1. Đẩy
mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng
Giáo dục chính trị, tư
tưởng có vai trò to lớn và trực tiếp tạo ra cơ sở vững chắc cho việc nâng cao
chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của quân đội. Mục tiêu của công tác
giáo dục chính trị, tư tưởng trong nhiệm vụ phòng chống “DBHB” là xây dựng cho
cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu, lý tưởng
chiến đấu của Đảng, có tinh thần cảnh giác cách mạng và ý chí quyết chiến quyết
thắng, luôn luôn trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân.
Tiếp tục quán triệt thực
hiện tốt các nghị quyết của Đảng, Đảng uỷ Quân sự Trung ương, chỉ thị hướng dẫn
của Tổng cục chính trị. Nghiên cứu, đề xuất những giải pháp có tính khả thi,
đồng thời công tác giáo dục chính trị, tư tưởng phải được tiến hành thường
xuyên, liên tục, huy động được sức mạnh tổng hợp của CTĐ,CTCT và kết hợp chặt
chẽ với công tác tổ chức, chính sách, dân vận. Một trong những yêu cầu trước
hết công tác giáo dục chính trị, tư tưởng phải thường xuyên đổi mới nội dung,
hình thức và phương pháp tiến hành.
Trong công tác giáo dục
chính trị, tư tưởng phải thường xuyên quan tâm củng cố kiện toàn, nâng cao
trình độ chuyên môn và phương pháp, tác phong công tác cho đội ngũ giáo viên,
báo cáo viên, cán bộ chính trị, những người chuyên trách viết báo, biên tập
sách trong quân đội.
2.
Đẩy mạnh các hình thức hoạt động công tác tư tưởng
Hình thức tiến hành công
tác tư tưởng rất phong phú, đa dạng, mỗi hình thức có tính độc lập tương đối
của nó và có những yêu cầu biện pháp cụ thể khác nhau. Tuy vậy, nhưng giữa các
hình thức có quan chặt chẽ với nhau cùng tạo ra sức mạnh tổng hợp để ngăn chặn,
đẩy lùi và tiêu diệt những mầm mống tiêu cực. Thực hiện đồng bộ, phát huy hiệu
quả của các hình thức hoạt động công tác tư tưởng sẽ góp phần bảo vệ vững chắc
nền tảng tư tưởng của Đảng; xây dựng hệ thống các tổ chức trong quân đội vững
mạnh, giữ vững và phát huy phẩm chất cao đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ
mới; đấu tranh có hiệu quả trong nhiệm vụ phòng chống âm mưu “DBHB” trên lĩnh
vực chính trị, tư tưởng của các thế lực thù địch.
Vì vậy, lãnh đạo, chỉ huy
các cấp, cán bộ, đảng viên trong Quân đội phải nhận thức đầy đủ vị trí vai trò,
chức năng, nhiệm vụ, phương thức tiến hành công tác tư tưởng. Từ đó có quan
điểm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các hình thức hoạt động công tác
tư tưởng theo chức năng nhiệm vụ được giao. Quán triệt thực hiện tốt các nghị
quyết của Đảng về lãnh đạo công tác tư tưởng, lý luận và xây dựng nền văn hoá
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; các chỉ thị, hướng dẫn của Tổng cục Chính trị
về xây dựng môi trường văn hoá trong quân đội. Vì vậy, đòi hỏi lý luận về phòng
chống “DBHB” của các thế lực thù địch phải thường xuyên được nghiên cứu, bổ
sung phát triển góp phần xây dựng quân đội theo hướng cách mạng, chính quy,
tinh nhuệ và từng bước hiện đại, lấy chất lượng chính trị làm cơ sở.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét