Ngày 21/01/2023, fanpage của đảng Việt Tân đã đăng một bài viết bốc thơm lá cờ vàng ba sọc đỏ thành “lá cờ gắn liền với thân phận người dân Việt Nam”. Bài viết bịa đặt trắng trợ, trơ trẽn để bôi nhọ thành tựu, lý tưởng của Đảng và nhân dân ta đồng thời hết lợi ca ngợi chế độ Việt Nam Cộng hòa về mọi mặt. Chẳng hạn, ngay đầu bài, ta bắt gặp đoạn sau:
Sau 1954 ở trong Nam cờ Vàng được treo trên các cột sân trường thì học sinh VN cắp sách đến trường miễn phí, thầy cô giáo tận tâm dạy học với nền giáo dục khai phóng và nhân bản. Cờ Vàng treo trên mái bệnh viện thì người dân VN được cứu chữa và được chăm sóc tận tình chu đáo. Người bác sĩ y tá dưới lá cờ vàng chính là “Lương y như từ mẫu”.”
Nếu người đọc không có kiến thức về lịch sử sẽ rất dễ ngộ nhận, nghĩ rằng bản thân được tiếp nhận những thông tin mới, với cách lập luận, dẫn chứng cụ thể, dễ hiểu của Việt Tân sẽ nghĩ rằng các quan điểm nói trên là có cơ sở, vô tình bị dẫn dắt tâm lý, quan điểm, nhận thức. Vậy sự thật là thế nào?
Đầu tiên là “Năm 1954 sau khi cờ vàng hạ xuống tại Hà Nội thì dân Miền Bắc bị xiềng xích, hơn triệu sinh mạng thường dân phải chết vì chủ trương đi giải phóng”. Việt Tân đã thể hiện là những kẻ mất gốc, đã báng bổ lịch sử, quên đi nỗi đau của tổ tiên; chúng đã quên mất rằng thực dân Pháp đã bóc lột đất nước ta, tổ tiên ta như thế nào. Cách mạng tháng Tám thành công trong cả nước, đã phá tan hai tầng xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp và phát xít Nhật, đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ thành người dân độc lập, tự do, làm chủ nước nhà. Thế nhưng, sau gần 80 năm bóc lột tài nguyên, nhân dân ta, mặc dù đã bị đánh đuổi nhưng thực dân Pháp vẫn kéo quân quay lại hòng cướp nước ta một lần nữa. Chiến thắng Điện Biên năm 1954 của nước ta mới chính thức làm từ bỏ ý đồ đô hộ, bóc lột dân tộc Việt Nam của thực dân Pháp. Lịch sử chứng kiến biết bao nhiêu hy sinh xương máu của cha ông ta như vậy mới giành được độc lập, rõ ràng như vậy mà Việt Tân có thể mở mồm ra phát ngôn được là “dân Miền Bắc bị xiềng xích”. Còn vì sao chúng ta lại phải tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước nếu như Mĩ không mưu đồ chia cắt đất nước ta, không cản trở để Việt Nam thực hiện Hiệp định Giơ – ne – vơ là hiệp thương, để nhân dân cả nước được thực hiện quyền làm chủ của mình là tổng tuyển cử trên cả nước.
Chất lượng giáo dục và y tế của chế độ Việt Nam Cộng hòa có như bài viết mô tả không? Lá cờ vàng treo ở miền Nam thì học sinh được đến trường, người ốm được chữa bệnh….chỉ một bộ phận nhỏ của nhân dân miền Nam trong khi đại bộ phận bị chính sách tố cộng, diệt cộng…của chính quyền Ngô Đình Diệm nhằm thực hiện ý đồ thành lập nhà nước Việt Nam Cộng hoà. Số lượng trường học, bệnh viện ở miền Nam sau 1954 không nhiều, chủ yếu tập trung ở thành phố, đô thị. Vùng nông thôn đang tranh tối tranh sáng với lực lượng cách mạng nên không thể triển khai và uy tín của chính quyền Việt Nam Cộng hoà không lôi kéo đại bộ phận nhân dân ủng hộ họ. Việt Nam Cộng hòa tuyên bố chọn môt triết lý giáo dục là “nhân bản, dân tộc và khai phóng”. Điều này ghi trong tài liệu Những nguyên tắc căn bản do Bộ Giáo dục ấn hành năm 1959 và sau đó được ghi lại trong Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa năm 1967. Tuy nhiên, đó chỉ là danh nghĩa thôi, vì chính quyền Việt Nam Cộng hòa chưa ra văn bản nào để cụ thể hóa cách hiểu ba nguyên tắc đó. Ba triết lý trên nghe rất quý báu, cao cả nhưng chỉ là trên giấy, thực tế lại khác hẳn.
Chỉ khoảng 24% tổng số thiếu niên ở lứa tuổi từ 12 đến 18 là được đi học. Nội san AĐS cho biết: “Cứ 100 em vào lớp đầu của bậc tiểu học thì chỉ có 3 em được học trung học đệ nhị cấp, còn 97 em bị hất ra ngoài nền giáo dục đại chúng của ông Thiệu, và trong tiểu học có 51% học sinh không được học lên lớp 4”. Tới năm 1974, tỷ lệ người dân biết đọc và viết của Việt Nam Cộng hòa ước tính vào khoảng 70% dân số, 30% còn lại vẫn mù chữ. Những số liệu chi tiết này, được ghi lại trong chính sách báo công khai ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975, đã mô tả một thực tế khác xa với những lời tuyên truyền tô hồng của giới dân chửi.
Hệ thống y tế Việt Nam Cộng hòa nhìn chung là nhỏ bé, thường bị quá tải và thiếu thuốc men. Toàn bộ chương trình y tế công cộng của Việt Nam Cộng hòa chỉ được phân bổ khoảng 2% chi tiêu ngân sách. Theo lời cựu bộ trưởng y tế của chế độ này vào năm 1967, thì toàn miền nam khi đó chỉ có khoảng 160 bác sĩ, và chỉ có khoảng 5 nữ hộ sinh cho mỗi 100.000 người dân. Tại Huế, một bệnh viện 1.500 giường hoàn toàn không nhận được dụng cụ y tế từ Chính phủ, nó chỉ tiếp tục vận hành được nhờ sự trợ giúp từ chính phủ Tây Đức. Bác sĩ David McLanahan cho biết vào mùa hè năm 1966, Bệnh viện phẫu thuật Đà Nẵng có 350 giường bệnh nhưng chưa bao giờ có dưới 700 bệnh nhân. Toàn miền Nam chỉ có khoảng 100 bệnh viện, trạm y tế với khoảng 25.000 giường bệnh, việc 2 hoặc 3 bệnh nhân nằm chung một giường không phải là hiếm (2 bệnh nhân nằm chung một giường đã trở thành quy tắc bắt buộc tại Đà Nẵng).
Bệnh viện nhi duy nhất phải chứa khoảng 600 bệnh nhân cho 220 giường bệnh, nên nhiều trẻ phải nằm trên giấy báo và trong các bệnh viện khác, một số tờ báo và giấy gói thường được sử dụng để băng bó vết thương, vì đó là chất liệu duy nhất có sẵn. Theo luật sư William F. Pepper, viện trợ y tế của Mỹ cho Việt Nam Cộng hòa không thấm tháp gì so với hàng ngàn trẻ em bị bỏng nặng bởi bom napalm và bom phosphor do quân Mỹ thả xuống. Bệnh nhân bỏng nặng nhiều khi chỉ được sơ cứu rồi bị đuổi khỏi phòng bệnh để lấy chỗ cho những trường hợp nguy cấp hơn. Kết quả là nhiều trường hợp phải cắt cụt chi để đỡ tốn thời gian điều trị.
Lá cờ vàng ba sọc đỏ không thuộc về bất cứ chính phủ Việt Nam độc lập nào. Trong lịch sử, nó chỉ được treo trên những vùng đất Việt Nam bị quân Pháp hoặc quân Mỹ chiếm đóng. Khi Mỹ thích, họ có thể hậu thuẫn một cuộc đảo chính để giết Ngô Đình Diệm, hoặc buộc Nguyễn Văn Thiệu từ chức, như thể hai “tổng thống” này là chỉ là hai con rối do họ tùy ý giật dây. Nhìn vào những khía cạnh này, ta thấy chế độ Việt Nam Cộng hòa không mấy tốt đẹp trên cả phương diện “độc lập, nhân bản” lẫn dân sinh. Giới dân chửi đã bất chấp sự thật lịch sử để tẩy trắng và tô hồng cờ vàng ba sọc đỏ.
“Khi cờ Vàng còn tuần tiễu ngoài Biển Đông thì ngư dân VN yên tâm ra khơi không sợ bị Trung Quốc giết hại.”…, chẳng nhẽ Việt Tân lại trơ trẽn đến mức quên mất rằng thực ra việc quần đảo HS bị mất trong đó có sự tiếp tay đi đêm của Mỹ và sự hèn nhát bạc nhược của sỹ quan binh lính VNCH. Lực lượng tác chiến VNCH lúc đó vượt trội hơn hẳn Trung Quốc.
Tiếp theo, chúng lại cho rằng “Từ sau ngày “Đổi mới” 1986, nhà nước mở cửa bang giao và làm ăn với các quốc gia đã từng công nhận chính phủ VNCH cùng quốc kỳ cờ Vàng trước đây, thì ngay lập tức đời sống nhân dân VN được cải thiện thấy rõ” và “Ngày nay ở những nước nào có cộng đồng cờ Vàng hiện diện thì đó là nơi bạn thường mong muốn được đi du học, mong tới du lịch và mong được định cư.”. Luận điểm này tiếp tục cách lập luận mập mờ, kiểu “Lý Thông cướp công Thạch Sanh”, “đánh lận con đen”. Thành tựu của công cuộc đổi mới là do công sức của toàn Đảng, toàn dân cùng nỗ lực phấn đấu trên con đường đi đúng đắn mà đạt được chứ không phải ngẫu nhiên mà có. Khi tiến hành đổi mới thì thế giới đã bước vào thời kì toàn cầu hóa, xu thế các nước và khu vực liên kết với nhau để phát triển, hợp tác đôi bên cùng có lợi, kết quả đạt được là do chúng ta biết tận dụng thời cơ, đẩy lùi nguy cơ, giữ vững đường lối độc lập, tự chủ. Thật nực cười khi Việt Tân lập luận Việt Nam mở cửa với các nước trước đây là đời sống nhân dân được cải thiện. Cũng như vậy, thực hiện đường lối đổi mới, hội nhập quốc tế, cộng đồng người Việt có mặt ở khắp nơi trên thế giới để học tập, lao động, sinh sống… phù hợp nguyện vọng, mong muốn cá nhân chứ không phải theo kiểu “nhận vơ” như của bọn chúng là vì có “cộng đồng cờ Vàng”.
Đã thiếu khối óc để có thể phân biệt được đúng sai thì Việt Tân cũng không nên đánh mất trái tim để quên đi lịch sử dân tộc mà ca ngợi “lá cờ vàng” mà thực chất là ca ngời thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, những kẻ đã từng cướp bóc và gây biết bao đau thương cho dân tộc Việt Nam./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét