cũng thừa nhận. Ngoại trưởng Mỹ, ông Henry Kissinger, trong chuyến thăm Việt Nam năm 1973, khi tới Bảo tàng Hà Nội, nghe thông dịch bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt, đã phải lặng người, thốt lên: “Nội dung bài thơ này cũng là điều khoản 1 khẳng định độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam của Hiệp định Paris”. Cũng nhà ngoại giao cáo già này, trong cuộc gặp tại nhà riêng với tổng thống Mỹ Trump (năm 2018), đã khẳng định: “Việt Nam là một dân tộc đặc biệt. Họ (Việt Nam) là một dân tộc nhỏ bé, nghèo nàn nhưng lại có một lịch sử chiến đấu chống ngoại xâm mà bất kể một dân tộc nào trên thế giới cũng chưa từng phải trải qua – kiên cường, bất khuất, thông minh, chịu đựng, cần cù, gan dạ, anh dũng, nhân đạo và thân thiện là tất cả những gì đều có ở dân tộc này”.

- Đau và nhục cho Nguyễn Hưng Quốc, vì sau câu hỏi đó, ông ta khoe rằng, mình đã nói chuyện với nhiều trí thức từ Việt Nam sang Úc công tác hay du lịch, “thấy hầu như ai cũng biết rất rõ nguy cơ xâm lấn của Trung Quốc. Trung Quốc không phải chỉ xâm lấn biển đảo mà còn mua chuộc và khuynh loát cả bộ máy quyền lực của Việt Nam…” (?).

Nghiên cứu khoa học, vậy mà Nguyễn Hưng Quốc ăn nói hồ đồ, tùy tiện như… vô học. Không đưa ra một bằng chứng nào của cái gọi là “mua chuộc và khuynh loát…” (?) trong nhận định của mình, ngược lại, ông ta chỉ nói lấy được, phụ họa theo luận điệu xuyên tạc và cũ rích của các phần tử bất hảo.

-  Đau và nhục cho Nguyễn Hưng Quốc, khi ông ta viết: “…hầu như tất cả các trí thức tôi gặp đều có một thái độ rất giống nhau: Phải chấp nhận chứ không thể làm cách gì khác được. Theo họ, Trung Quốc bây giờ quá giàu và quá mạnh, Việt Nam không phải là đối thủ của họ. Chống họ, chỉ phí sức. Chắc chắn sẽ bị họ nghiền nát thôi. (…) Định mệnh đã được an bài. Có lẽ trong lịch sử Việt Nam, chưa bao giờ người Việt Nam lại yếu đuối đến như vậy. Chưa bao giờ chủ nghĩa đầu hàng lại phát triển đến như vậy”.

Nguyễn Hưng Quốc hèn thì cứ nhận là hèn, đừng tự tiện đổ cho trí thức nước nhà kẻo có ngày bị họ… vả vào miệng. Phẫn nộ nhưng cũng không thể không nực cười. Giảng dạy chiến tranh Việt Nam bậc đại học, vậy mà Nguyễn Hưng Quốc mù tịt một sự thật lịch sử: gần như mọi cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, kẻ thù của Việt Nam đều mạnh và giàu hơn gấp bội. Nhưng với ý chí quật cường, truyền thống đoàn kết, sức mạnh chính nghĩa, Việt Nam không chỉ dám chiến đấu mà còn chiến thắng oanh liệt. Ba lần chiến thắng quân Nguyên-Mông (thế kỷ 13); chiến thắng thực dân Pháp, phát xít Nhật và đế quốc Mỹ trong thế kỷ 20, là những thí dụ điển hình.
Theo đuổi tư tưởng Đại Hán, Trung Quốc xưa và nay, gần như chưa bao giờ từ bỏ dã tâm thôn tính Việt Nam. Trong lịch sử, họ từng xâm lược Việt Nam ít nhất 16 lần, nhưng đều thất bại thảm hại, trong đó, gần nhất là cuộc chiến xâm lược Việt Nam tháng 2/1979. Mà không thất bại sao được trước quyết tâm, tinh thần quật cường của một dân tộc từng sinh ra những bậc hào kiệt lẫy lừng gắn với những câu nói khí phách và bất hủ: “Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng” (Trần Quốc Tuấn, đời nhà Trần); “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc” (Trần Bình Trọng, đời nhà Trần); “Đánh cho để dài tóc/ Đánh cho để đen răng/ Đánh cho nó chích luân bất phản/ Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn/ Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ!” (Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ, năm 1788); “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” (Hồ Chí Minh, năm 1966)…

Nếu hung tàn mà thắng đại nghĩa; nếu chân lý thua cường quyền; nếu tự thua ngay trước kẻ địch mạnh, thì nước Việt đã mất tên, dân tộc Việt Nam đã bị hòa tan từ lâu rồi, còn đâu nữa tới ngày nay để những người như Nguyễn Hưng Quốc giả vờ xót xa, ai oán?
Đau và nhục cho Nguyễn Hưng Quốc!


Yêu nước ST.

KHÔNG PHẢI AI CŨNG CÓ MAY MẮN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN KHUNG CẢNH NƯỚC NHÀ THỐNG NHẤT!

         Họ chiến đấu vì điều gì? Vì ngày Tổ quốc thu về một mối. Nhưng không phải người nào cũng có may mắn được chứng kiến khoảnh khắc ấy. 

Những ngày cuối cuộc chiến, tại trại Davids - một trại lính của những cuộc đàm phán bốn bên gần Tân Sơn Nhất, có hàng trăm cán bộ, chiến sĩ của hai phái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (CHMNVN) đồn trú. Tướng Cao Văn Viên của VNCH muốn giữ những người này làm con tim để ra yêu sách cho quân Giải phóng không tiến vào Sài Gòn, nếu nghiêm trọng hơn, có thể cho xe tăng và hơi độc thủ tiêu. Nhưng hàng trăm chiến sĩ của phía ta đã chuẩn bị sẵn sàng phương án chiến đấu đến hơi thở cuối cùng…

“Nhân dân Việt Nam đã chờ ngày này lâu lắm rồi, không thể trì hoãn lâu hơn được nữa. Toàn thể chiến sĩ hai phái đoàn sẵn sàng chiến đấu và hy sinh! Không được để anh em bận tâm, hãy để các anh em tiến thẳng vào Sài Gòn”

Đêm 29, rạng sáng 30, một đơn vị đặc công phía ta tấn công đồn bốt Ký Thú Ôn - một địa điểm tiến vào Sài Gòn từ phía Nam. Nhiệm vụ không thành công, phần lớn trung đội hy sinh gần hết. Rạng sáng hôm sau, nơi này thất thủ bởi quân chủ lực của chúng ta. Một chiến sĩ còn lại từ từ trung đội đặc công nói với đoàn quân đến sau: “Cám ơn các anh, thật buồn vì nhiều đồng chí của chúng tôi không đi cùng các anh vào trung tâm được”...

Trước khi tấn công Trà Vinh, chiến sĩ Nguyễn Văn Tuân đã làm “quảng ca” cho đoàn quân, bắt nhịp hát bài: “Thề quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Anh Tuân được giao nhiệm vụ cầm cờ, một nhiệm vụ rất quan trọng, vừa vinh hạnh nhưng cũng là mục tiêu đầu tiên bị nhắm đến. Trà Vinh sạch bóng quân thù, nhưng anh Tuân phải nằm lại vĩnh viễn ở khoảnh khắc ngay trước khi lá cờ được cắm tại Trà Vinh - 11 giờ ngày 30/4/1975.

“Tuân lúc đó mới 22 tuổi, gia đình nhiều lần thúc giục chuyện vợ con nhưng Tuân chưa chịu với lý do còn chiến tranh, không biết mình hi sinh lúc nào, sợ làm khổ người ở lại… Nó định sau chiến tranh sẽ tính, nhưng thật tiếc vì nó không được ngắm nhìn thời khắc quê hương của nó được giải phóng. Dự định ấy mãi mãi là dự định…” - đồng đội anh kể lại bùi ngùi.

Cầu Rạch Chiếc là chiếc cầu huyết mạch ở cửa vào Sài Gòn. Trong 3 ngày từ 27 đến 30/04, đặc công ta và địch đã chiến đấu quyết liệt để chiếm quyền kiểm soát cây cầu này. Đây là trận đánh lớn cuối cùng của quân ta trước ngày giải phóng. Đơn vị chiến đấu đã làm lễ truy điệu sớm cùng mong ước khát khao được tiến vào Dinh Độc Lập… Nhưng 52 chiến sĩ đặc công của chúng ta đã hy sinh tại Rạch Chiếc, tuy họ không được tiến vào Dinh Độc Lập, nhưng đồng đội của họ đã thay họ làm việc đó… 

Người này ngã xuống thì có người khác đứng lên. Ước mơ luôn được viết tiếp và không bao giờ ngừng lại...!

Nhắc về 30/04, phần đông chúng ta sẽ biết đến khung cảnh húc cổng Dinh Độc Lập, một số khác nghĩ về đoàn người nô nức kéo nhau chờ đón đoàn quân Giải phóng hoặc về hình ảnh lá cờ được phất vào thời khắc 11h30... Nhưng bên cạnh những hình ảnh chiến thắng đó, còn là những sự hy sinh anh hùng trong những khoảnh khắc sau cuối…

Nhớ lại khoảnh khắc cuối cùng của Mùi Cỏ Cháy, bốn chàng sinh viên chơi thân với nhau, cùng mong muốn chiến đấu, cùng khát khao chờ ngày Thống Nhất để chụp bức ảnh ăn mừng. Nhưng sau đó, chỉ còn một người còn sống… 

"Giữ cẩn thận, sau này cho con cháu chúng nó biết, chúng ta đã đi qua cuộc chiến này như thế nào nhá"...

Cám ơn các anh, những người đã sống trọn vẹn cho Tổ Quốc!
Môi Trường ST.

“RÁC CHÍNH TRỊ” CHỈ CÓ XUẤT CHỨ KHÔNG NHẬP LẠI!

         Xem video của luật sư Hoàng Duy Hùng trên Phố Bossa tivi, nói về "Mụ Nấm" Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. 
Quỳnh than thở rằng: nếu có cơ hội chọn lựa, Quỳnh sẽ xin được ở lại Việt Nam.
Cho sáng mắt ra, kiếm được miếng ăn ở xứ người đâu có dễ, bày đặt đấu tranh nhân quyền. Ai cho về mà về!?
Luật sư Hoàng Duy Hùng khuyên cũng có lý, thôi thì cứ chịu khó kiếm việc làm, cạo móng, làm neo gì đó, kiếm cơm nuôi mẹ già với 2 đứa con, xong rồi lúc nào về già chống gậy như mấy cụ ở bển… đấu tranh…
Chính sách của Việt Nam nếu bị trục xuất hoặc tước quốc tịch thì làm gì có cửa trở về. Cứ chịu khó làm ăn, rồi hẵng nghĩ những cái chuyện xa xôi.
Kết cục chả tốt đẹp gì cho những kẻ như Quỳnh, vậy mà ở trong nước vẫn có kẻ nuôi mộng ảo tưởng. Gần đây nhất là có một số đang tiếp tục vào "kho" muốn trở thành tù nhân lương tâm, hay nói cách khác là muốn trở thành một loại rác thải chính trị của Việt Nam, xuất khẩu bằng đường chính ngạch
qua bên bển.
Một kết cục mà không phải kẻ lạc loài nào cũng nhìn thấy trước, và khi Việt Nam đã xuất khẩu "rác chính trị" thì sẽ không cho nhập lại, vì rác này làm dơ bẩn đất nước./.
Môi Trường ST.

Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2022

 ❌LẬT TẨY CHIÊU BÀI “YÊU NƯỚC”.


Âm mưu, thủ đoạn của thế lực thù địch là xuyên tạc, bóp méo các sự kiện chính trị, lợi dụng các vụ việc phức tạp, nhạy cảm, các sự kiện chính trị quan trọng liên quan đến các vấn đề phân định biên giới, lãnh thổ, tranh chấp Biển Đông, ô nhiễm môi trường, hay những vấn đề liên quan đến công tác cứu trợ bão lụt, công tác phòng chống COVID-19. Chúng tung tin thất thiệt trên các trang mạng xã hội gây hoang mang trong dư luận, tạo nên sự hiểu nhầm của người dân, sự hoài nghi vào cấp ủy, chính quyền các cấp. Một trong những thủ đoạn của chúng là sử dụng chiêu bài “Yêu nước” để xúi dục lôi kéo những phần tử chống đối, manh động, những quần chúng thiếu tỉnh táo nhằm phục vụ cho mục đích phá hoại của chúng.


Trên mặt trận Chính trị ngoại giao:


Quan điểm đường lối của Đảng rõ ràng, đối tượng, đối tác chiến lược của ta công khai minh bạch. Vị thế đất nước ta ngày càng được đánh giá cao trên trường quốc tế, vì sao các thế lực chống đối sao không sử dụng các phương tiện thông tin và mạng lưới của họ để tuyên tuyền chủ trương đường lối của Đảng đến với bạn bè quốc tế mà lại thường xuyên, xuyên tạc bóp méo sự thật, phá hoại đường lối ngoại giao đúng đắn của đảng và nhà nước, hành động đó là “Yêu nước” hay “Phá hoại đất nước”?.


Về vấn đề phân định biên giới, lãnh thổ, tranh chấp Biển Đông:


Chủ trương đường lối của Đảng về độc lập dân tộc, về Quốc phòng an ninh rất đầy đủ và nhất quán. Kết quả cho thấy độc lập dân tộc được khẳng định và giữ vững, thông qua đối thoại hòa bình và công ước quốc tế về luật biển năm 1982 chúng ta kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng với những hành động xâm phạm quyền tài phán, và an ninh quốc gia trên biển, vùng đặc quyền kinh tế, các điểm đảo chúng ta đang quản lý đều được bảo vệ toàn vẹn. Trong khi đó các thế lực thù địch lại lợi dụng những hình ảnh về vũ khí trang bị hiện đại trên mạng, để phóng đại tiềm lực quân sự Việt Nam, dùng những lời lẽ kích động, những tuyên bố trái với chủ trương hòa bình, xúi dục giải quyết tranh chấp bằng vũ lực. Nếu một cuộc chiến tranh bằng vũ lực nổ ra, những ai là người chịu sự tác động nặng nề nhất do chiến tranh mang lại? Đối tượng vẫn rêu rao là “Yêu nước” lúc này ở đâu?. Và sẽ làm gì để kết thúc chiến tranh, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ?. Xúi dục, mong muốn cho đất nước có chiến tranh phải chăng là “Yêu nước”?.


Thời gian qua và hiện tại toàn đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị của ta đang vào cuộc thực hiện công tác phòng chống COVID-19; Trong khi đó chúng đứng ngoài công kích phá hoại; chúng lợi dụng những khó khăn trước mắt của những người dân vùng dịch, những sai sót không đáng có của một số ít cán bộ làm nhiệm vụ chống dịch để đả phá chủ trương biện pháp chống dịch của nhà nước, xúi dục nhân dân vùng dịch bất tuân chính sách …. Chúng bỏ ra một chút ít vật chất gọi là “hỗ trợ đồng bào khó khăn” nhằm tranh thủ lôi kéo sự ủng hộ, mở mang lực lượng; Thử hỏi với số tiền ủng hộ cỏn con ấy liệu có giúp ích gì cho công cuộc chống dịch như chống giặc của nhân dân ta?. Xúi dục chống phá đường lối, kích động gây mất ổn địch phải chăng là “Yêu nước”?. Giả sử có bạo động biểu tình nổ ra, lợi ích sẽ thuộc về nhân dân lao động, về đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước hay thuộc về những kẻ ném đá giấu tay, những kẻ đi ngược lại quyền và lợi ích chính đáng của dân tộc?.


Qua một số minh chứng rõ ràng trên, chúng ta cần hết sức tỉnh táo, đấu tranh không khoan nhượng và cảnh giác với ngôn từ “Yêu nước”? của kẻ thù, tránh sập bẫy, mắc mưu tiếp tay cho chúng để phá hoại đất nước./.



LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA (NGÀY 02/5/1959): “Đảng và Chính phủ lúc nào cũng chú ý đến đồng bào vùng cao và càng ngày càng hết sức chú ý giúp đỡ đồng bào nhiều hơn nữa”. Đó là lời khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại buổi nói chuyện với Đoàn đại biểu các dân tộc ít người về dự lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động, ngày 01 tháng 5 năm 1959 tại Thủ đô Hà Nội.

Đây là giai đoạn miền Bắc đang đẩy mạnh phong trào tổ đổi công, tiến dần lên hợp tác xã; trong đó, đồng bào các dân tộc ít người là lực lượng chủ yếu trong phát triển phong trào ở miền núi. Lời khẳng định của Bác thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Chính phủ trong thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, nhất là đoàn kết với đồng bào các dân tộc ít người và trách nhiệm của Đảng, Chính phủ đối với việc thực hiện chính sách đó, góp phần cải thiện và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào ở vùng cao.

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng, Nhà nước đã quan tâm với việc ban hành nhiều chủ trương, chính sách lớn đối với đồng bào vùng cao, vùng dân tộc ít người; trong đó: Chú trọng phát triển kinh tế phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể từng vùng, đảm bào cho đồng bào các dân tộc phát huy thế mạnh của địa phương, làm giàu cho mình và cho xã hội; ưu tiên phát triển giáo dục, coi trọng việc đào tạo cán bộ và đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số; tôn trọng và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc...

Học tập và làm theo lời Bác dạy, Quân đội đã thường xuyên quan tâm làm tốt công tác đào tạo, tuyển dụng con em các đồng bào dân tộc ít người với việc mở các lớp đào tạo thiếu sinh quân tạo điều kiện thuận lợi cho con em đồng bào học tập và công tác trong quân đội. Các đơn vị có bộ đội với nhiều dân tộc khác nhau, luôn lãnh đạo tốt việc xây dựng mối đoàn kết, gắn bó giữa cán bộ, chiến sĩ người kinh với người dân tộc; làm tốt công tác phân loại đối tượng huấn luyện, giáo dục để nâng cao chất lượng huấn luyện đối với bộ đội là con em dân tộc ít người. Đặc biệt, thực hiện chức năng đội quân công tác, các đơn vị quân đội luôn chủ động phối hợp tốt với cấp uỷ, chính quyền, các đoàn thể địa phương vùng cao, vùng sâu, vùng xa làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước; tích cực tham gia triển khai các chương trình, dự án xây dựng đơn vị kinh tế quốc phòng, gắn với phát triển kinh tế - xã hội ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; đẩy mạnh phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, cuộc vận động “Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới, hải đảo”, chương trình “Bò giống giúp người nghèo biên giới”, chương trình “Nâng bước em tới trường”, “Tết Biên phòng, ấm lòng dân bản”... góp phần xóa đói, giảm nghèo, chăm sóc sức khoẻ, nâng cao đời sống cho đồng bào, củng cố, xây dựng thế trận lòng dân vững chắc, thế trận quốc phòng toàn dân góp phần quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, thực hiện điều mong muốn của Người “đưa miền núi tiến kịp miền xuôi”./.


 ĐẠI TƯỚNG VĂN TIẾN DŨNG- NHÀ QUÂN SỰ XUẤT SẮC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM 

 

Cả cuộc đời gắn bó với sự nghiệp cách mạng của Đảng và quân đội, Đại tướng Văn Tiến Dũng đã trở thành nhà quân sự chiến lược có uy tín lớn của quân đội Việt Nam. Ông là một trong những vị tướng chỉ huy xuất sắc, nhà lãnh đạo đầy tinh thần cách mạng tiến công, đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của chiến tranh dân dân ta qua các cuộc kháng chiến và đối với nền khoa học nghệ thuật quân sự cách mạng Việt Nam.


Không chỉ là nhà tham mưu chiến lược tài ba, ông còn là nhà hoạch định chiến lược xuất sắc cả trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, quân đội nhân dân, củng cố nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, trên cương vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Bí thư thứ nhất rồi Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, Đại tướng Văn Tiến Dũng đã có những cống hiến to lớn trong chỉ đạo tổ chức củng cố vùng giải phóng, khắc phục hậu quả chiến tranh và triển khai tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, trọng tâm là xây dựng quân đội chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu, tăng cường khả năng phòng thủ đất nước, làm thất bại thủ đoạn chiến tranh phá hoại nhiều mặt của các thế lực thù địch; củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.


Điều đặc biệt ở Đại tướng Văn Tiến Dũng là mặc dù không được đào tạo qua trường lớp quân sự chính quy nào, nhưng với phẩm chất và nhất là tư duy, sự học tập và trải nghiệm qua thực tiễn, từ cuộc vận động giải phóng dân tộc đến hành trình của các cuộc chiến tranh bảo vệ độc lập, thống nhất Tổ quốc, ông đã trở thành một vị tướng tài ba, mưu lược, nhà quân sự xuất sắc của dân tộc Việt Nam. Ông được giới nghiên cứu khoa học quân sự đánh giá là một trong những vị tướng danh tiếng của dân tộc Việt Nam, trong thời đại Hồ Chí Minh.


Đánh giá về công lao đóng góp và tài thao lược của Đại tướng Văn Tiến Dũng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: đó là “một vị tướng có tinh thần quyết thắng lớn và tài thao lược xuất chúng, một người cộng sản kiên cường, bất khuất đã cống hiến cả cuộc đời cho lý tưởng của Đảng, cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.


Mỹ tìm ra cách viện trợ Ukraine mà 'không phải tự bỏ tiền'

 Baoquocte.vn. Mỹ đang hướng đến bổ sung các điều khoản vào dự luật viện trợ để thu giữ tài sản của Nga, thanh lý chúng và chuyển tiền cho Ukraine. Ngày 1/5, lãnh đạo phe Dân chủ chiếm đa số tại Thượng viện Mỹ Chuck Schumer cho biết ông sẽ bổ sung các điều khoản vào gói viện trợ cho Ukraine trị giá 33 tỷ USD, để cho phép Mỹ tịch thu tài sản của các tài phiệt Nga và chuyển trực tiếp cho Ukraine số tiền thu được từ việc bán các tài sản này. 

Phát biểu họp báo tại thành phố New York, ông Schumer nói: 'Ukraine cần tất cả sự giúp đỡ mà họ có thể nhận được, cùng lúc đó, chúng tôi cần tất cả các tài sản mà chúng tôi có thể tập hợp được để cung cấp cho Ukraine những khoản viện trợ cần thiết'.

Theo ông Schumer, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã đề nghị các nhà lập pháp bổ sung các điều khoản vào dự luật viện trợ để giúp họ thu giữ tài sản của Nga, thanh lý chúng và chuyển tiền cho Ukraine.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki ngày 29/4 cho biết, Chính phủ Mỹ chỉ còn 250 triệu USD tiền viện trợ cho Ukraine, và đang yêu cầu Quốc hội phê duyệt khoản viện trợ mới trị giá 33 tỷ USD càng sớm càng tốt.

Trước đó, Tổng thống Biden ngày 28/4 đã yêu cầu Quốc hội Mỹ thông qua khoản viện trợ trị giá 33 tỷ USD cho Kiev, trong một động thái đánh dấu sự tăng cường tài trợ một cách mạnh mẽ của Mỹ dành cho Ukraine, hơn 2 tháng sau khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại nước này.

Khoản viện trợ khổng lồ trên, mà các nhà lập pháp Mỹ muốn nhanh chóng thông qua, sẽ được sử dụng để cung cấp vũ khí, đạn dược và các hỗ trợ quân sự khác, 

cũng như viện trợ kinh tế và nhân đạo trực tiếp cho Ukraine.

Son PB



KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC CÂU NÓI “TRIỆU NGƯỜI VUI, TRIỆU NGƯỜI BUỒN” CỦA CỐ THỦ TƯỚNG VÕ VĂN KIỆT!

     Trong những ngày của tháng Tư lịch sử, cả nước hân hoan kỷ niệm 47 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước thì một số người đang cố tình xuyên tạc những phát biểu của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Họ cắt xén một câu nói “triệu người vui, triệu người buồn” trong bài trả lời phỏng vấn của Báo Quốc tế (nay là báo Thế giới và Việt Nam), được in ngày 30/3/2005. Lấy câu nói nay để tự suy diễn theo ý chủ quan của một người hoặc một nhóm người. Đúng ngày 30/4, trên Facebook các nhân, nhiều người khác đã lấy câu nói “triệu người vui, triệu người buồn” để xuyên tạc rằng: đó là cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn, nên bỏ cum từ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước bằng “ngày hòa bình”, ngày “thống nhất” hay ngày “kết thúc chiến tranh”…Bản chất của vấn đề này thực ra là mưu kế thâm độc của các thế lực thù địch, hòng xem nhẹ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, xóa nhòa chiến công, đánh đồng giữa ta và địch…Xin có đôi lời như sau:

I: BỐI CẢNH RA ĐỜI CỦA BÀI “NHỮNG ĐỒI HỎI MỚI CỦA THỜI CUỘC”:

Xin được trích lời của ông Ông Nguyễn Vĩnh, nguyên Tổng Biên tập báo Quốc Tế: “Cuối năm 2004, anh em nghiên cứu chính sách đối ngoại bên ngoại giao và báo Quốc Tế được gặp ông Võ Văn Kiệt nhằm trao đổi một số vấn đề đối ngoại. Sau buổi gặp, một phó tổng biên tập được phân công chấp bút, lựa những điều ông Kiệt trăn trở và tâm đắc nhất để soạn lại thành một bài viết dạng phỏng vấn. Hướng nhắm tới là cột mốc quan trọng năm 2005: 30 năm ngày giải phóng miền Nam, rất thích hợp để phát đi một tín hiệu đối ngoại quan trọng từ một nhân vật nguyên là lãnh đạo cấp cao. Bài được gửi xin ý kiến và được nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đồng ý cho đăng với kế hoạch thời gian sẽ đăng Quốc Tế số tết Ất Dậu 2005”.

II: NỘI DUNG CỦA BÀI BÁO:

Bài báo hay ở nội dung và tư tưởng. Ngay mở đầu bài viết, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt tái khẳng định rằng chiến thắng 30-4 là vĩ đại nhưng người Việt Nam cũng “đã phải trả giá cho chiến thắng đó bằng cả nỗi đau và nhiều sự mất mát”. Vì thế một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại theo các lối cũ vẫn làm sẽ “có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Vết thương chung của dân tộc như vậy cần được giữ lành, “thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu”. Và muốn để mọi người Việt Nam chung tay hàn gắn thì chúng ta, người chiến thắng và đang lãnh đạo đất nước, “phải thực tâm khoan dung và hòa hợp”. Ở một lãnh đạo cấp cao, ý trên thật mới và rất quan trọng cho hòa hợp dân tộc.
Ngay sau khi bài báo ra đời, nó đã thu hút đông đảo dư luận; nhìn toàn cục thì dư luận rất tốt, rất nhiều báo ở trong nước và ngoài nước in lại hoặc đưa lên mạng bài báo này.

III. LÃO CHĂN BÒ LUẬN GIẢI VỀ “TRIỆU NGƯỜI VUI, TRIỆU NGƯỜI BUỒN NHƯ SAU:

Khi nhà báo đặt câu hỏi “Theo ông, bây giờ việc cần làm tiếp là gì?” thì Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt trả lời nguyên văn như sau: "Chiến thắng của chúng ta là vĩ đại, nhưng chúng ta cũng đã phải trả giá cho chiến thắng đó bằng cả nỗi đau và nhiều sự mất mát. Lịch sử đã đặt nhiều gia đình người dân miền Nam rơi vào hoàn cảnh có người thân vừa ở phía bên này, vừa ở phía bên kia, ngay cả họ hàng tôi cũng như vậy. Vì thế, một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn". Câu nói này, đã bị nhiều người trong và ngoài nước cắt đầu bỏ đuôi để dẫn dắt nhiều người theo hướng lệch lạc "có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn" và thêm vào đó là "cứ đến 30/4”. Là người quang minh, chính đại và có tâm trí cần phải đặt câu nói theo một chuỗi logic, nghĩa là cần nhìn nhận và xem xét kỹ đầy đủ nội dung xuyên suốt cả cuộc trả lời phóng vấn để có cái nhìn khách quan, toàn diện và biện chứng. Trong hoàn cảnh này, nó phải được hiểu như sau:

1. Câu trả lời của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt là để trả lời cho câu hỏi nêu trên của phóng viên; có nghĩa là phải làm gì tiếp theo khi mà cuộc chiến kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã đi đến thắng lợi hoàn toàn, giang sơn thu về một mối đã 30 năm; làm gì tiếp theo để xây dựng và bảo vệ tổ quốc, làm gì để tiếp tục củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, làm gì để phát triển đất nước.

2. Câu nói “triệu người vui” trong hoàn cảnh này không phải là con số định lượng kiểu như một triệu, hai triệu ba triệu…mà phải được hiểu là cả dân tộc Việt Nam vui mừng khi đất nước đã được thống nhất, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã thực hiện trọn vẹn Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ vĩ đại là đã “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. Chiến công này, thành quả này là thành quả chung của cả dân tộc ta chiến thắng đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai bán nước, hại dân ngụy Sài Gòn. Niềm vui ấy là niềm vui chung. Hơn ai hết cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt là một trong những người vui sướng nhất vì cả cuộc đời ông, tất cả sức ông và gia đình ông đã hy sinh cho sự nghiệp cách mạng, hy sinh cho sự nghiệp cách mạng. 

3. Câu nói của bác Sáu Dân hàm ý sâu sắc, ngày vui đất nước thống nhất được gói trọn trong câu hát “...vui sao nước mắt lại trào...”. Nhiều gia đình mừng vui vì được đoàn tụ với người thân đã trở về từ các mặt trận, từ các nhà tù của đế quốc...nhưng trong bản thân nội tại của “triệu người vui” cũng có “triệu người buồn” họ vui vì niềm vui chung của đất nước nhưng buồn vì có nhiều người thân của họ đã vĩnh viễn nằm lại ở chiến trường, ở rừng sâu, núi thẳm, ở ngục tù của đế quốc và bè lũ tay sai. Có nhiều người hy sinh ngay của ngõ Sài Gòn, ngày 30/4/1975... Ngay bản thân cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt là người mất cả vợ, 2 con nhỏ trong trận bom của Mỹ. Con trai lớn của bác Sáu cũng hy sinh trên đường trở về Miền Nam chiến đấu. Những ngôi mộ trong nghĩa trang là mộ gió vì gia đình và đồng đội không tìm được xác của vợ con bác Sáu. 

Là “triệu người buồn vì” ngày thống nhất đất nước, nhiều bà mẹ vẫn từng đêm khóc vì thương nhớ con của mình dứt ruột đẻ ra, như mẹ Thứ ở Quảng Nam chẳng hạn. Mẹ vui vì sự hy sinh của chồng, con đã góp phần to lớn làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc nhưng mẹ đau đến “đoạn trường” vì chồng, các con, con rể, cháu của mẹ đã mãi mãi nằm xuống, mãi mãi không trở về bên mẹ. Đau lắm chứ, buồn chứ sao không! Nếu ai bảo không buồn thì kẻ đó là người không có trái tim nhưng nếu ai không vui trong ngày đất nước thống nhất thì đó chắc chắn là kẻ không có trí óc! Những người ở phía bên kia chiến tuyến cũng vui chứ, họ vui vì từ nay chấm dứt khói lửa chiến tranh, mọi người sẽ sống trong hoà bình, tự do, độc lập vì trong số những người cầm súng theo đế quốc Mỹ thì có rất nhiều người bị ép buộc phải đi lính cho giặc để chống lại quê hương, đất nước mình. Họ vui vì từ nay họ không phải bị buộc phải làm những việc bất nhân, bất nghĩa nữa; họ vui vì được trở về bên gia đình, được về với chính nghĩa, được về với cội nguồn của dân tộc, với tổ quốc và nhân dân.

4. Câu nói "Triệu người vui, triệu người buồn" của Cố thủ tướng độc đáo ở chỗ nó thể hiện tính nhân văn của những người Cộng sản vĩ đại đối với con cháu Lạc Hồng lỗi lầm bên kia chiến tuyến, họ buồn vì lỗi lầm của họ vì đã chọn sai đường để phục vụ đế quốc xâm lược và chế độ ngụy bán nước. Câu nói của cố Thủ tướng là phù hợp với chủ trương đại đoàn kết của Đảng ta; chúng ta sẵn sàng tha thứ lỗi lầm khi họ quay đầu là bờ (đương nhiên nó không gồm bọn chống cộng cực đoan). Đó là điểm mấu chốt thức tỉnh lương tri của những người thân đầy tội lỗi nhưng đã biết ăn năn hối lỗi để tìm về với dân tộc và chung tay, góp sức để xây dựng đất nước trong 30 năm (1975-2005) và những năm tiếp theo; số người này là đa số và họ đã hòa vào “dòng chảy thuận” của dân tộc từ lâu rồi. 

5. Buồn vì Đế quốc Mỹ đã xâm lược nước ta, gây tang thương, đau đớn cho dân tộc ta; dù chiến thắng trong vinh quang nhưng hậu quả mà chiến tranh gây ra thật sự rất khủng khiếp. Từ Mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cái không nơi nào là không có nghĩa trang liệt sĩ, không nơi nào là không có tang tóc; những thành phố, những xóm làng bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh và bây giờ (năm 2005) là lúc chúng ta phải đoàn kết lại để xây dựng đất nước “hơn mười ngày nay” như lời Bác Hồ hằng mong muốn. Suy cho cùng thì những con người ở phía bên kia chiến tuyến (ngụy Sài Gòn) họ cũng là cháu Hồng, con Lạc, họ cũng có nguồn gốc như chúng ta. Chỉ vì đế quốc xâm lược mà họ đã lầm đường lạc lối theo giặc, họ buồn cho chính họ, họ buồn lắm chứ; con người không là sỏi đá, ai có thể vô tình? Mục đích cuối cùng mà cố Thủ tướng muốn là chúng ta phải phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, không phân biệt già, trẻ, gái, trai, tôn giáo, đảng phái; hễ là người Việt thì phải đoàn kết, phải hàn gắn nỗi đau chiến tranh, phải cùng nhau để xây dựng một Việt Nam hòa bình, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh, phải sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng mong muốn.

Từ những phân tích trên, lão chăn bò tôi cho rằng những người đang cố xuyên tạc cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt là hoàn toàn sai lầm; vô tình hay cố ý họ đang tiếp tay cho các thế lực thù địch bôi nhọ, xuyên tạc nhằm hạ bệ “những tượng đài bất tử” trong lòng dân tộc như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đáng kính của chúng ta. Không thể lấy câu nói “triệu người vui, triệu người buồn” để phục vụ cho mưu đồ bất chính. Mục đích cuối cùng của họ khi xuyên tạc câu nói của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt chính là muốn xóa nhòa chiến công của dân tộc ta trong cuộc trường chinh vĩ đại, đánh bại giặc Mỹ xâm lược và tập đoàn tay sai bán nước. Hòa hợp dân tộc là việc làm thường xuyên, liên tục của Đảng và nhà nước ta nhưng không thể đánh đồng, cào bằng ta và giặc. Phải khơi gợi lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam thông qua truyền thống hào hùng của dân tộc, mà cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ là điển hình cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là sự kết tinh của dòng máu anh hùng qua hơn 4000 năm lịch sử. Không ai có thể xuyên tạc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta./.



Yêu nước ST.

HÔ HÀO HÀO HỢP NHƯNG THƯỜNG XUYÊN CÓ TIẾNG NÓI LẠC LÕNG, SUY DIỄN VÀ VIẾT LẠI LỊCH THÌ HOÀ HỢP KIỂU GÌ?

          Có người suốt ngày nói là phe chiến thắng cần im lặng, Việt Nam cần hòa hợp hòa giải dân tộc.
Thật ra không có miền nào chiến thắng ở đây cả, đó là cuộc chiến giữa toàn thể dân tộc Việt Nam chống lại Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai ngụy quyền "VNCH". 

Sự thật, dân tộc này chưa từng chia rẽ, vậy thì cần gì phải cố gắng để hòa hợp trở lại? Nếu chia rẽ, tức là Nam - Bắc không thể đoàn kết một lòng, chúng ta lấy gì thắng được gã đế quốc to đầu nhất thế giới?

Nội chiến ư? Huynh đệ tương tàn ư? Ai huynh đệ với lũ tay sai bán nước, khom lưng quỳ gối cầu bơ thừa sữa cặn của đám ngoại bang đang chà đạp lên đất nước.

Nhắc lại, chừng nào đám lưu vong, dân chủ cuội, tay sai ... còn ẳng lên những tiếng kêu lạc lõng, vô loài và cay cú, thì chừng ấy đến ngày chiến thắng, dân Việt Nam còn sẽ gáy vang trời.

Như lời a bạn tôi từng nói: Chiến thắng này là chiến thắng của toàn dân tộc Việt Nam. Chỉ cần là người Việt Nam thì giờ chẳng phải đang được sống trong đất nước hoà bình và thống nhất đấy sao?

Không coi mình là người Việt Nam thống nhất, thì hoà hợp kiểu gì? Hoà hợp làm gì?

Mất bao xương máu đất nước mới thống nhất được. Tại sao phải hoà hợp với những thành phần đến tận giờ vẫn ngày đêm mong tách nó ra như cũ? 

Còn đã tôn trọng độc lập và chủ quyền của đất nước dân tộc Việt Nam, tổng thống Mỹ còn có thể đàng hoàng ngồi ăn bún chả ở HN. Còn mức độ hoà hợp nào cao hơn thế?

Lớp cháu con nếu còn có lương tri thì sẽ không bao giờ ngồi hô hào xét lại lịch sử, phủ nhận máu xương của cha ông đi trước!

Yêu nước ST

TUỔI TRẺ QUÂN ĐỘI TRONG ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI THÙ ĐỊCH TRÊN MẠNG XÃ HỘI!

         Trong thời điểm hiện nay các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đang tăng cường hoạt động chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta với nhiều âm mưu, thủ đoạn hết sức tinh vi, nham hiểm, thâm độc, xảo quyệt. Một trong những thủ đoạn chúng ráo riết thực hiện là lợi dụng internet, mạng xã hội và các blog cá nhân để tung tin xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; vu cáo, bịa đặt, bôi nhọ hình ảnh các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân. Đặc biệt trước những sự kiện lớn, các ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước, cấp độ, mật độ và tần suất những thông tin xấu, độc ngày càng gia tăng. Để thực sự là rường cột của nước nhà, hơn lúc nào hết đoàn viên thanh niên trong Quân đội phải phát huy hơn nữa vai trò xung kích trên mặt trận đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, phản động trên mạng xã hội. Chính tinh thần đấu tranh kiên quyết, phương pháp và hình thức đấu tranh đa dạng, linh hoạt, sáng tạo của tuổi trẻ sẽ là vũ khí lợi hại, sắc bén đập tan âm mưu, thủ đoạn thâm độc của kẻ thù. Để viết tiếp truyền thống vẻ vang, tuổi trẻ Việt Nam hôm nay đang vững bước dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, với ngọn lửa cách mạng rực cháy trong tim, ngày đêm phấn đấu, đem sức lực, trí tuệ, tài năng và nhiệt huyết của tuổi trẻ để cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ để vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.
Môi Trường ST.

NHẬN THỨC RÕ VỀ ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI ĐÚNG ĐẮN CỦA ĐẢNG!

         Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; vừa hợp tác vừa đấu tranh; kiên trì về nguyên tắc, linh hoạt về sách lược, “dĩ bất biến ứng vạn biến”; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc trên cơ sở luật pháp quốc tế là nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định nguyên tắc nền tảng và tư tưởng chỉ đạo của đối ngoại Việt Nam, đó là: Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại; là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; ý chí tự lực, tự cường và nội lực là quyết định, cơ bản, lâu dài; nguồn lực bên ngoài là quan trọng; kết hợp chặt chẽ giữa các trụ cột đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân và giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh để tạo thế chân kiềng vững chắc, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, huy động nguồn lực bên ngoài cho phát triển đất nước; giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam kết hợp với văn hóa truyền thống của dân tộc, nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện và thống nhất của Đảng, quản lý tập trung của Nhà nước đối với đối ngoại và hội nhập quốc tế./.
Môi Trường ST.

ĐÔI LỜI GỬI ÔNG NGUYỄN ĐÌNH BIN!

         Đúng vào dịp Quốc lễ 30/4/2022, trên Facebook cá nhân, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Đình Bin nói cuộc chiến 30 năm tại Việt Nam (1946-1975) "lồng vào cuộc chiến tranh ái quốc của dân tộc ta chống ngoại xâm là cuộc nội chiến", là "cuộc chiến huynh đệ tương tàn". Ông Bin kêu gọi hãy xây tượng đài tưởng niệm những người lính VNCH, phong liệt sĩ cho 74 binh sĩ VNCH tử trận ở Hoàng Sa năm 1975, giá đình những binh lính này được hưởng chế độ liệt sĩ...

Ông Bin cũng cho rằng "Mặt khác, sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống XHCN ở Đông Âu cũng như cải cách mở cửa của Trung Quốc từ 1978 và đổi mới về kinh tế ở Việt Nam từ 1986 đã chứng minh hùng hồn là mô hình kinh tế XHCN theo quan điểm Marx - Lenin đã thực sự lỗi thời, đã bị lịch sử đào thải. Trong khi đó, tất cả các quốc gia phát triển nhất, giầu có nhất, văn minh nhất trên thế giới mà nước ta đang ra sức phát triển quan hệ hợp tác, tranh thủ vốn đầu tư, khoa học, công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý, chẳng có một nước nào theo con đường Marx - Lenin và CNXH cả." Từ đó, Nguyễn Đình Bin kêu gọi Đảng cộng sản Việt Nam phải đổi mới về chính trị, bỏ Chủ nghĩa Mác - LêNin. Xin có đôi lời gửi ông: 

Thứ nhất, quan điểm của ông Nguyễn Đình Bin cho rằng lồng vào cuộc chiến tranh ái quốc của dân tộc ta chống ngoại xâm là cuộc nội chiến", là '"cuộc chiến huynh đệ tương tàn":

Muốn biết cuộc chiến có phải là nội chiến hay chiến tranh vệ quốc thì trước hết cần phải chiết tự cụm từ "nội chiến". Nội chiến tức là khi mâu thuẫn đối kháng, không thể điều hoà giữa các phe phái trong cùng một nước, các bên tiến hành chiến tranh chống lại nhau. Ví như cuộc chiến Trịnh - Nguyễn phân tranh hay cuộc nội chiến Nam - Bắc Hoa Kỳ là ví dụ điển hình của nội chiến. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta (1954-1975) là cuộc chiến giữa một bên là nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và một bên là đế quốc Mỹ, quân đội chư hầu như Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Úc…và tay sai bán nước ngụy Sài Gòn. Đây không phải là một cuộc nội chiến vì kẻ nắm thực quyền và quyết định mọi việc của phe địch là đế quốc Mỹ, ngụy Sài Gòn chỉ do Mỹ dựng lên, làm tay sai để hợp thức hóa mưu đồ biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới. 

Mỹ mang quân đội trực tiếp xâm lược, từ vũ khí cho đến mọi thứ đều do một tay Mỹ chu cấp, nuôi dưỡng bọn Việt gian, phản quốc để chống lại đất nước. Trong giai đoạn đỉnh quân số của Quân đội Mỹ triển khai ở chiến trường miền Nam Việt Nam lên đến 541.933 quân, nhằm phục vụ cho chiến lược Chiến tranh Cục bộ mà Lầu Năm Góc kỳ vọng sẽ giúp họ chiến thắng. Người Mỹ mang quân đi giết người Việt Nam và bị người giết, mất hơn 58.000 nhân mạng, hơn 303.000 người thành tàn tật, phế nhân và 1000 tỷ USD (thời giá 2010)…Vậy đây nhất quyết không phải là cuộc nội chiến! Ông Nguyễn Đình Bin đã từng làm đến chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, ông thừa hiểu điều này. Vậy động cơ nào khiến ông xuyên tạc lịch sử? Một người đã từng đề xuất "hoả táng thi hài Bác Hồ" thì nhân dân Việt Nam có quyền nghĩ ngờ về sự suy thoái về mặt tư tưởng của ông. Nếu không muốn nói là trở cờ kiểu Yakovlev của Liên Xô.

Nói thế để hiểu rằng, từ 1954 - 1975, Mỹ mới là người quyết định chứ không phải là ngụy. Điều đó đã được minh chứng qua câu nói của ông Nguyễn Cao Kỳ: “Việt Cộng gọi chúng tôi là những con rối, những con bù nhìn của người Mỹ. Nhưng rồi chính nhân dân Mỹ cũng gọi chúng tôi là những con bù nhìn của người Mỹ, chứ không phải là lãnh tụ chân chính của nhân dân Việt Nam”.

Thứ hai, Ông Bin kêu gọi hãy xây tượng đài tưởng niệm chung những người lính VNCH và những liệt sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, phong liệt sĩ cho 74 binh sĩ VNCH tử trận ở Hoàng Sa năm 1975, giá đình những binh lính này được hưởng chế độ liệt sĩ...nhằm hoà hợp dân tộc.

Xin thưa rằng, hòa hợp dân tộc là việc làm thường xuyên, liên tục, bắt đầu từ sau khi Việt Nam thống nhất chứ không phải bây giờ. Tuy nhiên lịch sử phải phải được phân biệt rạch ròi. Những người đổ máu vì độc lập, tự do của tổ quốc không thể ngồi chung mâm với những lính đánh thuê cho giặc. Lịch sử phải được nhắc lại cho con cháu hiểu để thêm yêu tổ quốc, căm ghét bọn bán nước cầu vinh, giáo dục công dân Việt Nam về lòng yêu nước, trân quý giá trị hòa bình và phẩm giá của người Việt Nam; tri ân các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống vì độc lập, tự do của tổ quốc. Ngày 30/4 hàng năm, người Việt Nam mãi mãi tôn vinh, mãi mãi tự hào, mãi mãi nhắc tới, mãi mãi ăn mừng. 

Hòa hợp dân tộc không đồng nghĩa với xuyên tạc lịch sử, cào bằng giữa ta và giặc. Đám tàn dư đừng hòng trâng tráo, đánh bùn sang ao hòng rửa tội bán nước. Không thể tưởng niệm những người theo giặc, làm tay sai cho giặc để chém vào tổ quốc những vết chém ngang lưng. Không thể có cái gọi là "tưởng niệm chung những người Việt Nam ngã xuống trong cuộc nội chiến" như ông Bin nói.

Thứ ba, Ông Bin nói "Sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống XHCN ở Đông Âu cũng như cải cách mở cửa của Trung Quốc từ 1978 và đổi mới về kinh tế ở Việt Nam từ 1986 đã chứng minh hùng hồn là mô hình kinh tế XHCN theo quan điểm Marx - Lenin đã thực sự lỗi thời, đã bị lịch sử đào thải.

Chủ nghĩa Mác - Lênin là chủ thuyết đúng đắn, khách quan, khoa học nhất. Giải thích mọi sự vật hiện tượng khách quan, biện chứng và khoa học. Tuy nhiên, Các Mác, Ăng Ghen, Lê Nin mặc dù là những thiên tài nhưng những nghiên cứu của họ từ thế kỷ 19, đầu 20. Vậy nên hạn chế về thời gian và không gian nghiên cứu. Vậy nên các nhà kinh điển của Chủ nghĩa xã hội đã yêu cầu phải luôn nghiên cứu và phát triển, bổ sung lý luận để phù hợp với thực tiễn. Lực lượng sản xuất phải không ngừng đổi mới để theo kịp trình độ của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng phải theo kịp sự vận động và phát triển của cơ sở hạ tầng. Cơ chế chính sách phải điều chỉnh để phù hợp hơi thở của thời đại. Vậy nên nói Chủ nghĩa Mác - Lê Nin lỗi thời là không có cơ sở. 

Liên Xô sụp đổ là do nguyên nhân nội tại từ sai lầm của họ chứ không phải là do học thuyết Mác - Lênin. Thực tiễn kiểm nghiệm chân lý và lý luận soi đường cho quốc dân đi. Liên Xô đã quá rập khuôn, máy móc, chậm đổi mới. Phạm phải những sai lầm mà Lê Nin đã chỉ ra "không có kẻ thù nào có thể tiêu diệt những người Cộng sản, dù chúng hùng mạnh và hung hãn đến đâu. Ngoại trừ những người Cộng sản tự tiêu diệt chính họ bằng những sai lầm, khuyết điểm không kịp khắc phục ". Liên Xô đã mắc phải những sai lầm không thể vãn hồi và họ tự sụp đổ.

Từ lâu, nhiều nước Tư bản chủ nghĩa trên thế giới đã nhận ra yết hầu và những khuyết tật mà học thuyết Mác - Lênin chỉ ra. Họ vận dụng và phát triển học thuyết của những người Cộng sản để điều chỉnh những khuyết tật đó. Các nước Bắc Âu đang xây dựng chính quyền xã hội, chính quyền nhân dân, hay chính Hoa Kỳ, Anh, Pháp...cũng đang tự điều chỉnh nó. Trung Quốc và Việt Nam bừng tỉnh khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Chúng ta phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước xây dựng xã hội "dân chủ, công bằng, văn minh". Điều đó không có nghĩa là Trung Quốc, Việt Nam "lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm binh phong" hay chủ nghĩa Mác - Lênin đã lỗi thời như Nguyễn Đình Bin nói.

Đại hội VI của Đảng (1986) mở ra đường lối đổi mới đất nước mà khởi nguồn là đổi mới tư duy, đổi mới quan điểm của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Những đổi mới này, trên rất nhiều vấn đề, nhiều nội dung cơ bản, quan trọng là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một nước kinh tế chưa phát triển vào điều kiện nước ta ngày nay. Chính lãnh tụ V.I.Lênin đã đưa ra lý thuyết về nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH từ một nước đa số dân cư là tiểu nông. Những ngành kinh tế mà V.I.Lênin muốn khôi phục nhanh chóng là nông nghiệp và thương nghiệp. Chỉ cần hai lĩnh vực này hồi sinh như trước cách mạng đã có thể cứu người dân Nga khỏi chết đói. Sau đó là những kỳ vọng của V.I.Lênin về đầu tư từ các nước tư bản phát triển cũng như từ tư bản tư nhân trong nước...Từ cơ sở lý luận đó, Việt Nam đã kế thừa và phát triển để xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa lên tầm cao mới và có cơ đồ như hôm nay. 

Từ những lẽ trên, có thể khẳng định những luận điệu mà ông Nguyễn Đình Bin, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao là không có cơ sở../.
Yêu nước ST.

Lời Bác dạy ngày này năm xưa- Ngày 5/1

Ngày 5-1: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.

Là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong Thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa: “Gửi anh chị em họa sĩ, biết tin có cuộc trưng bày, tiếc vì bận quá, không đi xem được. Tôi gửi lời thân ái hỏi thăm anh chị em. Nhân tiện, tôi nói vài ý kiến của tôi đối với nghệ thuật, để anh chị em tham khảo. Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”, đăng trên Báo Cứu quốc, số 1986, ngày 5 tháng 1 năm 1952; trong bối cảnh toàn thể dân Việt Nam đang thực hiện đường lối kháng chiến “toàn dân, toàn diện” chống thực dân Pháp xâm lược.

Trong thư năm ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của văn hóa, nghệ thuật đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc; đồng thời tin tưởng, mong muốn công tác giáo dục, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ họa sĩ đi đầu xung kích, sáng tạo trên lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật; xứng đáng là chiến sĩ cách mạng trên mặt trận văn hóa nghệ thuật, một trong những lực lượng tiên tiến trong sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc.

Lời của Người trong thư năm ấy đã nhanh chóng được anh chị em họa sĩ nói chung, họa sĩ trong quân đội nói riêng vui mừng đón nhận, hun đúc tinh thần thi đua yêu nước, hăng say, sáng tạo nhiều tác phẩm văn hóa, nghệ thuật phục vụ công cuộc kháng chiến, kiến quốc chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà.

​Lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm ấy "Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy” đã được Đảng, Nhà nước ta vận dụng, phát triển phù hợp với tình hình thực tiễn của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; nâng cao chất lượng xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ văn nghệ sĩ - người chiến sĩ cách mạng trên mặt trận văn hóa nghệ thuật, góp phần xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; thực sự là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

- Sưu tầm -