Thứ Tư, 2 tháng 9, 2020

Sức mạnh của niềm tin

 

Trước 1945 dân số nước ta tầm khoảng 25 triệu người, cũng chừng đó con người trong khoảng thời đó, cũng học vấn địa vị như vậy. Nhưng Triều Đình nhà Nguyễn lại cam tâm tình nguyện làm tôi tớ cho Pháp. Năm 1945 cũng chừng đó con người Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh lại đứng lên giành độc lập cho nước nhà, điều mà nhiều lãnh đạo cách mạng tiền bối khác chưa bao giờ làm được trong vòng 100 năm đô hộ giặc tây. Vậy từ đâu người ta có thể lý giải được cũng những con người đó nhưng số phận họ lại chịu thay đổi đứng lên giành độc lập cho nước nhà mà điều trước đó họ không dám?

Đó chính là niềm tin, và sức mạnh của quần chúng nhân dân. Và hơn ai hết chính là người soi đường chỉ lối, tận dụng thời cơ ngàn năm có một để giành lại nền độc lập cho nước Nhà. Trong bối cảnh thời điểm đó Hồ Chủ Tịch đã vận dụng rất tốt giữa thiên thời- địa lợi- nhân hòa và tổng hợp sức mạnh của quần chúng nhân dân. Chỉ một câu tuyên bố " Phá kho thóc Nhật" cả nước ào lên như xung trận, có thể họ không biết Hồ Chí Minh thời điểm đó là ai, nhưng lời kêu gọi Phá Kho Thóc nó đánh đúng tâm lý đại bộ phận nhân dân đang nghèo khổ rền xiết dưới ách nô lệ . Và cũng chính sức mạnh nhân dân này đã đưa Việt Nam qua muôn trùng sóng gió, từ chiến hào Điện Biên Phủ, từ Đường Chín Khe Sanh, chiến trường Trị Thiên khói lửa và đích cuối cùng là Dinh Độc Lập cho tới ngày toàn thắng. Sức mạnh đó nó đã bảo vệ đất nước trong thời buổi ngàn cân treo sợi tóc " Tay giữ trời tay chống giặc bắc nam". Hồ Chủ Tịch từng nói " Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong" ngay từ thời buổi lập quốc người đã biết vận dụng vào sức dân cho công cuộc cách mạng sau này. Cũng như Đại Tướng Võ Nguyên Giáp từng nói " Chúng tôi chiến thắng người Mỹ bởi quân đội chúng tôi được sự ủng hộ không giới hạn của nhân dân".

Trong những năm gian lao nguy nan trong biển giáo rừng gươm, cách mạng vừa mới hình thành còn non trẻ, cán bộ bị truy lùng gắt gao, có những nơi " Trắng đảng viên" vậy tại sao trong những lúc dầu sôi lửa bóng như vậy, người dân vẫn đùm bọc che chở cho cán bộ, cho cách mạng. Bởi họ có niềm tin rằng, còn cán bộ còn Đảng và còn Đảng thì cách mạng chắc chắn sẽ thành công và đất nước sẽ thoát khỏi vũng bùn nô lệ. Không phải ngẫu nhiên bà Mẹ Liệt Sỹ miền nam cao hơn nhiều ở Miền Bắc vì họ có một niềm tin là mai đây cách mạng cứu nước thành công, họ sẵn sàng hiến dưng cả những người con cuối cùng cho mình ra tuyền tuyến. Ngược lại nếu không có sự che chở của nhân dân, cách mạng cũng không thể nào sống sót nổi trước những đòn thù tố cộng diệt cộng năm 59. Đó là một điều hiển nhiên " Bất khả phủ bác " mà lịch sử đã chứng minh, dù muốn xuyên tạc kiểu nào cũng không được.

Ngày nay, chúng ta thường hay nghe tới trong các cuộc họp giao ban, trong các cuộc họp chính đốn đảng, cụm từ " Làm mất niềm tin ở quần chúng nhân dân,hoặc thế lực thù địch xuyên tạc". Vậy tại sao trong những năm đầu cách mạng khi Đảng chưa có gì trong tay người dân đặt niềm tin vào Đảng vào Cách Mạng, ngày nay chúng ta giàu có hơn rất nhiều so với ngày trước, thì người dân lại mất niềm tin vào cán bộ đảng viên?

Đó chính là sự tha hóa của không ít cán bộ đảng viên trong nội bộ đảng. Sự phân hóa giàu nghèo giữa người đầy tớ và nhân dân, khi quan chức sống trong nhung lụa giàu sang sẽ khó lòng thẩu hiểu đời sống của đại bộ phận nhân dân. Việt Nam chưa phải là nước nghèo nhưng nhiều quan chức giàu lên đó là biểu hiện của sự xa rời quần chúng. Khi sự giàu có của quan chức vượt lên sự nghèo khó của đại bộ phận nhân dân, thì lúc đó các quan chức cần phải suy nghĩ lại. Không ai bắt các quan chức phải ăn bận rách rưởi, nhà ở lụp xụp. Nhưng những vị quan phụ mẫu có lối sống xa hoa, giống như ông hoàng bà chúa trong khi địa phương mình là một trong những tỉnh nghèo nhất nước. Hình ảnh đó đâm ra rất phản cảm và suy yếu lòng tin của đại bộ phận nhân dân đối với chính quyền. Hàng ngày anh mồm luôn đọc nghị quyết, túi có thẻ đảng hô hào cần kiệm liêm chính, trong khi vợ con đời sống xa hoa, thì tôi tin rằng người dân nào cũng xem những điều các ông nói là nói phét. Họ không dám nói ra vì khi quyền lực các ông nắm trong tay.

Sinh thời Hồ Chủ Tịch đã nói "Cán bộ mà "gầy", nhân dân mà "béo" đó là điều vinh hạnh cho Đảng ta...". Hình ảnh những vị quan chức phụ mẫu ớ trong những lâu đài xa hoa nó đối lập với những trẻ em vùng cao, lưng cõng em tấm áo không đủ che thân khi mùa rét tới, nó phán ảnh sâu rộng và mất niềm tin vô cùng ghê gớm đối với không ít đồng bào, nó đối lập với mục tiêu của đảng " dân giàu, nước mạnh công bằng và văn minh"

Lời Bác nói năm xưa vẫn không bao giờ thừa đối với nhiều quan chức bây giờ. Khi nhân dân ấm no thì đời sống cán bộ được nưng cao, nhưng khi nhân dân còn thiếu cái ăn cái mặc mà những vị cán bộ lại trong biệt thự này, căn hộ nọ nó mang tính chất phán cảm.

75 năm ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. 51 Năm Hồ Chủ Tịch mất, thế hệ khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cũng đã khuất núi. Đảng ta đã đi một chằng đường dài trong muôn vàn gian khổ và thử thách, và liệu những cán bộ đảng viên giữ những cương vị chủ chốt, đang chèo lái con thuyền nước nhà có nhớ những lời tiền nhân đã răn dạy./.




 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét