Có thể
khẳng định, hầu hết trong số hơn 60 triệu người Việt tham gia mạng xã hội đều
có thái độ, tình cảm, trách nhiệm đúng mực với cộng đồng xã hội.
Không những
vậy, một bộ phận cộng đồng mạng rất có trách nhiệm trong phản biện, phát hiện
và đấu tranh phê phán tình trạng vi phạm pháp luật; vi phạm đạo đức lối sống,
thuần phong mỹ tục; thói hư tật xấu trong xã hội; góp phần đấu tranh chống tệ
nạn tham nhũng; chạy chức, chạy quyền; tình trạng trì trệ, thiếu trách nhiệm
của một bộ phận công chức, viên chức…
Tuy
nhiên, vẫn còn một bộ phận tham gia mạng xã hội có ý đồ xấu; thiếu trách nhiệm
với đất nước, với cộng đồng; cố tình làm hại lợi ích, xúc phạm danh dự của
người khác; vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục…
Ví dụ như: Chủ một trang Facebook (FB) có tên D.T.N, đăng
clip với danh nghĩa cảnh tỉnh người mua xoài, bằng cách bịa ra hình ảnh có một
lớp nylon màu trắng trong quả xoài. Clip này đã làm người trồng xoài lao đao,
nhưng sau khi xác minh, đây là thông tin hoàn toàn bịa đặt. Nông dân trồng vải
thiều (huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) không ít lần lâm vào cảnh giá vải rớt
thê thảm vì những tin đồn thất thiệt. Đến mùa thu hoạch vải xuất hiện thông tin
bịa đặt trên mạng xã hội “ăn vải thiều dễ mắc bệnh viêm não Nhật Bản”, làm cả
người trồng vải, người tiêu dùng vô cùng hoang mang. Đến mùa vải khác, trên
mạng xã hội lại xuất hiện thông tin sai sự thật, rằng ở Bắc Giang có nơi vải
thiều bán với giá chỉ còn 3.000 đồng/kg, dân phải đổ xuống sông khiến người
nông dân trồng vải nơi đây chịu cảnh bị ép giá, thiệt hại rất lớn… Nguy hại hơn
là tình trạng cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân trên mạng xã hội, khiến
nhiều người bị ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng; trong đó, các đối tượng dễ tổn
thương như học sinh, sinh viên lâm vào khủng hoảng tâm lý dẫn đến quyên sinh.
Dưới đây là một vài ví dụ nhói lòng: nữ sinh sinh năm 2000 ở tỉnh Đồng Nai đã
tự vẫn bằng thuốc diệt cỏ do bị bạn trai tung clip “nóng” lên mạng xã hội; nam
sinh B.Q.H (lớp 8, trường THCS U Lâu, tỉnh Yên Bái) quyên sinh vì quá uất ức
khi clip ghi lại hành ảnh bản thân bị đánh và phải quỳ xin lỗi người đánh mình,
đăng lên facebook; nữ sinh H.T.L (16 tuổi, ở Nghệ An) cũng quyên sinh sau khi
một trang mạng đăng clip nữ sinh này và một nam sinh có hành vi “nhạy cảm”.
Đặc
biệt, từ đầu năm 2020 đến nay, khi người dân cả nước đang rất lo lắng, hoang
mang bởi dịch Covid-19; khi các cấp, các ngành cùng đội ngũ y, bác sỹ đang gồng
mình chống dịch thì nghịch cảnh là, nhiều người đã tán phát lên mạng xã hội
hàng loạt những thông tin bịa đặt; rằng nơi này, nơi kia có người bị nhiễm hoặc
bị chết vì Covid-19. Trong số này có cả những ca sĩ, nghệ sĩ tên tuổi mà lâu
nay công chúng từng mến mộ...
Đối với Quân đội ta, mỗi quân nhân trước hết, cần
nâng cao tinh thần tự giác trong tu dưỡng, rèn luyện kỷ luật của quân
nhân. Đồng thời, nêu cao cảnh
giác cách mạng, biết phân biệt đúng - sai, ý thức tự phòng, chống các tác động
xấu từ mặt trái kinh tế thị trường và âm mưu, thủ đoạn trong Chiến lược “Diễn
biến hòa bình” do các thế lực thù địch tiến hành chống phá cách mạng nước ta
thông qua không gian mạng.
Hai là,
coi việc đấu tranh, phòng, chống hiệu quả âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa
bình”, tạo ra hệ “miễn dịch” đối với mọi thông tin sai trái, xấu độc của các
thế lực thù địch là thước đo kết quả xây dựng bản lĩnh chính trị của Quân
đội.
Ba là, chủ
động, tự giác, tích cực tuyên truyền làm cho mọi quân nhân thấy rõ tính hai mặt
của mạng xã hội. Lãnh đạo, chỉ huy các cấp thường xuyên quan tâm, chủ
động trong việc giáo dục nâng cao nhận thức cho mọi quân nhân, chỉ đạo công tác
giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục pháp luật, nhất là các quy định trong
việc dùng và sử dụng mạng xã hội trong đơn vị. Tăng cường công tác quản lý, sử
dụng, khai thác mạng xã hội trong việc học tập, nghiên cứu, sử dụng phải đúng
mục đích; nghiêm cấm đưa các hình ảnh phản cảm lên mạng xã hội để chia sẻ. Kịp
thời chấn chỉnh, nhắc nhở, xử lý, ngăn chặn những hành vi tán phát các thông
tin, hình ảnh có nội dung tiêu cực, phản cảm và các biểu hiện lơ là mất cảnh
giác khi tham gia mạng xã hội, không để các thông tin tiêu cực trên mạng xã hội
tác động xấu tới tư tưởng, nhận thức của quân nhân.
Bốn là, khi
định hướng cho cán bộ, chiến sĩ tham gia đấu tranh trên mạng xã hội cần chú ý:
không sử dụng ảnh đại diện của cá nhân mang mặc quân phục, hình ảnh của đơn vị
trong huấn luyện, trong sinh hoạt làm ảnh đại diện, cũng như không chia sẻ
thông tin, hình ảnh trên, tránh bị các đối tượng lợi dụng làm ảnh hưởng xấu đến
danh dự, uy tín của quân nhân và Quân đội. Xây dựng ý thức và phong cách ứng xử
có văn hóa cho cán bộ, chiến sĩ để khi tham gia mạng xã hội, không làm lộ, lọt
thông tin bí mật quân sự trên mạng.
Tóm lại, khi tham gia mạng xã hội, mỗi người cần có ý
thức, rằng mình phải là người có trách nhiệm với đất nước, với cộng đồng; biết
tôn trọng nhân phẩm, danh dự, quyền lợi của người khác; và nhất là biết tôn
trọng danh dự bản thân thì mới có trách nhiệm với mỗi bài viết, mỗi hình ảnh,
mỗi comment khi đăng lên mạng xã hội. Với những kẻ cố tình sử dụng mạng xã
hội để bịa đặt, xuyên tạc sự thật, làm hại người khác cần phải xử lý nghiêm
minh theo quy định của pháp luật./.
Thanh Thủy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét