Khi nhìn nhận bằng cảm tính Covid-19, ai cũng sẽ phải lo sợ. Tuy
nhiên với phân tích logic và các số liệu thống kê qua các phương tiện thông tin
đại chúng, chúng ta nên nhìn nhận vấn đề Covid-19 một cách khoa học, bình tĩnh
hơn; về bản chất của dịch Covid-19 là phải đề phòng và chống quyết liệt, nhưng không
đến mức độ lo ngại như nhiều người tưởng, nhiều cơ quan, xí nghiệp, đơn vị...
vẫn làm việc bình thường.
Sau hơn 9 tháng, kể từ khi xuất hiện ca lây nhiễm Covid-19 đầu
tiên, hiện thế giới đã có hơn 27 triệu ca. Việt Nam cũng đã qua ba đợt dịch.
Phân tích khối dữ liệu lớn này, giúp ta có thể nắm bắt được quy luật, từ đó đưa
ra được những biện pháp để khống chế và chung sống với dịch bệnh. Từ số liệu
được phân tích từ hàng chục triệu ca lây nhiễm trên thế giới đã chỉ ra hệ số
lây nhiễm của Covid-19 từ 2.5 đến 3.0 với chu kỳ lây nhiễm là 5 ngày. Tức là cứ
sau 5 ngày, một người sẽ lây trung bình cho 3 người nếu hệ số lây nhiễm là 3,
sau 10 ngày sẽ có 9 người bị lây nhiễm và sau 15 ngày sẽ có 27 người bị lây
nhiễm... cứ như thế theo cấp số nhân. Diễn biến thực tế ở các ổ dịch liên quan
tới Đà Nẵng cơ bản đã được khống chế với 551 ca lây nhiễm trong cộng đồng (tính
tới sáng ngày 07/09 - không bao gồm các ca nhập cảnh), vẫn ít hơn số lượng trên
lý thuyết (595 ca). Nếu việc khoanh vùng dập dịch, tìm ra được tất cả các ca
này, không bị bỏ sót thì sẽ tiếp tục không có Covid-19 trong một thời gian,
giống như hai giai đoạn dịch bệnh trước đó; tuy nhiên, việc để bỏ lọt một số ca
là điều hoàn toàn bình thường và có thể xảy ra. Do đó, giải pháp tốt nhất là
chốt chặn quyết định Covid-19 ở các bệnh viện, tại các khoa về bệnh hô hấp. Vừa
qua chúng ta chưa có quy định rõ ràng nên còn bỏ lọt dẫn tới sự lây nhiễm lên
tới 6 chu kỳ là điều dễ hiểu.
Trong khi chưa có thuốc đặc trị, nhưng vẫn chữa khỏi cho rất
nhiều người (nhiều ca rất nặng), chúng ta hoàn toàn có thể tự tin với cuộc sống
bình thường mới. Nghĩa là xã hội vẫn lao động sản xuất, vui chơi giải trí như
bình thường. Mọi người cần phải làm quen với trạng thái “bình thường mới”./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét