Thứ Tư, 15 tháng 7, 2020

Đấu tranh chống chủ nghĩa xét lại ở Việt Nam hiện nay


Trước tác động của cuộc cách mạng 4.0, Chủ nghĩa xét lại đang rêu rao và đòi xét lại Chủ nghĩa mác để cho “phù hợp với thực tiễn mới”, thực chất là nhằm hạ bệ chủ nghĩa Mác, do đó nhận diện chủ nghĩa xét lại để có hình thức đấu tranh tương xứng bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin là yêu cầu cấp bách đối với mỗi chúng ta. Có rất nhiều hình thức mà các thế lực phản động, phản cách mạng đã đưa ra để chống chủ nghĩa Mác – Lênin, trong đó có hai hình thức cơ bản nhất đó là xét lại đòi bác bỏ chủ nghĩa Mác và nhân danh là bổ sung, phát triển cho phù hợp với điều kiện mới nhưng thực chất lại bóp méo, xuyên tạc làm mất đi bản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa mác.
Chủ nghĩa xét lại là trào lưu tư tưởng chính trị thù địch với chủ nghĩa Mác – Lênin, xuất hiện trong nội bộ phong trào công nhân và cộng sản dưới chiêu bài là “phê phán”, “xét lại”. Về thực chất, chủ nghĩa xét lại là một biến tướng của chủ nghĩa cơ hội. Cơ sở xã hội của chủ nghĩa xét lại là một bộ phận được hưởng đặc quyền trong giai cấp công nhân – tầng lớp công nhân quý tộc, công nhân quan liêu; cơ sở tư tưởngcủa chủ nghĩa xét lại là hệ tư tưởng tư sản lấy lợi ích cá nhân đặt lên hàng đầu. Nguồn gốc của chủ nghĩa xét lại là chủ nghĩa đế quốc đã điều chỉnh thích nghi, đồng thời sử dụng các thủ đoạn như mua chuộc, lôi kéo những nhà mácxít thoái hóa biến chất, giai cấp tư sản “giả danh” những nhà mácxít để đấu tranh chống lại chủ nghĩa Mác. Chủ nghĩa xét lại xuất hiện còn do trong hàng ngũ những người cách mạng có nhứng phần tử phản bội, không vững vàng, không đủ khả năng nhận thức đúng những hiện tượng mới của thực tại, những thay đổi trong sách lược của các đảng cộng sản. Ngoài ra, việc các đảng tư sản cầm quyền áp dụng các phương pháp của chủ nghĩa tự to, chính sách cải cách, chủ nghĩa dân tộc cũng là cơ sở làm xuất hiện chủ nghĩa xét lại.
Ở Việt Nam hiện nay, dưới tác động của cuộc cách mạng 4.0, cùng với sự hội nhập ngày càng sâu rộng của nước ta trong khi chủ nghĩa xã hội trên thế giới tạm thời lâm vào thoái trào. Các thế lực thù địch, trong đó có những kẻ mang tư tưởng xét lại, ráo riết chống phá cách mạng nước ta về nhiều mặt, tập trung nhất là phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng. Họ bác bỏ các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, cho rằng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội chẳng qua chỉ là một lý thuyết dẫn đến chủ nghĩa xã hội không tưởng; lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin chỉ giải quyết vấn đề đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản, tức là đề cao bạo lực và thiếu dân chủ; đồng thời, phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân,... Từ đó, họ đòi đa nguyên, đa đảng, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng; phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; công khai đả kích, bôi nhọ hình ảnh lãnh tụ, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Các thế lực thù địch ở trong nước thường cộng tác với các thế lực thù địch ở nước ngoài để tăng cường sức mạnh chống phá, và qua đó, họ phản bội lại cả lợi ích quốc gia, dân tộc.
Trong thời gian tới, để làm tốt công tác đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch và những biểu hiện của chủ nghĩa xét lại, trên cơ sở vận dụng bài học từ cuộc đấu tranh phê phán, phản bác chủ nghĩa xét lại chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu và làm tốt một số nhiệm vụ sau:
Một là, cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch và những biểu hiện của chủ nghĩa xét lại là một quá trình lâu dài và gay go, quyết liệt, vì vậy, không được phép chủ quan, lơ là, buông lỏng, đặc biệt là cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị. Chừng nào xã hội còn nhiều vấn đề bức xúc chưa được giải quyết; trình độ lý luận chưa theo kịp thực tiễn và trình độ nhận thức chính trị của người dân chưa cao; trong Đảng còn một bộ phận không nhỏ phần tử thoái hóa, biến chất, cá nhân chủ nghĩa, bất mãn... thì còn cơ hội cho các thế lực thù địch và những kẻ theo chủ nghĩa xét lại tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng và chế độ ta.
Hai là, đấu tranh kiên quyết, kiên trì, kịp thời, triệt để, không thỏa hiệp, không buông xuôi với các quan điểm sai trái, thù địch và những biểu hiện của chủ nghĩa xét lại ở mọi lúc, mọi nơi, mọi lĩnh vực, không cho chúng có cơ hội trở thành một chủ nghĩa. Nền tảng lý luận trong cuộc đấu tranh này là chủ nghĩa Mác - Lê-nin, theo đó, cần sử dụng phương pháp luận chiến của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lê-nin nhằm chỉ ra những hạn chế lịch sử, những luận điểm cần được khẳng định, bổ sung, phát triển trong lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin bằng thành tựu của khoa học - công nghệ hiện đại, nhất là những luận điểm mà các thế lực thù địch và xét lại thường tập trung phủ nhận, bác bỏ.
Ba là, gắn cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch và những biểu hiện của chủ nghĩa xét lại với cuộc đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII nhận định: hiện nay “Nhiều tổ chức đảng, đảng viên còn hạn chế trong nhận thức, lơ là, mất cảnh giác, lúng túng trong nhận diện và đấu tranh, ngăn chặn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; việc đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, tổ chức phản động, phần tử cơ hội, bất mãn chính trị còn bị động, thiếu sắc bén và hiệu quả chưa cao”. Do đó, các thế lực thù địch đang lợi dụng một số cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, không vững vàng về lập trường, quan điểm trong tình hình mới để xuyên tạc, kích động chống phá Đảng, Nhà nước và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Một số đối tượng cơ hội chính trị, cực đoan quá khích mặc dù đang sống và hưởng thụ thành quả cách mạng do Đảng và nhân dân mang lại, nhưng vẫn bí mật cộng tác với những phần tử phản động nước ngoài để mưu cầu lợi ích cá nhân. Thậm chí, có những người trước đây từng giữ cương vị, trọng trách cao ở các cơ quan đảng, nhà nước, sau khi nghỉ hưu hoặc vì bất mãn cá nhân lại có những ý kiến lệch lạc, nhìn nhận, đánh giá lịch sử một cách thiếu khách quan, toàn diện. Các thế lực thù địch còn lợi dụng sự hợp tác về giáo dục, đào tạo để tuyển lựa, đưa người chui sâu, leo cao vào các cơ quan đảng, nhà nước với ý đồ tạo dựng “ngọn cờ” trong số “hạt nhân” được coi là có tư tưởng “cấp tiến” để thực hiện “cách mạng màu”, “cách mạng nhung” ở Việt Nam...
Trước tình hình như vậy, chúng ta cần “triển khai đồng bộ, chủ động cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, phản bác các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo, chống phá Đảng, Nhà nước ta, làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình”, thực hiện đa nguyên chính trị, hình thành lực lượng đối lập, gây bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch; thường xuyên cảnh giác, chủ động phòng, chống nguy cơ tự diễn biến ở cả Trung ương và các ngành, các cấp”(15). Theo đó, cần có những biện pháp, hình thức, nội dung cụ thể, phù hợp, linh hoạt để triển khai đồng bộ và gắn kết chặt chẽ các nhiệm vụ của cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận nói chung. Trong đó, chủ động đấu tranh có hiệu quả trong việc bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch và những biểu hiện của chủ nghĩa xét lại dưới mọi màu sắc là nhiệm vụ có tính chất mở đường, đóng vai trò rất quan trọng đối với sự thắng lợi của mặt trận đấu tranh tư tưởng, lý luận./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét