Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2023

Hà Nội quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

 

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng khác luôn nhận được sự quan tâm từ chính quyền TP Hà Nội. Qua đó góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và phát triển Thủ đô trong tình hình mới.

AI giúp thay đổi cách dạy và học

 

Biết tận dụng sức mạnh của công nghệ, khơi dậy đam mê và khả năng học tập của học sinh, nâng cao năng lực cho giáo viên và từng bước tạo ra những tiết học hấp dẫn, đó chính là dấu hiệu tích cực cho thấy nhiều ngôi trường đã và đang đổi mới từng ngày.

"Ma trận" luyện thi Đánh giá năng lực

 

Kỳ thi Đánh giá năng lực (HSA) của Đại học Quốc gia Hà Nội hiện có khá nhiều thông tin lan truyền trên các trang mạng xã hội về việc tiết lộ đề thi, cũng như chia sẻ "bí quyết" làm bài từ các tài khoản ảo... GS, TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã có những chia sẻ vấn đề này và thông tin về những vấn đề thí sinh quan tâm.

Cơ hội đổi mới công nghệ

 

Triển lãm quốc tế lần thứ 7 về công nghệ thí nghiệm, phân tích, chẩn đoán và công nghệ sinh học (Analytica Vietnam 2023) diễn ra trong thời gian từ ngày 19 đến 21-4 tại TP Hồ Chí Minh do Cục Thông tin khoa học và Công nghệ quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ) cùng các đơn vị tại TP Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức.

Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2023

Niềm vui trong đoàn quân chiến thắng

 

Từng tham gia nhiều trận chiến đấu ác liệt, Thiếu tướng Nguyễn Văn Tài, nguyên Phó giám đốc Học viện Chính trị tự hào vì mình được góp mặt trong thời khắc lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam.

Những dòng sông trong lòng "đất lửa"

 

Với hơn 2.300 con sông dài hơn 10km, Việt Nam có thể được gọi là đất nước của những dòng sông. Tôi đã đến nhiều con sông trên khắp dặm dài đất nước, sông vơi sông đầy, khi trong khi đục, đò dọc đò ngang, ngày nắng ngày mưa. Mỗi con sông đều cho tôi dạt dào những cảm xúc vừa hân hoan gặp gỡ vừa lắng đọng suy tư.

Kỷ niệm mùa hoa tháng Tư

 

Anh là một kỹ sư chuyên ngành kỹ thuật hàng không của đơn vị không quân, nơi mà cha của anh từng công tác. Dịp ngày lễ thống nhất non sông 30-4, anh được đơn vị cho nghỉ phép về thăm nhà.

“Đất thép” nở hoa

 

Trong không khí phấn khởi chào mừng kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, chúng tôi có dịp trở lại thăm miền “đất lửa” Vĩnh Linh, Quảng Trị. Rảo bước trên miền giới tuyến, lòng tôi phơi phới, hân hoan lạ kỳ. Chẳng vui sướng sao khi những hố bom, trận địa pháo, hầm hào và cả “vành đai trắng”… năm xưa nay đã được lấp đầy bằng màu xanh của nương ngô, màu vàng của đồng lúa chín.

Độc đáo lễ cúng sức khỏe cho voi

 

Cùng với văn hóa cồng chiêng thì voi là biểu tượng bất biến trong tâm thức của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Cuộc đời voi nhà gắn liền với các nghi lễ, trong đó cúng sức khỏe cho voi luôn được người dân coi trọng như một tín ngưỡng, một nét đẹp văn hóa.

Nước bộ đội, mát lòng dân

 

Do nắng nóng, khô hạn kéo dài gần 3 tuần nay, nhiều hộ dân sinh sống trên địa bàn thôn 2, xã biên giới Ia Rvê, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk, gần như không có nước sạch để sinh hoạt, sản xuất, chăn nuôi.

Ký ức ngày toàn thắng

 

Đúng vào ngày 30-4 lịch sử của 48 năm về trước, cảm xúc vẫn vẹn nguyên về Sài Gòn ngập tràn sắc đỏ cờ, hoa, biểu ngữ, từng dòng người hân hoan mừng ngày toàn thắng. Lần đầu tiên những người lính “đi trước về sau” như ông đã vỡ òa hạnh phúc khi được tham gia cùng các cánh quân tiến về giải phóng, đập tan sào huyệt cuối cùng của địch.

Giữ trọn lời thề của người đảng viên để hoàn thành tốt nhiệm vụ

 

Tổ chức triển khai và thực hiện nghiêm túc, đợt sinh hoạt chính trị “Giữ trọn lời thề đảng viên” triển khai trong toàn Đảng bộ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Bình Thuận đã tạo một luồng gió mới, tấm gương phản chiếu để mọi đảng viên thực hiện tốt hơn nữa lời hứa của mình khi được đứng chân vào hàng ngũ của Đảng, từ đó thực hiện tốt hơn nữa chức trách, nhiệm vụ được giao.

Tấm lòng của Bộ đội Phòng không - Không quân

 

“Cảm ơn Bộ đội Phòng không-Không quân (PK-KQ) cùng cấp ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương đã hỗ trợ gia đình tôi có đủ điều kiện xây “Nhà tình nghĩa”.

Yêu nhau “qua mạng”

 

Đêm muộn một ngày đầu tháng 4, sau ca trực, Trung úy Nguyễn Văn Kiên, Phó thuyền trưởng quân sự, Tàu CSB 4038, Hải đội 212, Hải đoàn 21, Vùng Cảnh sát biển 2 tranh thủ ra boong tàu “hứng sóng” gọi điện về nhà, vui vẻ ngắm cậu con trai vừa tròn một tháng tuổi.

Tự tin giành hoa bắn giỏi

 

Với các chiến sĩ mới Tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 143, Sư đoàn 315, Quân khu 5), cảm giác hồi hộp, háo hức đan xen trong lần đầu bước lên tuyến bắn thực sự là kỷ niệm khó quên. Quyết tâm, bình tĩnh, tự tin, bản lĩnh, tâm lý tốt, đường ngắm chuẩn, đạn đi trúng “hồng tâm”... sau những tiếng nổ giòn, nhiều chiến sĩ vinh dự được lãnh đạo, chỉ huy Trung đoàn tặng hoa bắn giỏi.

Tuổi trẻ tiếp bước truyền thống

 

Những trang sử đầy tự hào của tuổi trẻ Sài Gòn-Gia Định-TP Hồ Chí Minh là động lực to lớn để thế hệ trẻ hôm nay tiếp nối trong công cuộc xây dựng và phát triển thành phố đi lên cùng cả nước. Khí thế hào hùng của thanh niên thành phố 48 năm về trước tiếp tục được phát huy trong các phong trào hành động cách mạng, phần việc thanh niên cụ thể, thiết thực.

CÂU CHUYỆN ĐÃ QUA NHƯNG CHÚNG TA PHẢI LUÔN LUÔN CẢNH GIÁC VỚI VỚI NHỮNG ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN THÂM ĐỘC, ĐEN TỐI CỦA BỌN LẬT SỬ VÀ NGỤY SỬ!

AI ĐÃ ĐI NGƯỢC LAI LỢI ÍCH CỦA ĐẢNG CỦA NHÂN DÂN CHÍNH BỌN VIẾT SÁCH BẨN ĐƯA MÔN LỊCH SỬ VÀO VÀO TÍCH HỢP VÀ LÀM MÔN TỰ CHỌN TRONG LỊCH SỬ. BỘ GIÁO DỤC LÀM SAI VẬY AI LÀ NGƯỜI KÝ NGƯỜI DUYỆT LÀM VIỆC NÀY CHÍNH HỌ LÀ NGƯỜI CHỐNG LƯNG NÉM ĐÁ DẤU TAY CHO BỌN THỰC HIỆN.
CHÚNG TÔI CỰC LỰC LÊN ÁN BỘ GIÁO DỤC ĐƯA LỊCH SỬ VÀO MÔN TÍCH HỢP VÀ TỰ CHỌN TRONG TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG.
CHÚNG TÔI ĐỀ NGHỊ LỊCH SỬ LÀ MÔN HỌC BẮT BUỘC.
BỘ GIÁO DỤC CHỊU TRÁCH NHIỆM MÔN LỊCH SỬ TRONG CẤP HỌC PHỐ THÔNG? KHI BỘ SAI AI CHỊU TRÁCH NHIỆM ? KHẨN CẦU NHÀ NƯỚC QUỐC HỘI XEM XÉT XỬ LÝ SI ĐƯA MÔN LỊCH SỬ VÀO MÔN TỰ CHỌN VÀ TÍCH HỢP? CÓ NGAY VÀ LUÔN SẮC LỆNH BẢO VỆ LỊCH SỬ!
Môn lịch sử 10 năm lại đây chỉ có mấy trường hợp là giỏi đếm trên đầu ngón tay 75% là trung bình yếu kém và rất nhiều điểm 0 đó là đang học bắt buộc. Bây giờ mà tích hợp và đưa ra môn lịch sử tự chọn vào phổ thông trung học thì hỏi được mấy người học? Trách nhiệm này không phải là của bộ giáo dục đào tạo nữa mà phải cấp nhà nước can thiệp vào bộ giáo dục.
Bác Hồ kính yêu đã dạy (Dân ta phải biết sử ta cho tận gốc tích nước nhà Việt Nam ) như vậy bộ giáo dục tích hợp môn sử vào môn địa là không phù hợp không đúng quan điểm của bác của đảng cộng sản Việt Nam?

Bộ giáo dục đào tạo đưa môn lịch sử từ lớp 1 cho đến lớp 9 còn cái trò tích hợp nữa mới ghê. Đến lớp 10 bộ giáo dục lại đưa môn sử vào môn tự chọn! Rất không phù hợp và ấu trĩ lớp một các cháu đọc chưa thông viết chưa thạo đưa môn sử vào làm gì? có chăng cho các cháu đọc những bài thơ về Bác Hồ kính yêu về chú bộ đội ! 
Lớp mười là lớp các cháu chuẩn bị tâm thế cho người thành niên bước vào tuổi trưởng thành thì buồn cười bộ giáo dục lại cho môn sử là môn tự chọn. Môn lịch sử không làm ra tiền không thiết thực với cuộc sống cơm gạo áo tiền . Môn lịch sử lại khó nhớ khó thuộc vậy ai chọn học sử để làm gì. Nhưng có lich sử mới khơi dạy lòng yêu nước lớp trẻ biết quí trọng lịch sử biết giữ gìn chế độ vậy sử cho học từ năm lớp 3 cho đến trung học phổ thông phải là môn bắt buộc mới bảo vệ được lịch sử

Thêm nữa không hiểu hay cố tình không hiểu mà bộ giáo dục đưa đám dâm chủ cuội đòi bỏ điều 4 hiến pháp nước cộng hòa XCNN Việt Nam Viết sách bẩn cảnh điều và soạn tháo lịch sử hóa ra bọn muốn xóa bỏ đảng cộng sản lại viết sách cho con em cộng sản học nghe nó ngược đời không thích hợp chẳng lẽ Việt Nam hết người tài hết cộng sản rồi sao? Người dân đã nhìn thấy chẳng lẽ bộ giáo dục to như ông trời lại không nhìn thấy điều này.
Chúng tôi hỏi ai trả lời ?
Bộ giáo sai vậy trên bộ giáo dục là ai nên vào cuộc khi chưa muộn đảng cộng sản Việt Nam nhà nước Việt Nam những đảng viên đảng cộng sản chân chính lấy Liền Xô và Ukraine là bài học xương máu cho cách mạng màu Việt Nam khi để truyền thông làm chủ cuộc chơi sẽ mất chế độ trong một nốt nhạc .

 Nguyễn mạnh Hà Trần Đức Cường Vũ Minh Giang Nguyễn nhã học cả đời là người đứng đầu lịch sử mà chưa hiểu chữ ngụy trong lịch sử mà các ông còn đòi tích hợp lịch sử môn tự chọn thì thứ hỏi lớp trẻ nó biết được lịch sử hào hùng của dân tộc được bao nhiêu. Lúc này chúng kết hợp bọn phản động sẽ đưa lịch sử bẩn thể là mất chế độ một cách nhẹ nhàng.

 Xương máu của hàng triệu liệt sĩ rồi đây sẽ ra sao ? Không ai có quyền chà đạp lên xương máu của các liệt sĩ? Lịch sử là của toàn dân làm ra không của riêng ai không ai được mua bán đổi chác làm giàu trên xương máu của những người ngã xuống để có đất nước Việt Nam hòa bình như ngày hôm nay?

Chúng tôi tha thiết đề nghị nhà nước Quốc hội vào cuộc không đưa môn lịch sử tích hợp ,không đưa môn lịch sử tự chọn không được bỏ cụm ngụy quân ngụy quyền trong lịch sử ! Và một điều khẩn cầu hãy có sắc lệnh báo vệ lịch sử ngày và luôn./.

Yêu nước ST.

GIẢI PHÓNG TRƯỜNG SA - CHIẾN CÔNG KHẲNG ĐỊNH CHỦ QUYỀN


48 năm trước, đúng 9 giờ ngày 29/4/1975, cờ Giải phóng tung bay trên đảo Trường Sa. Giải phóng kịp thời các đảo thuộc quần đảo Trường Sa là chiến công đặc biệt xuất sắc, có ý nghĩa chiến lược của lực lượng Hải quân Nhân dân Việt Nam nói riêng, Quân đội Nhân dân Việt Nam nói chung trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.
Ngày 2-4-1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ thị "phải nắm lực lượng ở Khu 5 và Hải quân để tổ chức tiến công giải phóng các đảo, đặc biệt là quần đảo Trường Sa”. Ngày 4-4-1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi bức điện đặc biệt cho Quân chủng Hải quân và Quân khu 5 giao nhiệm vụ: "Nghiên cứu và chỉ đạo thực hiện gấp rút, nhằm thời cơ thuận lợi nhất, đánh chiếm các đảo do quân ngụy miền Nam chiếm đóng thuộc quần đảo Trường Sa, không cho bất cứ kẻ nào xâm chiếm các nơi đó. Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng”.
Chấp hành mệnh lệnh trên, Bộ tư lệnh Hải quân khẩn trương chuẩn bị lực lượng làm nhiệm vụ giải phóng quần đảo Trường Sa, một nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa chiến lược cả về chính trị, quân sự và kinh tế, góp phần giải phóng hoàn toàn đất nước. Quyết tâm của Đảng ủy, Bộ tư lệnh là bám sát tình hình, tranh thủ thời cơ có lợi nhất để giải phóng đảo, kiên quyết không để lực lượng nào khác đến đánh chiếm đảo trước ta.
Ngày 11-4-1975, các lực lượng của ta bí mật xuất phát từ Đà Nẵng và chọn đảo Song Tử Tây làm mục tiêu giải phóng đầu tiên. Rạng sáng 14-4, đảo Song Tử Tây được giải phóng, khiến quân địch trên toàn quần đảo Trường Sa hoang mang, dao động, tạo điều kiện cho ta giải phóng các đảo còn lại thuận lợi. Tiếp đến, 3 giờ ngày 25-4, ta giải phóng hoàn toàn đảo Sơn Ca; 10 giờ 30 phút ngày 27-4, ta làm chủ đảo Nam Yết; 10 giờ 20 phút ngày 28-4, ta hoàn toàn làm chủ đảo Sinh Tồn. Đến 9 giờ ngày 29-4, phân đội chiến đấu cuối cùng của Lữ đoàn 126 đổ bộ làm chủ đảo Trường Sa.
9 giờ ngày 29-4-1975, cờ Giải phóng đã tung bay trên hòn đảo lớn nhất, hòn đảo thứ năm và cũng là cuối cùng mà quân ngụy Sài Gòn đóng giữ ở quần đảo Trường Sa. Quân chủng Hải quân cùng lực lượng phối thuộc của Quân khu 5 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiến công giải phóng quần đảo Trường Sa, nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chiến công này khẳng định sự chỉ đạo sáng suốt, chính xác, kịp thời của Thường trực Quân ủy Trung ương, Bộ tổng Tư lệnh và Quân chủng Hải quân trên mũi tiến công trên hướng biển trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.
Chiến công giải phóng Trường Sa cũng khẳng định ý thức tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh, tinh thần khắc phục khó khăn, biết nắm thời cơ, triệt để tận dụng thời cơ, táo bạo, mưu trí, dũng cảm chiến đấu; đặc biệt là ý thức rất cao về chủ quyền, về trách nhiệm quản lý, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc của bộ đội Hải quân. Đặc biệt, việc giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa từ quân đội Sài Gòn đóng giữ chính là bằng chứng có tính pháp lý để khẳng định trước cộng đồng quốc tế quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, Cờ giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập. Chiến dịch Hồ Chí Minh đã toàn thắng. 13 giờ cùng ngày, lực lượng của Quân chủng Hải quân tiến vào tiếp quản Bộ tư lệnh Hải quân ngụy ở trại Bạch Đằng, Bộ tư lệnh hạm đội, Công xưởng Ba Son, Bộ tư lệnh Sư đoàn lính thủy đánh bộ, trại Trịnh Minh Thế và một số vị trí khác.
Sau khi giải phóng 5 đảo trên quần đảo Trường Sa năm 1975, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao về củng cố, xây dựng Trường Sa, Quân chủng Hải quân đã nhanh chóng triển khai lực lượng đóng giữ thêm 16 đảo, nâng tổng số lên 21 đảo với 33 điểm đóng quân.
48 năm qua, đảo Trường Sa nói riêng và quần đảo Trường Sa nói chung bước vào thời kỳ lịch sử mới, thời kỳ xây dựng chiến đấu và trưởng thành bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
ST

NĂM THÁNG SẼ QUA ĐI, CHIẾN THẮNG 30/4 MÃI MÃI ĐI VÀO LỊCH SỬ DÂN TỘC



Cách nay 48 năm (1975 - 2023), khi thời cơ tổng công kích vào thành lũy cuối cùng của chính quyền Sài Gòn đã điểm, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch quyết chiến chiến lược mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Sau gần 4 ngày tổng tiến công và nổi dậy, trưa ngày 30/4/1975, quân và dân ta làm chủ thành phố Sài Gòn - Gia Định, bắt giữ và buộc Tổng thống chính quyền Sài Gòn phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, đánh dấu sự chấm hết của chế độ thực dân mới, mà đế quốc Mỹ đã dày công xây dựng bị sụp đổ hoàn toàn. Đây là sự kiện trọng đại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta nửa cuối thế kỷ XX, có ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại sâu sắc.
Sau khi Hiệp định Paris “Về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” được ký kết (27/01/1973), nhận thấy tương quan so sánh lực lượng đã hoàn toàn nghiêng về phía ta, ngày 7/01/1975, Bộ Chính trị họp “Bàn về tình hình và nhiệm vụ cuộc chống Mỹ, cứu nước” hạ quyết tâm lịch sử: Giải phóng miền Nam. Bộ Chính trị nhận thấy quân Mỹ khó có khả năng quay lại tham chiến tại miền Nam và nhất trí thông qua phương án giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 - 1976, đồng thời chọn chiến trường Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu và xác định: “Chúng ta phải cố gắng cao nhất để thắng gọn trong năm 1975. Điều đó là một khả năng hiện thực”[1].
Để kiểm chứng nhận định trên, Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Đường số 14 - Phước Long, diễn ra từ ngày 13/12/1974 đến ngày 6/01/1975. Qua đòn trinh sát chiến lược này, Bộ Chính trị đã họp bổ sung quyết tâm giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975. Đặc biệt, sau những thắng lợi liên tiếp của các đòn tiến công chiến lược, ngày 31/3/1975, Bộ Chính trị nhận định: “Cách mạng nước ta đang phát triển với nhịp độ một ngày bằng hai mươi năm”. Do vậy, Bộ Chính trị quyết định: Chúng ta phải nắm vững thời cơ chiến lược, quyết tâm thực hiện tổng tiến công và nổi dậy, kết thúc thắng lợi chiến tranh giải phóng trong thời gian ngắn nhất. Tốt hơn cả là bắt đầu và kết thúc trong tháng 4 năm nay, không để chậm”[2].
Thực hiện quyết tâm của Bộ Chính trị, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đã đoàn kết một lòng, nỗ lực cao độ, tạo thành sức mạnh “triều dâng thác đổ” như thế chẻ tre, tiến hành thắng lợi Chiến dịch Hồ Chí Minh - trận quyết chiến chiến lược quyết định cuối cùng với quân thù. Chỉ trong một thời gian ngắn, với tinh thần “một ngày bằng hai mươi năm”, cùng lực lượng áp đảo, với một khối lượng lớn vật chất hậu cần đã có mặt ở khu vực tập kết, sẵn sàng tổng tiến công vào nội đô Sài Gòn. Chiến dịch Hồ Chí Minh đã diễn ra và kết thúc thắng lợi vào ngày cuối cùng của tháng Tư (30/4/1975), theo đúng nhận định của Bộ Chính trị. Sau gần 4 ngày tổng tiến công và nổi dậy, quân và dân ta đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, non sông thu về một mối.
Chiến thắng 30/4/1975 của dân tộc ta vô cùng vẻ vang oanh liệt, là thắng lợi của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thắng lợi của đường lối và phương pháp cách mạng của Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) - Đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội - Đường lối chiến tranh nhân dân: Toàn dân, toàn diện, tự lực, tự cường; vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Đảng Lao động Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối, phương pháp cách mạng và đường lối chiến tranh nhân dân độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo và đã lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện linh hoạt, sáng tạo bảo đảm thành công đường lối đó; giải quyết đúng đắn các mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp; giữa độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội; giữa lợi ích dân tộc và lợi ích quốc tế; động viên toàn dân, toàn quân đoàn kết tham gia kháng chiến và kiến quốc, tạo nên sức mạnh tổng hợp của dân tộc và thời đại, đưa sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam đến thắng lợi hoàn toàn. Hơn nữa, chiến thắng 30/4/1975 còn là thắng lợi của nền văn hoá Việt Nam được xây đắp từ tinh hoa văn hoá của 54 dân tộc anh em trên đất nước ta, đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, vươn lên tự khẳng định sức sống trường tồn. Đó là nền văn hoá bắt nguồn từ lòng yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu đất nước, yêu độc lập, tự do, hòa bình; từ lòng nhân ái, trọng chính nghĩa, ghét gian tà, thấm đượm chủ nghĩa nhân văn cao cả và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam; cởi mở tiếp thu những tinh hoa của nhiều nền văn hoá thế giới. Nền văn hoá ấy ngày càng được bồi đắp và không ngừng phát huy lên tầm cao mới - Nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đó là cội nguồn sức mạnh vĩ đại của ý chí và trí tuệ Việt Nam, của bản lĩnh, lòng quả cảm và cốt cách Việt Nam, tạo nên sức sống mãnh liệt của nền văn hiến Việt Nam.
Đồng thời, chiến thắng 30/4/1975 thể hiện sự hội tụ sức mạnh của toàn dân tộc, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân. Đó là sức mạnh của chiến tranh nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam quang vinh và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, với sự hy sinh to lớn của đồng bào, chiến sĩ cả nước, với tinh thần: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”; “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” và khí phách: “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, mà lòng phơi phới dậy tương lai”; là thắng lợi của khát vọng hòa bình, độc lập dân tộc, tự do và thống nhất non sông của dân tộc Việt Nam.
Đại tướng Văn Tiến Dũng - Nguyên Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam thời chống Mỹ, cứu nước đã khẳng định với các nhà báo và học giả phương Tây rằng: “Một lần nữa tôi muốn nói rõ rằng nguồn gốc mọi thắng lợi của chúng tôi là sức mạnh của cả một dân tộc vùng lên làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình trong thời đại ngày nay”[3].
Hiện nay, trên một số phương tiện thông tin đại chúng, website và mạng xã hội xuất hiện những luận điệu xuyên tạc lịch sử, phủ nhận tầm vóc, ý nghĩa của Chiến thắng 30/4/1975; xuyên tạc bản chất, tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta; hạ thấp tầm vóc của chiến thắng, cho rằng chiến thắng 30/4/1975 không thể gọi là một chiến thắng vẻ vang, mà chỉ là một kết quả tất nhiên khi Mỹ thay đổi chính sách đối ngoại, rút quân, cắt viện trợ, bỏ rơi chính quyền và quân đội Sài Gòn... Tuy nhiên, thực tiễn lịch sử đã bác bỏ những luận điệu sai trái đó, vì cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam là cuộc chiến đấu chính nghĩa nhằm đánh đuổi đế quốc Mỹ xâm lược, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Thắng lợi vĩ đại 30/4/1975 là kết quả của cả một quá trình đấu tranh anh dũng, kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam. Do đó, chiến thắng 30/4/1975 thuộc về dân tộc Việt Nam, Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại; thắng lợi của sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè, các lực lượng tiến bộ và yêu chuộng hòa bình trên thế giới, đúng như Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (tháng 12/1976) đã khẳng định: “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tình thời đại sâu sắc”[4].
Trong giai đoạn cách mạng mới, dù tình hình quốc tế, khu vực luôn có những diễn biến phức tạp, khó lường; sự nghiệp đối mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế vẫn còn nhiều thách thức, khó khăn phải vượt qua nhưng tầm vóc, ý nghĩa và giá trị của chiến thắng 30/4/1975 - Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước mãi trường tồn. Đó vừa là niềm tự hào, là động lực và để lại nhiều kinh nghiệm quý báu đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay./.
VOV

HƯƠNG VỊ CHIẾN THẮNG VÀ TÌNH YÊU TỔ QUỐC THIÊNG LIÊNG


Cán bộ, chiến sĩ và nhân ta đang sống trong những ngày tháng Tư lịch sử đầy ắp các sự kiện văn hóa, chính trị - tinh thần. Khắp nơi, trên mọi miền đất nước, không khí hân hoan chào đón các ngày lễ lớn: 30-4, 1-5, 7-5 và Ngày sinh nhật Bác 19-5, tràn ngập các khu phố, bản làng, đồng ruộng Việt Nam. Chưa bao giờ hào khí Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh lại náo nức lòng người như dịp này. Hương vị chiến thắng thật ngọt ngào; đất nước vào mùa Xuân thật tươi đẹp; giá trị và ý nghĩa chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và Đại thắng mùa Xuân 1975 thật lớn lao; đã và đang tiếp lửa, thắp sáng niềm tin yêu, hy vọng; làm rạo rực hàng chục triệu trái tim người dân Việt Nam yêu nước, yêu CNXH.
Thế nhưng, những người có quan điểm đối lập với Đảng, Nhà nước và Quân đội ta lại không nghĩ như vậy. Họ không muốn cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ta có niềm vui trọn vẹn trong ngày chiến thắng mà họ gọi là “ngày quốc hận”. Vì vậy, vẫn tích cũ, chiêu trò mới và “ngựa quen đường cũ”, họ đã và đang “nhai lại” điệp khúc xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN và cuộc sống an bình của nhân dân ta.
Một trong những chiêu thức mới đang được họ “tung hứng”, vào hùa với nhau, xuyên tạc chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954 và Đại thắng mùa Xuân 1975 để phủ nhận những cống hiến, sự hy sinh xương máu của các anh hùng liệt sĩ, đồng chí, đồng bào; quy kết, buộc tội Đảng, Nhà nước ta đã gây ra những cuộc chiến tranh tàn khốc và vô nghĩa vì họ cho rằng: “Một số nước khác không cần chiến tranh, không phải đổ máu, hy sinh vẫn được trao trả độc lập”. Họ nêu quan điểm “chiến tranh ở Việt Nam là không cần thiết” để kết tội những người đã chiến đấu, hy sinh vì Tổ quốc. Từ những câu chuyện lịch sử, họ quay sang xuyên tạc đường lối, chính sách, chiến lược quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc của Đảng, Nhà nước ta hiện nay.
Vẫn biết chuyện đã qua rồi, cần “khép lại quá khứ nhìn về tương lai”, mở ra những chương mới cho con cháu được hưởng giá trị của hòa bình, độc lập, tự do; an tâm xây dựng, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Thế nhưng, “cây muốn lặng mà gió chẳng muốn đừng”; những người có quan điểm thù địch, phản động, cơ hội chính trị, đã và đang tìm trăm mưu nghìn kế nhằm thay đổi hiện thực đất nước, muốn quay ngược bánh xe lịch sử; đưa xã hội Việt Nam đi theo quỹ đạo TBCN có lợi cho họ. Buồn thay! Họ đã nhầm to. Làm sao họ có thể thay đổi giá trị lịch sử và ý nghĩa hiện thực đầy tính nhân văn của các cuộc kháng chiến thánh thần mà quân và dân ta đã làm nên chiến thắng bằng bản lĩnh, trí tuệ, ý chí kiên cường, lòng dũng cảm và sự hy sinh xương máu của cả một dân tộc.
Rõ ràng, những giọng điệu lạc lõng, sự xuyên tạc, bôi đen những chiến công vang dội của quân và dân ta, có thể làm cho chúng ta có chút chạnh lòng, tự ái. Song, chính điều ấy, tự nó lại tôn vinh, khẳng định rõ hơn tầm vóc, giá trị và ý nghĩa những chiến thắng vĩ đại mà nhân dân ta đã giành được. Cùng với đó, nó khẳng định tính chính nghĩa, chính danh, chính đáng của cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, lương tri và trách nhiệm của Việt Nam đối với nhân loại về gìn giữ nền hòa bình thế giới.
Trái tim Việt Nam đã không ngủ và bộ óc Việt Nam vẫn phải nghĩ suy khi những người có quan điểm thù địch đang cố tình xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội, Công an và lĩnh vực quân sự, quốc phòng, an ninh. Họ cho rằng, Quân đội, Công an là do Nhà nước nuôi dưỡng nên chỉ phục tùng Nhà nước, không cần phục tùng sự lãnh đạo của Đảng. Họ đòi bỏ quy định “Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Đảng” đã hiến định ở Điều 65 Hiến pháp năm 2013 và rất nhiều điều vô lý khác.
Chúng ta đều rõ rằng, Quân đội ta mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc. Sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với Quân đội ta là hoàn toàn khách quan nhằm bảo đảm cho Quân đội luôn đi đúng đường lối chính trị của Đảng, làm cho cán bộ, chiến sĩ tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN. Lịch sử gần 80 năm Đảng lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam đã chứng minh sự thật đúng đắn và sâu sắc ấy.
Cùng với đó, họ đang ra sức xuyên tạc đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng, cho rằng, Quân đội ta chỉ cần thực hiện chức năng là đội quân chiến đấu, không cần quan tâm đến chức năng là đội quân công tác và đội quân lao động sản xuất nhằm xuyên tạc bản chất, truyền thống tốt đẹp của Quân đội ta. Nham hiểm hơn, họ lại “hướng lái” Quân đội ta đi sang con đường khác, với thái độ cực đoan, cho rằng, Quân đội chỉ làm nhiệm vụ kinh tế, sản xuất, kinh doanh vì có làm kinh tế, sản xuất, kinh doanh thì Quân đội mới có tiền mua sắm vũ khí, trang bị hiện đại, đỡ gánh nặng cho nhân dân.
Bản chất luận điệu sai trái này là muốn Quân đội ta chỉ làm kinh tế, từ đó sao nhãng nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, mất phương hướng chính trị, xa rời phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, không còn là quân đội cách mạng, quân đội của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân để họ thực hiện mưu đồ “phi chính trị hóa” Quân đội ta. Đây là một điểm rất mới, rất nham hiểm, cần hết sức tỉnh táo, nhận diện chính xác để không mắc mưu “diễn biến hòa bình”, “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực thù địch.
Chiêu thức mới trong xuyên tạc chức năng, nhiệm vụ của Quân đội ta đã bị phanh phui, bóc trần. Thực tế đã chứng minh giá trị và ý nghĩa của chính sách “dùng binh như thần” của ông cha ta, nhất là chính sách “Ngụ binh ư nông”. Ý nghĩa của nó là thực hiện hài hòa việc dùng binh: thời bình, những người lính có thể vừa tham gia sản xuất, vừa huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu; thời chiến, khi có giặc xâm lược, đất nước lâm nguy thì người lính cầm súng đánh giặc giữ nước. Vì vậy, kế thừa tinh hoa của truyền thống dân tộc, ngay từ khi Quân đội ta mới ra đời, Bác Hồ đã giao nhiệm vụ và huấn thị cho Quân đội ta vừa chiến đấu, vừa công tác, vừa sản xuất, trong đó, chiến đấu là nhiệm vụ chủ yếu, chức năng là đội quân công tác và đội quân lao động sản xuất tạo điều kiện thuận lợi để Quân đội ta tiến dần lên hiện đại.
Một trong những âm mưu, thủ đoạn thâm độc là những người có thâm thù với chế độ ta đã và đang cố tình xuyên tạc tình hình để lung lay lập trường, tư tưởng của nhân dân, gây mất ổn định chính trị ở địa phương. Họ cho rằng, sau gần 50 năm giải phóng miền Nam mà đồng bào vẫn nghèo khổ, bần cùng, cơ cực. Từ đó, họ tuyên truyền rằng, Đảng, Nhà nước không quan tâm đến khu căn cứ địa cách mạng, không quan tâm đến nhân dân, chỉ lo làm giàu cho Đảng, cho các quan chức... Hơn thế, gần đây có quan điểm cho rằng, Đảng, Nhà nước ta sử dụng Quân đội, Công an để “chống lại nhân dân”; rồi lu loa rằng, “Quân đội, Công an là công cụ bạo lực của Đảng, chứ không phải của nhân dân”. Đây là âm mưu thâm độc nhằm chia rẽ nhân dân với Đảng, Nhà nước; chia rẽ Quân đội với Công an; Quân đội, Công an với Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Đối với Quân đội ta, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN là niềm vinh dự, tự hào; là hạnh phúc cao cả, thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Chúng ta không bao giờ thỏa hiệp, nhân nhượng, lùi bước trước bất cứ kẻ thù nào, cho dù họ có dùng trăm phương nghìn kế để xuyên tạc, chia rẽ, bôi nhọ, nói xấu Quân đội ta. Trách nhiệm và lương tâm bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN là của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị. Trong đó, niềm vinh dự, tự hào, niềm hạnh phúc lớn lao trước hết thuộc về cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.
Hướng đến chào mừng kỷ niệm ngày chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954; ngày Đại thắng mùa Xuân 1975 và các ngày lễ lớn của dân tộc, chúng ta càng ý thức rõ ràng, sâu sắc hơn trách nhiệm lớn lao đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân; nhất là đối với các anh hùng liệt sĩ, các bậc tiền bối, đồng chí, đồng bào về bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng và giá trị cuộc sống hòa bình, độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc mà chúng ta đã giành lại được. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Viêt Nam xã hội chủ nghĩa là quyền lợi thiêng liêng, bất khả xâm phạm, là cuộc sống và sự nghiệp vĩ đại của chúng ta. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954 và Đại thắng mùa Xuân 1975 luôn nhắc nhở chúng ta điều thiêng liêng sâu sắc, vĩ đại ấy./.
ST