Các học giả nói
lý luận về “quyền lịch sử” của Trung Quốc ở biển Đông là vô căn cứ và hoàn toàn
sai trái.
Sau khi thiết
lập được liên minh với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte trong chuyến thăm
cấp nhà nước tới Bắc Kinh năm 2016, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn
mạnh “quyền lịch sử” của Trung Quốc ở biển Đông khi ông đến thăm Manila năm
2018, hứa hẹn một chương mới trong quan hệ ngoại giao của hai quốc gia và thề
sẽ biến biển Đông thành “vùng biển hòa bình”.
Trong một thông
điệp được gửi tới người Philippines ngay trước chuyến đi của mình, ông Tập,
theo tường thuật của Al Jazeera, nói rằng cách nay hơn 600 năm, nhà thám hiểm
Trung Quốc Trịnh Hòa đã “thực hiện nhiều chuyến thăm tới các khu vực vịnh
Manila, Visayas và Sulu” trong “bảy chuyến đi nước ngoài tìm kiếm tình bạn và
hợp tác” .
Điều này gợi ý
là Trung Quốc đã liên lạc với quần đảo này rất lâu trước khi người châu Âu đến
và đặt tên là Las Islas Filipinas theo tên Vua Felipe II của Tây Ban Nha. Đó
cũng là một cách để ông Tập củng cố các yêu sách của Trung Quốc ở biển Đông –
dựa trên cái gọi là “đường chín đoạn” phi lý.
Vấn đề là các
bằng chứng cho thấy họ Trịnh chưa bao giờ đặt chân đến các đảo mà sau này là
Philippines.
“Tất cả các học
giả trên toàn thế giới đều nhất trí: Trịnh Hòa chưa bao giờ đến Philippines”,
ông Antonio Carpio nói trong một bài giảng trực tuyến hồi đầu tháng này, gọi
giai thoại mà ông Tập nói là “hoàn toàn sai”. Vị cựu thẩm phán Tòa án tối cao
Philippines này cũng trình bày các tài liệu chính thức của Trung Quốc bóc mẽ
cái gọi là “quyền hàng hải lịch sử” của Bắc Kinh trên biển Đông.
‘Quyền lịch sử’ mơ hồ và vô căn cứ
Hôm thứ Hai, Mỹ
nói rằng “yêu sách của Bắc Kinh đối với tài nguyên ngoài khơi” trên hầu hết
biển Đông là “hoàn toàn bất hợp pháp”. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói thêm
rằng thế giới sẽ “không cho phép Bắc Kinh coi biển Đông là đế chế hàng hải của
mình”. Đáp lại, Bắc Kinh cáo buộc Washington đã thổi phồng tình hình một cách
không cần thiết.
Trước đó, Mỹ đã
triển khai các tàu chiến USS Nimitz và USS Ronald Reagan để khẳng định cái mà
họ gọi là tự do hàng hải trong vùng biển này. Một thủy thủ trên một trong những
con tàu nói với Al Jazeera rằng các hoạt động có thể kéo dài trong nhiều tuần.
Trung Quốc đã tổ chức một cuộc tập trận hải quân quy mô lớn trong khu vực từ
ngày 1 đến 5/7.
Một bài viết
trong bách khoa toàn thư về lịch sử cổ đại năm 2019 cũng đã mô tả các cuộc thám
hiểm của Trịnh Hòa vào đầu những năm 1400 đến tận Ả Rập và châu Phi, nhưng
không nơi nào trong câu chuyện có đề cập chuyến thăm được cho là của Trịnh đến
Philippines.
Để tiếp tục bác
bỏ yêu sách “quyền lịch sử” của Trung Quốc, học giả Carpio đã trình bày một số
bản đồ Trung Quốc cổ đại, có niên đại từ 900 năm trước, có từ triều đại Tống và
Đường. Tất cả các bản đồ cho thấy phần lãnh thổ cực nam của Trung Quốc là đảo
Hải Nam.
Ngoài ra, Hiến
pháp Trung Hoa dân quốc năm 1947 cũng xác định Hải Nam là phần cực nam của đất
nước, đặt ra câu hỏi về yêu sách “đường chín đoạn”.
Sử dụng lập
luận vô lý này, Bắc Kinh đã tăng cường các hoạt động ở biển Đông, bắt đầu với
quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào những năm 1970 và 1980, quần đảo Trường Sa
vào những năm 1990 và bãi cạn Scarborough vào đầu những năm 2000.
Chester
Cabalza, một nhà phân tích an ninh và nghiên cứu viên tại Đại học Quốc phòng ở
Bắc Kinh, nói Trung Quốc đã có chiến lược trong việc tiếp cận “câu hỏi hóc búa
ở biển Đông”. Ông nói thêm rằng đại dịch coronavirus đang diễn ra chỉ cung cấp
cho quốc gia này nhiều cơ hội hơn để thúc đẩy lợi ích của mình.
Ông Cabalza mô
tả hành vi của Trung Quốc là “kỳ cục”, vì họ cố gắng sử dụng cả sự đối đầu và
hợp tác trong việc đối phó với các nước láng giềng. Học giả Cabalza nói rằng
ASEAN phải thể hiện tiếng nói thống nhất hơn trước khi Trung Quốc tiến hành đàm
phán song phương, thêm rằng các quốc gia ASEAN “không nên khuất phục” khi đàm
phán một thỏa thuận công bằng với Bắc Kinh./.
Ảnh chụp đá Su
Bi năm 2017 (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm đóng)
cho thấy việc Trung Quốc cải tạo đất và xây dựng các cơ sở
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét