Trong lịch sử các tôn giáo ở
Việt Nam cũng có lúc chung sống không thật yên ả, nhất là trong giai đoạn chiến
tranh cách mạng. Tuy nhiên về cơ bản tôn giáo ở Việt Nam luôn trọng lẫn nhau,
không đối đầu, không có chiến tranh vì lý do tôn giáo tôn giáo, chỉ có các lực
lượng chính trị lợi dụng vấn đề tôn giáo để hòng chia rẽ khối đại đoàn kết của
dân tộc ta, nhưng chúng đều thất bại.
Tín ngưỡng, tôn giáo ở nước
ta có tính dung hợp, đan xen, hòa đồng, dễ chấp nhận sự hiện diện của các vị
thần, thánh của các tôn giáo khác. Những người theo tôn giáo khác nhau không xa
lánh người mình thờ phụng: tổ tiên, những người có công với quê hương, đất
nước; những người theo tôn giáo khác nhau có thể sống chung trong một làng, 1
dòng họ, thậm chí một gia đình; tiếng trống Đình làng, tiếng chuông nhà thờ hoà
quyện với tiếng mõ chùa, đây là nét đặc trưng nổi bật nhất của sự ôn hoà). Vì
sao tôn giáo Việt nam ôn hoà, hoà quyện và đoàn kết. Bởi vì: Thứ nhất, dân tộc Việt Nam là một dân
tộc đoàn kết. Đoàn kết đã trở thành truyền thống, thành sức mạnh của dân tộc
Việt Nam. Thứ hai, tôn giáo vào Việt
Nam ít nhiều được Việt Nam hoá. (tính tiếp biến văn hóa Việt Nam của tôn giáo).
Nó được biểu hiện trên các lĩnh vực, trong từng hoạt động, trong truyền thống
văn hóa. Có rất nhiều biểu hiện tính hòa đồng của tôn giáo, xin nêu một vài ví
dụ như: Các tôn giáo có ngôn ngữ riêng, tuy nhiên luôn lấy tiếng Việt làm ngôn
ngữ chủ đạo trong hành lễ và giao tiếp; Các tôn giáo sống đan xen trên cộng
đồng lãnh thổ, cùng chung sống, cùng hòa nhập với người không tôn giáo; Các tôn
giáo hòa đồng theo bản sắc văn hóa Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét