Tại Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta đã chỉ rõ: “Tình trạng tham nhũng,
lãng phí vẫn còn nghiêm trọng với biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, gây bức
xúc trong dư luận; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống
của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận
còn diễn biến phức tạp hơn. Một số rất ít cán bộ, đảng viên bị phần tử xấu lợi
dụng, lôi kéo, kích động, xúi giục, mua chuộc đã có tư tưởng làm việc chống đối
Đảng, Nhà nước”. Chủ
động đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi hiện tượng suy thoái đạo đức,lối sốngtrong đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay là
một nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng đảng, nhiệm vụ trực tiếp, thường
xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Để kịp thời ngăn chặn và đẩy
lùi hiện tượng suy thoái đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên
hiện nay, cần phải phát huy sức mạnh tổng
hợp, đề cao trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, nhưng trớc
hết phải phát huy tốt hơn nữa vai trò của cấp uỷ, tổ chức đảng. Cấp uỷ, tổ
chức đảng phải thường xuyên kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện quy định của Đảng
về những việc đảng viên không được làm, đồng thời yêu cầu đảng viên phải trung
thực, thẳng thắn, thật thà và chủ động báo cáo mọi vấn đề về bản thân và gia
đình. Cấp uỷ, tổ chức đảng phải là nơi trớc tiên phát hiện những hiện tượng lệch
lạc, những biểu hiện trái với đạo lý, thiếu văn hoá, không đúng với chuẩn mực đạo
đức mới; đồng thời là nơi đầu tiên xem xét, phân tích và xử lý kịp thời những
hiện tượng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ, đảng
viên. Muốn vậy phải thường xuyên nâng cao chất lượng sinh hoạt của cấp uỷ, chi
bộ, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, đẩy mạnh tự phê bình và phê
bình.
Trong tình hình hiện nay, để làm trong sạch nội
bộ đảng và bộ máy nhà nước, đấu tranh có hiệu quả với tệ tham nhũng, lãng phí,
một mặt phải dựa chắc vào luật pháp, phát huy tốt vai trò của các cơ quan pháp
luật, mặt khác phải dựa chắc vào những chuẩn mực đạo đức mới, phát huy tốt vai
trò của quần chúng nhân dân, tạo ra dư luận mạnh mẽ và rộng khắp, đấu tranh kịp
thời và kiên quyết với mọi thái độ và hành vi sai trái với chuẩn mực đạo đức mới.
Đặc biệt cần phải khơi dậy truyền thống trọng đạo lý của dân tộc, phát huy sức
mạnh to lớn của nhân dân trong phát hiện và đấu tranh với những hiện tượng
tiêu cực, coi đây là một việc làm cần
thiết. Vấn đề mấu chốt trong tình hình hiện nay là phải đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ theo hướng thực sự coi trọng
cả đức lẫn tài, trong đó đức là gốc. Quan điểm đạo đức là cái gốc của người
cách mạng phải được quán triệt đúng đắn trong xác định tiêu chuẩn, xem xét,
đánh giá, qui hoạch, tạo nguồn cán bộ, đặc biệt là với cán bộ chủ trì các cấp.
Trong đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, cần đặc biệt coi trọng việc bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, lập trường tư
tưởng, động cơ phấn đấu; gắn liền việc bồi dưỡng nâng cao đạo đức cách mạng với
bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo
tại trường với tổ chức học tập, bồi dưỡng tại chức và rèn luyện thử thách
trong phong trào cách mạng của quần chúng. Trong bố trí, sử dụng cán bộ phải thật
sự công tâm, khách quan, mạnh dạn đề bạt những người có tài cao, đức rộng, có
uy tín; những người dù tài giỏi đến đâu, nhưng có biểu hiện suy thoái về đạo đức,
lối sống thì kiên quyết không để giữ cương vị lãnh đạo. Phải đổi mới và hoàn
thiện chính sách cán bộ, kịp thời biểu dương khen thưởng những người có thành
tích xuất sắc, quan tâm chăm lo đến những người có công với cách mạng, tạo điều
kiện thuận lợi để đội ngũ cán bộ trẻ được học tập và cống hiến. Đi đôi với
khuyến khích lợi ích vật chất vẫn phải chú trọng giáo dục lý tưởng cách mạng.
Thường xuyên động viên mọi người chia sẻ nhường nhịn, giúp đỡ lẫn nhau, biết
cảm thông với điều kiện của đất nước, hoàn cảnh của đại bộ phận các tầng lớp
nhân dân, luôn luôn xứng đáng là người “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”
như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét