Thứ Tư, 15 tháng 7, 2020

Xuyên tạc lịch sử Việt Nam trên nhiều kênh truyền hình nước ngoài




Nhiều dịch vụ truyền hình xuyên biên giới: WeTV(Trung Quốc), IQIYI (Trung Quốc), Iflix (Malaysia), Netflix (Mỹ)... có các phim nội dung xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc về chủ quyền Việt Nam. Đó là, phố cổ Hội An được chú thích thành một địa danh khác ở Trung Quốc… Hiện Việt Nam đang xuất hiện nhiều dịch vụ truyền hình xuyên biên giới có thu tiền thuê bao định kỳ, như: Nội dung trên các dịch vụ truyền hình này chủ yếu là các thể loại phim (gồm cả phim tài liệu lịch sử), các chương trình trò chơi truyền hình, chương trình truyền hình thực tế, phóng sự điều tra như loạt phim tài liệu Vietnam War có nội dung xuyên tạc lịch sử; xuyên tạc về chủ quyền Việt Nam (phim Madam Secretary); hay mô tả hình ảnh bạo lực, sử dụng ma túy, khiêu dâm (phim Bánh đa tầng; Polar: Sát thủ tái xuất; After Porn End365 Days...).
Điểm chung của nội dung trên các dịch vụ truyền hình xuyên biên giới này là đều đang được cung cấp trên quan điểm, nhận thức của các doanh nghiệp nước ngoài, không được biên tập phù hợp truyền thống văn hóa, thuần phong mỹ tục Việt Nam; trái quan điểm chính trị; chuyển ngữ tiếng Việt, sử dụng từ ngữ thô tục, phá hoại tính trong sáng của tiếng Việt; chưa tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý nội dung trên dịch vụ phát thanh, truyền hình. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, cung cấp dịch vụ truyền hình có thu tiền thuê bao định kỳ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, buộc các doanh nghiệp phải có giấy phép. Nội dung trên dịch vụ truyền hình phải tuân thủ các yêu cầu về biên tập, kiểm soát nội dung trước khi cung cấp đến người dùng/thuê bao theo quy định pháp luật về báo chí, điện ảnh. Đáng chú ý, một số cơ quan báo chí trong nước đã có một số chương trình, bài viết quảng bá, giới thiệu các dịch vụ truyền hình này. Vì vậy, các cơ quan liên quan như Thông tin và truyền thông, các cơ quan báo chi, Bộ công an… cân nhắc về việc đăng tải, phát sóng các tin bài, chương trình có nội dung phổ biến, quảng bá cho các dịch vụ truyền hình của doanh nghiệp nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam. Đồng thời, cần quan tâm thông tin, quảng bá cho các dịch vụ phát thanh, truyền hình của các doanh nghiệp trong nước đã có giấy phép.
Hiện tại một số tờ báo, kể cả báo điện tử cần xem xét lại giới hạn hạt động của mình, nhất là các tin mang tính nhạy cảm, các hình thức thương mại hóa, cần tôn trọng quy định của pháp luật trong hoạt động báo chí, các thuần phong mỹ tục của dân tộc. Mong các cơ quan chức năng cùng nhân dân ta tỉnh táo trước các âm mưu đen tối của các thế lực bên ngoài. Hành lang pháp lý phải đầy đủ và các cơ quan báo chí, ... phải chấp hành, tuân thủ nghiêm túc, bắt buộc, nếu không sẽ bị cơ quan chức năng xử lý, trong đó có đình bản, đóng cửa chứ không là cần tuân thủ!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét