Thứ Hai, 20 tháng 1, 2020

NHỮNG CÁI SAI CHẾT NGƯỜI CỦA CHA CON LÊ ĐÌNH KÌNH


Đương nhiên, cha con ông Kình có nhiều cái sai lắm, không phải là sai chết người mà là chết rất nhiều người, có cả người nhà ông

          Thứ nhất, xâm phạm vào đất quốc phòng: Đất Đồng Sênh là đất quốc phòng. Một trong những nhân chứng sống cho khẳng định này là đại tá Đào Văn Thận, nguyên Phó chủ nhiệm khoa Chỉ huy Tham mưu / Học viện Quốc phòng - nguyên tiểu đoàn trưởng tên lửa thuộc đoàn phòng không 361. Theo đại tá Thận, cuối năm 1979, sau chiến tranh biên giới, nhiều đơn vị phòng không được lệnh chuyển về đóng quân tại các khu vực quanh sân bay Miếu Môn, cụ thể là khu Đồng Sênh để duy tu bảo dưỡng vũ khí trang bị. Ngày đó khu vực này chưa có người ở và đã được Nhà nước giao cho Bộ Quốc Phòng để mở rộng sân bay. Bắt đầu từ năm 1980, có 4 hộ dân vào lập làng trái phép tại đây, ngay cạnh đơn vị của ông (đến bây giờ hát triển thành 14 hộ). Thông tin này là hoàn toàn có cơ sở và hợp lý vì những giấy tờ của ông Kình đưa ra đều được ký sau năm 1980. Như vậy rõ ràng là đất Đồng Sênh là đất Quốc Phòng, điều này không cần phải bàn cãi gì nữa. Việc xâm phạm vào khu đất không phải của mình, lại là đất quốc phòng thì đương nhiên không ai chấp nhận được.
Lê Đình Kình, kẻ cầm đầu nhóm "Đồng Thuận" chống đối tại Đồng Tâm
          Thứ hai, lợi dụng vào chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước: Chính sách nhân văn được nhắc đến ở đây là chính sách Nhà nước vẫn công nhận hợp pháp cho những quyền sử dụng đất của những người đã định cư ổn định từ nhiều năm về trước. Trên một số địa phương trên cả nước, khi tổ chức giải phóng mặt bằng phục vụ cho các công trình xã hội, Nhà nước vẫn đền bù cho những hộ dân đang ở trái phép nhưng đã lâu năm. Thực tế chính quyền TP Hà Nội cũng rất tôn trọng các hộ dân Đồng Tâm, đã nhiều lần cử cán bộ xuống vận động và thỏa thuận đền bù thỏa đáng, vậy mà những hộ này vẫn cương quyết không chịu với thái độ bất hợp tác. Thái độ bất hơp tác này xuất phát chính từ việc lợi dụng tính nhân văn của các chủ trương đường lối của Đảng mà ra, dẫn đến những cái sai lầm chết người nối tiếp nhau của cha con ông Kình.

          Thứ ba, ông sai về tình, sai về lẽ: chưa kể thời kháng chiến, nhiều gia đình tự dỡ nhà mình xây cầu cho xe qua, ngay trong thời đại ngày nay, rất nhiều tấm gương hiến đất để phục vụ các công trình công cộng. Những người hiến đất này không phải vì họ sở hữu đất bất hợp pháp mà là họ vì một chữ “lẽ”. Họ làm thế cho phải lẽ, lẽ phải. Khi đất nước cần, họ không tiếc chút tài sản cá nhân để hi sinh cho một mục đích cao cả hơn, to lớn hơn. Đâu như nhóm ông Kình, chỉ vì chút tư lợi mà gây ra hậu quả thảm thương, không những cho các chiến sỹ công an mà còn làm tan nát cả chính gia đình ông.
          
Chuyện ông Kình làm nhớ lại câu chuyện cụ Mơ Thanh hóa, cụ Mơ cũng trạc tuổi ông Kình. Ở cái tuổi đáng được mọi người tôn trọng, cụ Mơ đã tự nguyện trả lại sổ hộ nghèo để không tự mình làm gánh nặng cho xã hội. Vậy mà ông Kình lại không được thế, ông đã làm cho xã hội, cho đất nước mất mát quá nhiều vì ông./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét