Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2020

Vấn đề dân tộc là nhiệm vụ cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam



Đảng ta từ khi ra đời cho đến nay luôn xác định: Vấn đề dân tộc là nhiệm vụ chiến lược, cơ bản, lâu dài của cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên trong tình hình hiện nay, vấn đề dân tộc cũng được xác định là nhiệm vụ cấp bách hiện nay, điều đó được xuất phát từ những lý do sau:
Xuất phát từ tình hình dân tộc và xu thế dân tộc trên thế giới hiện nay 
 Độc lập dân tộc gắn với chủ quyền quốc gia vẫn là xu thế của thế giới. Mỗi quốc gia dân tộc dù lớn hay nhỏ, đều cố gắng khẳng định giá trị dân tộc như quyền tự quyết định chế độ xã hội, kinh tế, đường lối phát triển đất nước, khẳng định sự bình đẳng giữa các quốc gia trong sinh hoạt quốc tế. Lợi ích quốc gia được các nước đặt lên hàng đầu trong các hoạt động đối ngoại. Chính phủ các nước đều coi trọng việc xác lập, bảo vệ và củng cố các giá trị truyền thống, bản sắc dân tộc, thực thi nhiều chính sách phát triển kinh tế- xã hội tích cực, cố gắng tạo lập sự hài hoà lãnh thổ, vùng miền, sắc tộc nhằm hướng tới sự đồng thuận, gắn kết quốc gia. Về mặt đối ngoại, ranh giới ý thức hệ, tôn giáo, lý tưởng cùng chung chế độ xã hội không còn nhiều ý nghĩa mà thay vào đó là các điểm tương đồng về lợi ích quốc gia dân tộc và được xem là cơ sở để lựa chọn và xây dựng các mối quan hệ song phương, đa phương. Lợi ích quốc gia dân tộc đôi khi được đánh đổi bằng các cuộc chiến tranh xâm lược hay các cuộc đàn áp đối phương.
 Trên thế giới hiện nay, do không giải quyết tốt vấn đề dân tộc cho nên xung đột dân tộc, sắc tộc, ly khai dân tộc, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, dân tộc cường quyền gia tăng (Nửa cuối thế kỷ 20 có hơn 300 cuộc xung đột, bạo loạn dân tộc, điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh, chính trị các quốc gia dân tộc, trong đó có Việt nam.
 Xuất phát từ những hạn chế, bất cập của công tác dân tộc hiện nay, và sự chống phá của các thế lực thù địch
Trong đó nổi bật là trình độ, mức sống ở một số đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp với các điều kiện ăn ở, sinh hoạt khó khăn. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin vào Đảng, vào chế độ  xã hội chủ nghĩa của đồng bào dân tộc thieur số
 Các thế lực thù địch lợi dụng “dân tộc’, “tôn giáo” ‘dân chủ”, “nhân quyền” tuyên truyền, kích động chống phá sự nghiệp cách mạng.
Lợi dụng đời sống đồng bào DTTS còn có khó khăn; trình độ học vấn một số đồng bào DTTS còn thấp; đồng thời chúng lợi dụng một số hạn chế, yếu kém trong quản lý xã hội của Đảng, Nhà nước để nói xấu, kích động chia rẽ, xây dựng lực lượng từ bên trong; khi lực lượng bên trong mạnh sẽ nổi dạy từ bên trong, kết hợp với can thiệp bên ngoài để lật đổ chính quyền.
Từ những vấn đề trên, trong Mục XII: Phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc (Trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá XI về các Văn kiện Đại hội XII của Đảng, (Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, tr 164)[1], xác định: Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, bảo đảm các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết hài hoà quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển, tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội vùng có đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là các vùng Tây Bắc, Tây nguyên, Tây Nam Bộ, Tây Duyên hải Miền Trung. Nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực và chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, người tiêu biểu có uy tín trong cộng đồng các dân tộc. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở các cấp. Chống kỳ thị dân tộc; nghiêm trị những âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.


[1] Văn kiên Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, tr 164.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét