Việc Bộ trưởng Tài chính lệnh đình chỉ chức vụ 7 ông Cục trưởng Cục Dự trữ
ở các địa phương vì hành vi: Cho mượn kho trái phép tại Tổng cục Dự trữ quốc gia và 22 Cục Dự
trữ trực thuộc. Không những thế, hành vi này đã có dấu hiệu "thông đồng,
móc ngoặc" với bên ngoài trong vụ gửi gạo vào kho nhà nước này.
Điều
61, Luật Dự trữ quốc gia năm 2012, Thông tư số 56 của Bộ Công an đều đã quy
định rất rõ:
Kho
dự trữ thuộc danh mục bí mật Nhà nước. Công văn 600/2018 của Tổng cục Dự trữ
Nhà nước cũng quy định: Nghiêm cấm cho gửi hàng hóa vào kho dự trữ, kể cả kho
dự trữ chuẩn bị thanh lý không được gửi vào.
Như
vậy, các ông quan ở Cục Dự trữ đều đã cố ý làm trái quy định của Nhà nước, của
ngành để cho "người ngoài" gửi gạo vào kho. Ở đây, chắc rằng không
phải cho gửi miễn phí, mà để gửi vào, doanh nghiệp cũng phải "này nọ"
và cái "này nọ" đó có vào ngân sách nhà nước không chắc là cũng
không. Bởi chẳng ai đi làm trái quy định của ngành, của nhà nước để thu tiền
gửi hàng bên ngoài vào kho, nộp hết cho ngân sách quốc gia cả?
Dấu
hiệu "thông đồng", "móc ngoặc" như Thanh tra Bộ Tài chính
kết luận chắc nằm trong dấu hiệu của tội danh tham nhũng ghi trong Bộ luật Hình
sự và Cơ quan điều tra của Bộ Công an sau đây sẽ làm rõ, quy trách nhiệm cụ thể
để chuyển xử lý những người phạm pháp.
Người
ta hay nói rằng, ở trong kho thóc thường sẽ có chuột, phải phòng chuột ăn thóc,
gạo. Nhưng ở một loạt các kho dự trữ vừa rồi, chưa thấy chuột đâu, chỉ thấy mấy
người quản lý kho, dùng kho tàng của nhà nước làm chỗ chứa, "ăn" cả
gạo của doanh nghiệp gửi trái phép vào.
Điều
đáng nói là những ông quan này đã dám làm điều đó trong khi nhiều nơi còn chưa
đáp ứng được yêu cầu dự trữ gạo đề phòng nguy cơ thiếu lương thực phục vụ người
dân trong đợt dịch Covid-19.
Điều
này không thể chấp nhận!
Các trường hợp vi phạm trọng vụ việc này phải bị xử lý nghiêm khắc
Trả lờiXóa