Từ sự bi quan, chán nản cá nhân, những người mang tư
tưởng hoài nghi và chủ nghĩa hư vô nếu không được cảnh báo, ngăn chặn kịp thời
có thể tạo ra “virus” ảo não, bi ai cho xã hội, thậm chí làm rệu rã niềm tin,
tác động tiêu cực đến ý chí rèn luyện, động lực phấn đấu của người khác.
Không
những vậy, khi tư tưởng hoài nghi, chủ nghĩa hư vô được lồng ghép vào động cơ
chính trị, mưu đồ cá nhân không lành mạnh có thể sẽ tạo ra sự rối nhiễu thông
tin, đảo lộn giá trị và làm lung lay nền tảng tư tưởng văn hóa, xã hội.
Thời
gian qua, nhất là những lúc đất nước gặp khó khăn vì thiên tai, dịch bệnh,
trong khi phần đông cán bộ, đảng viên vẫn một lòng, một dạ giữ vững lập trường
cách mạng, thủy chung son sắt với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, thì vẫn còn một bộ
phận cán bộ, đảng viên nhạt phai lý tưởng, giảm sút niềm tin vào mục tiêu cách
mạng, hoài nghi vào những giá trị tư tưởng tiến bộ của giai cấp công nhân. Điều
đáng quan ngại là một số trường hợp có biểu hiện rơi vào chủ nghĩa hư vô. Biểu
hiện từ chủ nghĩa hư vô của một số cán bộ, đảng viên thời nay là tự đánh mất
phương hướng phấn đấu, tự thủ tiêu tinh thần đấu tranh chân chính của mình,
không bằng lòng với xã hội hiện tại, có thái độ buông xuôi, nước chảy bèo trôi,
an phận thủ thường, sống nhạt nhòa, vô cảm với thời cuộc. Nguy hại hơn là có
người bày tỏ thái độ cào bằng lẫn lộn giữa quá khứ và hiện tại, đánh đồng lịch
sử với tương lai, không phân biệt đâu là giá trị chân chính, đích thực, đâu là
hiện tượng đánh tráo bản chất.
Trong
thời điểm cả nước chung sức, đồng lòng, nỗ lực phòng, chống, đẩy lùi dịch bệnh
Covid-19, trên mạng xã hội, trên một số diễn đàn, một số văn nghệ sĩ, tri thức,
đảng viên bộc lộ sự hoài nghi về tương lai nhân loại, tương lai dân tộc không
có “lối thoát” vì bóng đen đại dịch phủ khắp toàn cầu. Thậm chí có nhiều trường
hợp đưa ra những ý kiến, chia sẻ, bình luận, bài viết thể hiện thái độ hư vô
rất cực đoan về lịch sử dân tộc.
Việt
Nam là quốc gia có bề dày truyền thống lịch sử hàng nghìn năm, được nhiều nhà
nghiên cứu văn hóa nước ngoài đánh giá là một trong những quốc gia có bản sắc
văn hóa độc đáo từ thời tiền sử, thì có người lại than thở một cách vô trách
nhiệm rằng, họ đang phải sống ở một đất nước lịch sử không có gì đáng tự hào mà
cũng chẳng có gì để hối tiếc.
Trong
khi Việt Nam từng được nhân loại tiến bộ đánh giá là “phẩm giá, lương tri thời
đại” vì đã anh dũng đi đầu trong cuộc chiến đấu, đánh thắng những kẻ thù xâm
lược hung bạo nhất thế giới ở thế kỷ 20. Hiện nay, Việt Nam là một quốc gia
hoàn toàn độc lập, thống nhất, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Đặc biệt,
Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận là một trong số ít quốc gia tiên
phong trong phòng, chống đại dịch Covid-19 rất hiệu quả, trở thành điểm sáng
toàn cầu. Vậy mà, vẫn có người rất mơ hồ, vô lối khi phủ nhận thành tựu hôm
nay, phủ nhận luôn cả lịch sử huy hoàng của dân tộc ta.
Không
chỉ soi xét lịch sử dân tộc một cách mông lung, có người còn để tư tưởng hoài
nghi, chủ nghĩa hư vô chi phối tư duy đến mức mụ mị khi cho rằng “bản tính
người Việt không tốt, mà cũng không xấu”; rồi “đất nước không đi lên, chẳng đi
xuống mà vẫn cứ loay hoay như chiếc thuyền thúng trước những con nước lớn”, lý
do là “tại người Việt thiếu một nền tảng đức tin chân chính về bản thân và lý
do tồn tại của nó”...
Thật
buồn thay cho những lời than vãn não nề, hư vô trên. Có thể người ta bức xúc về
một số vấn đề tiêu cực nào đó đang tồn tại trong xã hội; có thể người ta chưa
đồng thuận, ủng hộ một chủ trương, chính sách nào đó chưa thật sự hoàn thiện
thì họ có quyền góp ý, phê bình, đấu tranh để cùng chung tiếng nói, góp phần
tìm ra chân lý và thực thi chân lý. Nhưng không ai được phép mang tâm trạng bi
quan cá nhân rồi sinh ra chán nản, bực bội với chính mình và trút hết những lời
nhận định, phán xét vừa mang tính nước đôi, vừa bộc lộ sự ai oán mà thực chất
là phủ nhận giá trị lịch sử của một quốc gia-dân tộc có bề dày truyền thống cả
nghìn năm và đã có những đóng góp xứng đáng vào tiến trình hòa bình, phát triển
của nhân loại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét