Lại giở bài “hoạt động vì môi trường” để vu cáo và can
thiệp sai trái
Thứ Hai, 26/06/2023,
05:26
Liên
quan vụ án hình sự “trốn thuế” đối với bà Hoàng Thị Minh Hồng, mặc dù CQĐT đã
có thông tin chính thức trên báo chí nhưng nhiều trang mạng từ hải ngoại vẫn cố
tình tảng lờ nhằm hướng lái vụ án sang chiều hướng khác, quy cho “nhà cầm quyền
bắt người hoạt động vì môi trường”, lấy cớ để can thiệp sai trái vào công việc
nội bộ của Việt Nam.
§ Bảng
xếp hạng tự do báo chí – Những luận điệu sai trái, cũ mòn
Ngày 22/6, trang BBC tiếng Việt tung tin
rằng, 65 tổ chức nhân quyền và môi trường đã công bố bức thư ngỏ gửi tới cựu
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, yêu cầu công khai kêu gọi Chính phủ Việt Nam
“trả tự do vô điều kiện cho nhà hoạt động khí hậu và học giả Quỹ Obama Hoàng Thị
Minh Hồng”.
Trong thư có những đoạn biến tấu bản chất vụ
án, quy kết và miệt thị chính quyền như: “Bà phải đối mặt với án tù bảy năm và
nếu bị kết tội, bà có thể phải bị tù trong một hệ thống nhà tù nổi tiếng về tra
tấn và thiếu trách nhiệm”! Từ đó những người này hối thúc “Vì vậy, có lẽ rất
thích hợp nếu ông (cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama) tham gia cùng Liên Hiệp
quốc và Bộ Ngoại giao để đưa ra tuyên bố công khai của riêng ông kêu gọi Chính
phủ Việt Nam trả tự do cho bà”…
Trong khi đó, Đài RFA nói rằng, 10 tổ chức
nhân quyền quốc tế hôm 23/6 ra thông cáo lên án các vụ bắt giữ các nhà hoạt
động môi trường, bao gồm “vụ bắt giữ mới nhất đối với bà Hoàng Thị Minh Hồng –
người sáng lập tổ chức CHANGE chuyên hoạt động môi trường ở Việt Nam”.
Thông cáo này vu cáo “Vụ bắt giữ nhà hoạt động
môi trường Hoàng Thị Minh Hồng cùng chồng và hai nhân viên vào ngày 31/5/2023
với cáo buộc tội trốn thuế là một trường hợp mới nhắm vào các nhà bảo vệ nhân
quyền môi trường ở Việt Nam”. Từ việc liệt kê các đối tượng bị bắt, xử lý trước
đây như Ngụy Thụy Khanh, Đặng Đình Bách, Mai Phan Lợi, Bạch Hùng Dương, thông
cáo này xuyên tạc: “Những vụ tấn công nhắm vào các nhà hoạt động nhân quyền môi
trường ở Việt Nam gần đây đang tái khẳng định tình trạng đóng cửa không gian
dân sự tại đất nước này. Những quấy nhiễu tiếp tục diễn ra đối với các nhà hoạt
động, các nhà báo độc lập, các nhà bảo vệ nhân quyền, luật sư, blogger. Họ bị
giam giữ tùy tiện với các cáo buộc gian dối theo Bộ luật Hình sự…”.
Đọc những lời lẽ trên, nếu là người ở xa không
nắm được thông tin chính thống về vụ việc có thể dẫn tới sự hiểu lầm tai hại.
Từ một vụ án kinh tế, các luận điệu xào nấu thành “bắt giữ nhà hoạt động khí
hậu, hoạt động nhân quyền” rồi gom lượm với các đối tượng phạm pháp khác để vẽ
ra bức tranh nhân quyền xám xịt ở Việt Nam. Thực tế, đã nhiều lần các tổ chức,
cá nhân lấy danh nghĩa “nhân quyền quốc tế” ra các thông cáo gửi các nhà lãnh
đạo như Tổng thống Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và chính phủ một số nước châu
Âu, gửi đến một số tổ chức quốc tế. Chiêu bài quen thuộc vẫn là khoác lên các
vụ án, bị can, bị cáo bị bắt giữ về tội phạm hình sự, kinh tế thành các nhà
“hoạt động nhân quyền, dân chủ”, “hoạt động tôn giáo”, “hoạt động môi trường”…
Trong khi đó, vụ án này đã được thông tin công
khai chứ không hề có “úp mở, che giấu thông tin” như vu cáo của các đối tượng.
Ngày 21/6, Phòng Tham mưu Công an TP Hồ Chí Minh thông tin với báo chí cho
biết, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án hình
sự, quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với bà Hoàng Thị Minh Hồng để
điều tra về tội "trốn thuế". Quá trình điều tra đến nay xác định, bà
Hoàng Thị Minh Hồng có hành vi trốn thuế số tiền hơn 5,2 tỉ đồng. Bà Hoàng Thị
Minh Hồng đã thừa nhận hành vi phạm tội, có đơn xin và nộp khắc phục hậu quả để
hưởng lượng khoan hồng của pháp luật. Đại diện gia đình của bà Hồng đã nộp khắc
phục trước số tiền 200 triệu đồng vào tài khoản tạm giữ của Phòng CSĐT
tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Công an TP Hồ Chí Minh.
Tại sao từ vụ án “trốn thuế” với các căn cứ
nêu trên, các đối tượng lại xảo biện thành “bắt giữ nhà hoạt động khí hậu, hoạt
động môi trường”? Trước đó, nhiều trang mạng ở nước ngoài đăng tải nhiều bài
viết với các viện dẫn sai trái như bài: “Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc và Hoa
Kỳ quan ngại về việc bắt nhà hoạt động Hoàng Minh Hồng”; “Việt Nam lên tiếng về
vụ bắt nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng”… Các bài viết cho rằng, bà
Hoàng Thị Minh Hồng là “nhà hoạt động môi trường” thứ 5 bị bắt tại Việt Nam,
sau ông Mai Phan Lợi, ông Đặng Đình Bách, bà Ngụy Thị Khanh và ông Bạch Hùng
Dương. Từ đó, đưa ra các câu từ vu cáo, kích động như: “Hầu hết các nhà hoạt
động đều bị bắt với cáo buộc trốn thuế mà nhiều người tỏ ra nghi ngờ về cáo
buộc này”; “NPR dẫn lời các chuyên gia nhân quyền nói các vụ bắt giữ là một
phần của chiến dịch đàn áp các nhóm xã hội dân sự trong những năm gần đây của
Đảng Cộng sản Việt Nam”; “Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
tố cáo Việt Nam “vi phạm nhân quyền, bắt bớ, giam cầm tùy tiện, tuyên án nặng
đối với các nhà báo, bloggers, Facebookers, các nhà hoạt động xã hội, lãnh đạo
của các tổ chức xã hội dân sự”; “Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam tôn trọng quyền của
những người bị giam giữ; tôn trọng và bảo vệ quyền tự do biểu đạt, cũng như lập
hội của mọi người dân Việt Nam”…
Thực tế, các vụ án Ngụy Thị Khanh, Đặng Đình
Bách, Mai Phan Lợi, Bạch Hùng Dương đều đã được điều tra, truy tố và xét xử
theo đúng quy định pháp luật, các tài liệu, chứng cứ kết tội rõ ràng, khách
quan. Bà Ngụy Thị Khanh phạm tội trốn thuế với số tiền 456 triệu đồng; ông Mai
Phan Lợi, Bạch Hùng Dương trốn thuế gần 2 tỷ đồng và Đặng Đình Bách là 1,38 tỷ
đồng. Vì vậy, việc viết rằng “các tổ chức nhân quyền quốc tế cho rằng cả 4
người này bị đàn áp do các hoạt động vận động về vấn đề môi trường” là không
đúng với bản chất của vụ việc, cố tình phớt lờ sự thật, xuyên tạc thành “chính
quyền bỏ tù các nhà hoạt động môi trường – những người đấu tranh cho một môi
trường trong sạch hơn”!
Đối với bà Hoàng Thị Thu Hồng bị bắt tạm giam
để điều tra về hành vi trốn thuế, cụ thể là bà Hồng không thực hiện quy định
đóng thuế khi nhận những nguồn tài trợ kinh phí từ một số tổ chức. Quá trình
điều tra đến nay xác định, bà Hoàng Thị Minh Hồng có hành vi trốn thuế số tiền
hơn 5,2 tỉ đồng.
Do đó, không có cơ sở để cho các tổ chức, cá
nhân hải ngoại “nghi ngờ cáo buộc trốn thuế” và bày tỏ lo ngại về “vấn đề mang
tính hệ thống với việc giam giữ tùy tiện” các nhà bảo vệ môi trường ở Việt
Nam”! Còn lý do để các tổ chức, cá nhân chống phá gán ghép vụ án với các cụm từ
như “nhà hoạt động vì môi trường”, “nhà hoạt động khí hậu” hẳn vì thấy cá nhân
bà Hồng xuất hiện khá nhiều trong những cuộc tụ tập đông người, tuần hành gây
mất trật tự. Những cuộc tụ tập, tuần hành này lấy danh nghĩa bảo vệ môi trường,
bảo vệ sinh thái… nhưng được thực hiện do các tổ chức, cá nhân chống phá lôi
kéo, tài trợ, tạo cớ gây rối, mất an ninh, trật tự.
Do đó, không thể khoác áo “bảo vệ môi trường”
để thực hiện ý đồ cá nhân, gây hại cho xã hội. Đảng, Nhà nước Việt Nam rất coi
trọng việc bảo vệ môi trường. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 nhấn mạnh: “Bảo
vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trọng tâm, tiên quyết cho phát
triển kinh tế – xã hội bền vững”. Những tổ chức, cá nhân có những đóng góp tích
cực trong công tác bảo vệ môi trường đều được Nhà nước ghi nhận, tôn vinh. Đồng
thời, Việt Nam cũng xử nghiêm các hành vi lợi dụng danh nghĩa xã hội dân sự,
bảo vệ môi trường, bảo vệ sinh thái… để gây mất trật tự xã hội, vi phạm pháp
luật, thực hiện các hành vi chống phá.
Liên quan tới vụ việc này, tại cuộc họp báo
thường kỳ diễn ra chiều 1/6 tại Hà Nội, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức
Thắng cho biết, Việt Nam luôn khẳng định mạnh mẽ cam kết của mình trong bảo vệ
môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển xanh và bền vững. Điều này đã
được nêu rõ tại nhiều văn bản pháp luật, chủ trương, chính sách của Việt Nam.
“Tại Việt Nam, các cá nhân, hội, tổ chức nhân
dân, tổ chức phi chính phủ được bảo đảm hoạt động bình thường theo đúng quy
định, đồng thời tuân thủ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành động
của mình. Như tại các quốc gia khác trên thế giới, những người vi phạm pháp
luật sẽ phải xử lý theo đúng các quy định của pháp luật” - Phó Phát ngôn Nguyễn
Đức Thắng nêu rõ.
Để ngăn chặn, đẩy lùi các hoạt động chống phá đất nước thì các cơ quan chức năng cần sớm điều tra, làm rõ và tìm ra các đối tượng phản động, để xử lý thật nghiêm minh.
Trả lờiXóa