Đó là câu nói của Đại tá Trương Hồng Anh quê ở huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi. Năm 16 tuổi khi còn học trung học, Ông đã bỏ vào chiến khu, nhập ngũ vào Sư đoàn 2/QK5.
Ông từng tham gia nhiều trận đánh tại chiến
trường khu 5 như: Ba Gia, Vạn Tường, Đồng Dương, Quy Thạch, Nông Sơn, Trung
Phước, đường 9 - Nam Lào... rồi giải phóng Đà Nẵng. Năm 22 tuổi, ông là Tiểu
đoàn trưởng Tiểu đoàn 90.
Năm 29 tuổi là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 1.
Năm 34 tuổi là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 2. Chưa đầy 20 năm trong quân ngũ, Ông
được phong 13 cấp, từ binh nhì đến đại tá, từ chiến sĩ trinh sát đến Sư đoàn
trưởng
Một người Sư đoàn trưởng trẻ trung, tài danh
đi vào huyền thoại oanh liệt và là niềm tự hào trong lòng những người lính về
Ông, một người chỉ huy hiền hòa, gần gũi, nhưng quyết đoán, uy nghiêm.
Một người chỉ huy với vóc dáng thư sinh và
gương mặt đẹp ngời sáng thiên thần nhưng làm cho quân thù luôn khiếp sợ.
Nói về Đại tá Trương Hồng Anh luôn gắn liền
những chiến công và những giai thoại rất đổi gần gũi và thân thiện.
Trên cương vị là Tiểu đoàn trưởng, ông đã từng
rót nước cho nghệ sĩ ngâm thơ Kim Cúc từ Hà Nội vào biểu diễn ở Mặt trận đường
9-Nam Lào, gặp Ông ở lán trại dã chiến, nghĩ là chiến sĩ liên lạc, đã gọi: “Em
ơi cho chị xin ly nước”.
Sau giờ biểu diễn, nghệ sĩ bất ngờ nhận ra
đồng chí Tiểu đoàn trưởng đứng ra cảm ơn đoàn nghệ thuật lại chính là người rót
nước rất lễ phép trước đó nên không khỏi ngỡ ngàng.
Rồi đến câu chuyện ngộ nghĩnh nhất, đó là một
nhóm tân binh người Đà Nẵng thấy Ông mặt mày trắng trẻo sợ không chịu đựng được
những gian khổ ở thao trường… liền rủ Ông tham gia kiếm đường đào ngũ; đến
chừng theo họ một đoạn đường, thay vì báo cảnh vệ bắt, Ông giảng giải cho họ
nhận thức đúng sai để quay lại đơn vị tiếp tục công tác.
Khi nói tài thao lược quân sự của Đại tá
Trương Hồng Anh phải nói về những tháng ngày khốc liệt ở chiến trường K. Đặc
biệt nhất là trận đột phá toàn mặt trận trong đội hình của Quân đoàn 4. Đồng
chí Trương Hồng Anh đã bàn di chuyển sở chỉ huy từ phía sau ra phía trước so
với trận địa bố trí quân.
Đây là phương án táo bạo có phần nguy hiểm,
nhưng cái được lớn nhất là quan sát toàn bộ chiến trường, chỉ huy hiệp đồng binh
chủng nhanh chóng. Và trận đột phá lần này giành thắng lợi giòn giã, Trung đoàn
1 được tuyên dương Anh hùng lần thứ 2.
Đại tá Trương Hồng Anh còn có trí nhớ rất kỳ
lạ. Dựa trên bản đồ, Ông có thể dẫn Trung đoàn hành quân trong đêm hàng chục
cây số mà không bị lạc. Cách làm việc của Ông khoa học, có sự chuẩn bị kỹ cho
mỗi trận đánh từ con người, phương án, cơ sở chiến trường, đồng thời Ông đòi
hỏi chỉ huy cấp dưới cũng phải như thế.
Còn về tính cách của Đại tá Trương Hồng Anh
thể hiện trong sinh hoạt đời sống hàng ngày cũng rất đặc biệt: Ông rất ít ngủ,
đọc sách nhiều, nghiên cứu, ghi chép cẩn thận. Có khi nửa đêm bật dậy để viết
vào sổ một ý nghĩ nào đó mới hình thành.
Đọc, ghi chép, quan sát, phân tích, sự lao
động nghiêm túc này cộng với sự từng trải chiến trường, ý chí quyết tâm cao là
bí quyết để Đại tá Trương Hồng Anh thành công trên cương vị chỉ huy.
Không những thế, Đại tá Trương Hồng Anh sống
rất chân tình với đồng đội. Với cấp trên, anh khiêm tốn, lắng nghe, chấp hành
nghiêm mệnh lệnh. Với cán bộ dưới quyền, bàn bạc dân chủ, không bao giờ hách
dịch, nổi nóng. Với chiến sĩ, hết mực hòa đồng, thương yêu, lo từng bữa ăn,
giấc ngủ, chỗ nghỉ ngơi tốt nhất dù là trong chiến tranh nên được mọi người yêu
quý, tin tưởng.
Ông hy sinh anh dũng trong khi chỉ huy đơn vị
làm nhiệm vụ quốc tế cao cả Campuchia.
Trong một trận chiến, khi xe của Đại tá Trương
Hồng Anh đi ngược chiều với xe chở thương binh, Ông bảo lái xe đi sang vệ
đường, nhường đường cho xe chở thương binh. Không may, xe của Ông đè vào một
quả mìn chống tăng của Polpot cài ven đường…
Đại tá Trương Hồng Anh đã hy sinh khi mới 36
tuổi, là một trong những Sư đoàn trưởng trẻ nhất toàn quân hồi đó.
Rất tiếc cho một tài năng của Quân đội ta. Ông
hy sinh khi còn quá trẻ.
Sinh thời, trong một lần viết thư về cho người
vợ trẻ, Trương Hồng Anh đã có câu để đời: “Người Lính không sợ chết, nhưng ai
cũng muốn được về với gia đình”!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét