Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2020

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc nhưng rất đoàn kết



 Gần đây các thế lực thù địch có nhiều chiêu bài nói xấu Đảng, Nhà nước ta, trong đó chúng cho rằng do Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, phần lớn các tộc người di cư từ nơi khác đến cho nên mang tâm lý, bản sắc văn hóa khác nhau, cùng với sự không quan tâm đến chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước Việt Nam nên ở Việt Nam các dân tộc luôn mâu thuẫn, xung đột với nhau, đặc biệt là dân tộc Kinh với các dân tộc thiểu số. Tuy nhiên những lời lẽ trên là hoàn toàn bịa đặt, không đúng sự thật, cần phải lên án kịch liệt. Trái lại, Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay luôn xác định: Vấn đề dân tộc, đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ chiến lược, cơ bản, lâu dài của cách mạng Việt Nam. Thực hiện chính sách dân tộc, làm cho các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, cùng nhau phát triển là nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị và toàn thể dân tộc Việt Nam.
Hiện nay ở Việt Nam có 54 thành phần dân tộc, dân tộc Kinh và 53 dân tộc thiểu số, dân tộc kinh là dân tộc đa số. Trong đó một số dân tộc có nguồn gốc tại chỗ, một số dân tộc di cư từ Trung Quốc, Lào và Cam Phu Chia (tại chỗ có dân tộc Việt, còn gọi là dân tộc Kinh; dân tộc Mường, còn gọi là Việt - Mường. Di cư từ Trung Quốc như dân tộc Thái, Hoa, Cao Lan, HMông, Sán Chỉ, Giáy v.v..., dân tộc HMông, Cao Lan, Sán chỉ và Giáy di cư đến Việt Nam khoảng 300 năm trước;  từ Lào có dân tộc Chăm; từ Camphuchia có dân tộc Kheme v.v...). Trong thời kỳ hội nhập có một số dân tộc từ các nước khác như: Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Châu Âu, Châu Mỹ sang làm việc, sinh sống tại Việt Nam…
Tuy là quốc gia đa dân tộc nhưng đoàn kết đã trở thành truyền thống, thành sức mạnh và là nền móng để xây dựng một quốc gia dân tộc bền vững xuyên suốt mọi thời kỳ lịch sử (sự tích 100 trứng, 50 người con theo mẹ lên núi, 50 người con theo cha xuống biển, thể hiện: Con giồng, cháu tiên, cùng xuất thân từ một bào thai - Hồng bào, nên có hai chữ: đồng bào, nghe vừa gần gũi, vừa thân thương,  bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn, hoặc tình làng nghĩa nước, nước mất, nhà tan; tướng sỹ một lòng phụ tử hoà nước sông chén rượu ngọt ngào, lá lành đùm lá rách.
Dân tộc Việt Nam đoàn kết, được xuất phát từ các lý do là: Từ yêu cầu của công cuộc chinh phục thiên nhiên, đấu tranh chống giặc ngoại xâm; Các dân tộc Việt Nam có lòng yêu nước nồng nàn, yêu chuộng hoà bình và giàu lòng nhân ái vị tha. Đặc biệt ngay sau khi thống nhất đất nước (năm 1975), dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các dân tộc Việt Nam cùng đồng lòng, đồng sức chung tay xây dựng chủ nghĩa xã hội – một chế độ xã hội có nền tảng tư tưởng tiến bộ là chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, với một chế độ dân chủ thực sự vì quyền lợi vì quyền làm chủ của nhân dân, vì quyền con người thực sự. Từ bản chất tốt đẹp của chế độ; từ bản sắc văn hóa truyền thống đoàn kết, yêu nước, nhân ái cho nên, các dân tộc Việt Nam rất đoàn kết, kể cả những lúc khó khăn gian lao (thời kỳ chiến tranh), cho đến thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, cho nên nhiệm vụ nào cùng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Qua chống dịch COVID- 19 vừa qua đã minh chứng điều đó. Từ những yếu tố trên có thể khẳng định rằng, 54 dân tộc Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một dân tộc đoàn kết, yêu nước, chứ không như những lời bịa đặt của các thế lực cho rằng các dân tộc Việt Nam không đoàn kết, luôn mâu thuẫn, xung đột.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét