Phát huy truyền thống “sướng khổ cùng
nhau, no đói giúp nhau” (Bài cuối)
Thứ Năm, 06/07/2023,
05:31
Sự thực lịch sử, hai tiếng “đồng bào” thiêng
liêng đã thành cốt cách và niềm tự hào trong văn hoá dân tộc Việt Nam. Hoàn
toàn không phải như luận điệu bôi nhọ rằng “việc gọi các sắc tộc Tây Nguyên
bằng từ “đồng bào” không che giấu được toan tính chính trị”, đả kích thành “đây
là cách áp đặt văn hoá và mị dân”!
§ Về
Tây Nguyên, lắng nghe tiếng nói từ các buôn làng (Bài 3)
Đều là con cháu Việt
Nam, đều là anh em ruột thịt
Sự thực lịch sử, hai tiếng “đồng bào” thiêng
liêng đã thành cốt cách và niềm tự hào trong văn hoá dân tộc Việt Nam. Hoàn
toàn không phải như luận điệu bôi nhọ rằng “việc gọi các sắc tộc Tây Nguyên
bằng từ “đồng bào” không che giấu được toan tính chính trị”, đả kích thành “đây
là cách áp đặt văn hoá và mị dân”!
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho
đồng bào các dân tộc Tây Nguyên tình cảm đặc biệt. Cách đây 77 năm, trong bức
thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleiku, tỉnh Gia Lai, ngày 19/4/1946,
Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay
Êđê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam,
đều là anh em ruột thịt.
Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng
nhau, no đói giúp nhau”. Ngày 30/11/1968, trong Điện gửi đồng bào, chiến sĩ và
cán bộ Tây Nguyên, Bác khen ngợi: “Quân và dân Tây Nguyên, già trẻ, gái trai,
Kinh, Thượng đoàn kết một lòng, luôn luôn nêu cao truyền thống anh hùng, vượt
qua mọi khó khăn, gian khổ, thi đua diệt giặc, lập công, giữ gìn buôn rẫy, thu
được những thành tích to lớn, cùng đồng bào cả nước đánh thắng giặc Mỹ xâm
lược”.
Cuộc sống thanh bình của bà con ở Đắk Lắk.
Người căn dặn: “Đồng bào và chiến sĩ Tây
Nguyên đã đoàn kết càng phải đoàn kết chặt chẽ hơn nữa, cố gắng không ngừng,
phát huy mạnh mẽ thắng lợi đã giành được, luôn luôn nêu cao cảnh giác, sẵn sàng
đập tan mọi âm mưu của địch, ra sức củng cố và phát triển vùng giải phóng và
phục vụ tiền tuyến”.
Bảo đảm các dân tộc
bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển
Kế thừa giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về
đại đoàn kết dân tộc, chủ trương nhất quán của Đảng ta là phát huy, xây dựng
khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn
kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Đây là luận điểm quan trọng,
xuyên suốt, thể hiện tầm nhìn chiến lược.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) nêu rõ: “Không ngừng củng cố, tăng
cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn
kết quốc tế. Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ
nhau giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc cùng phát triển, gắn bó
mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam”. Văn kiện Đại
hội XIII của Đảng khẳng định: “Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn
trọng, giúp nhau cùng phát triển... Có cơ chế thúc đẩy tính tích cực, ý chí tự
lực, tự cường của đồng bào các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội,
thực hiện giảm nghèo đa chiều, bền vững. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, người
có uy tín tiêu biểu trong vùng dân tộc thiểu số. Nghiêm trị mọi âm mưu, hành
động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.
Khu vực Tây Nguyên là địa bàn có vị trí chiến
lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối
ngoại. Do vậy, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết các dân tộc ở
Tây Nguyên được xác định là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của Đảng, Nhà nước ta
trong mọi thời kỳ cách mạng. Các chính sách phát triển kinh tế, xã hội được cụ
thể hoá tại địa phương nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào
các dân tộc ở Tây Nguyên, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số.
Những năm qua, tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk
triển khai thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng
bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo
bền vững”; tỉnh Lâm Đồng ban hành Nghị quyết số 14-NQ/TU, ngày 8/10/2018 về
phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2018 - 2025,
định hướng đến năm 2030; tỉnh Kon Tum ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TU, ngày
16/2/2022 về bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các dân tộc
thiểu số tại chỗ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế các tỉnh Tây Nguyên
ở mức khá, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Giai đoạn 2015 - 2020,
tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của tỉnh Đắk Lắk là 9,13%/năm, tỷ lệ hộ
nghèo giảm bình quân 2,87%/năm; tỷ lệ này ở tỉnh Kon Tum lần lượt là 9,7% và
4,05%.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của tỉnh
Gia Lai là 7,93%/năm, tỷ lệ hộ nghèo từ 19,71% (năm 2015) giảm còn dưới 4,5%
(năm 2020), tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số từ 40,1% giảm
còn dưới 6,25%. Tại tỉnh Đắk Nông, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt
8,02%/năm, tỷ lệ hộ nghèo (năm 2020) giảm 12,28% so với năm 2016; tỉnh Lâm
Đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân tăng 8,0%/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm
sâu, toàn tỉnh hiện còn 1,75%.
Các địa phương chủ động ban hành và triển khai
thực hiện nhiều chương trình, dự án đặc thù đối với đồng bào dân tộc thiểu số
trên địa bàn như chương trình hành động thực hiện công tác dân tộc; chính sách
đầu tư phát triển bền vững bon, buôn có đông đồng bào dân tộc thiểu số; xây
dựng đề án về nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số; chính sách hỗ trợ
kinh phí cho học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số; chính sách hỗ trợ
lãi suất vay vốn sản xuất, kinh doanh; triển khai xây dựng đội ngũ cán bộ là
người dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt chính sách người có uy tín trong vùng
đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện dân chủ ở cơ sở theo phương châm “dân
biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
Những thập niên gần đây, tôn giáo du nhập và
phát triển mạnh trong các cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Các giá trị
văn hóa, đạo đức có những tác động tích cực, làm phong phú đời sống văn hóa ở
Tây Nguyên. Các tôn giáo tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội, khôi phục
không gian văn hóa truyền thống, bảo tồn ngôn ngữ, chữ viết của đồng bào Tây
Nguyên.
Những giá trị văn hóa tôn giáo được một bộ
phận đồng bào ở Tây Nguyên tiếp nhận và thực hành trong cuộc sống, từ đó góp
phần đẩy lùi những hủ tục, tập quán lạc hậu. Cùng với quá trình mở rộng ảnh
hưởng, các tổ chức tôn giáo cũng từng bước hội nhập, tiếp nhận trở lại những
giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc.
Xu thế hội nhập văn hóa dân tộc đã mang lại
cho tôn giáo ở Tây Nguyên một diện mạo riêng, góp phần bảo tồn, gìn giữ giá trị
văn hóa Tây Nguyên, làm phong phú văn hóa - nghệ thuật Việt Nam. Tuy nhiên, bên
cạnh những mặt tích cực, đời sống tôn giáo ở Tây Nguyên cũng có những tác động
bị các thế lực thù địch lợi dụng gây biến động phức tạp về chính trị, xã hội.
Vì thế, việc thực hiện hiệu quả chính sách tôn giáo, dân tộc ở Tây Nguyên góp
phần khơi dậy và nâng cao ý thức đoàn kết của đồng bào, từ đó làm thất bại âm
mưu chia rẽ, kích động của các thế lực thù địch.
Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 6/10/2022 của Bộ
Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an
ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nêu rõ những thành tựu
nổi bật của các tỉnh Tây Nguyên, trong đó quy mô kinh tế của vùng tăng nhanh,
năm 2020 gấp hơn 14 lần năm 2002 và 3,1 lần năm 2010.
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)
bình quân giai đoạn 2002 - 2020 đạt gần 8%/năm, tốc độ tăng trưởng của các khu
vực kinh tế đều cao nhất so với các vùng. GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt
trên 48 triệu đồng, gấp 10,6 lần năm 2002. Giá trị văn hóa các dân tộc được bảo
tồn, kế thừa và phát huy, một số di tích văn hóa lịch sử được tu bổ, tôn tạo…
Nghị quyết cũng nêu rõ những hạn chế, tồn tại,
phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Tăng trưởng kinh tế thiếu
bền vững, có xu hướng chậm lại; thu nhập bình quân đầu người tuy cải thiện song
vẫn ở mức thấp; giảm nghèo chưa bền vững… Nghị quyết đề ra mục tiêu, tốc độ
tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt khoảng 7 - 7,5%.
Đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người đạt
khoảng 130 triệu đồng, tương đương 5.000 USD. Xây dựng nền văn hóa Tây Nguyên
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng, tôn trọng các giá
trị văn hóa khác biệt giữa các dân tộc, coi đây là động lực, nền tảng cho phát
triển và hội nhập quốc tế của vùng. Ưu tiên bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn
hóa, giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số…
Lan tỏa về sức mạnh
đoàn kết, chung sức đồng lòng
Không chỉ thể hiện sự quan tâm đặc biệt qua
các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, xã hội mà trong các thời kỳ cách
mạng, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta đều dành thời gian đến thăm, kiểm
tra thực tế và động viên bà con Tây Nguyên chăm lo sản xuất, ổn định đời sống.
Trong dịp kỷ niệm 88 năm Ngày truyền thống Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2018), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
đã về dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Dur Kmăl, huyện Krông Ana,
tỉnh Đắk Lắk. Tổng Bí thư chia sẻ niềm vui mừng, phấn khởi về thăm và dự Ngày
hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với bà con các dân tộc xã Dur Kmăl, vùng đất anh
hùng, có truyền thống đấu tranh cách mạng lâu đời.
Tổng Bí thư mong muốn bà con các dân tộc ở Dur
Kmăl, Krông Ana nói riêng cũng như đồng bào Tây Nguyên nói chung tiếp tục triển
khai có hiệu quả các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước;
khẳng định Trung ương luôn tạo điều kiện để các địa phương xây dựng phát triển,
kể cả cung cấp nguồn lực vật chất, kinh nghiệm, đào tạo cán bộ, ứng dụng khoa
học kỹ thuật…
Làm việc với lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk, Tổng Bí
thư ghi nhận những thành quả đạt được và lưu ý, cần quan tâm nhiều hơn đến đời
sống dân sinh, đồng bào dân tộc thiểu số, cả những đồng bào các tỉnh miền núi
phía Bắc đến đây sinh sống… “Những kết quả đạt được cần phát huy mạnh mẽ, không
được chủ quan… Có những đánh giá tổng kết sâu sắc để đề ra những chương trình
chiến lược nhằm xây dựng tỉnh Đắk Lắk thành trung tâm về kinh tế - chính trị -
văn hóa xã hội của vùng Tây Nguyên” – Tổng Bí thư nêu rõ.
Trước đó, trong chuyến thăm Gia Lai vào tháng
4/2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trực tiếp xuống thăm cơ sở, gặp gỡ, lắng
nghe tâm tư, nguyện vọng của bà con. Tổng Bí thư đến thăm nhân dân xã Ayun, nơi
có gần 100% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số thuộc huyện Chư Sê, tỉnh Gia
Lai.
Tổng Bí thư vào thăm gia đình thương binh Đinh
Phi, hộ gia đình chính sách có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở làng Tung Ke 2, xã
Ayun. Trong chuyến thăm này, nhà báo Lê Trí Dũng, phóng viên ảnh TTXVN đã ghi
lại những bức ảnh chân thực, xúc động về người lãnh đạo cao nhất của Đảng giản
dị ngồi trên bậc cửa của căn nhà lợp mái tôn, trò chuyện, tặng quà và ân cần
thăm hỏi cuộc sống của thương binh Đinh Phi.
“Ngồi đối diện, người thương binh dân tộc
thiểu số với ánh mắt tươi vui như muốn gửi trọn niềm tin của đồng bào dân tộc
thiểu số Tây Nguyên với Đảng, thể hiện lòng Đảng, lòng dân gắn bó, mãi mãi đi
theo con đường mà Đảng, Bác Hồ kính yêu và nhân dân ta đã lựa chọn. Những hình
ảnh chân thực, giản dị đó có sức lan tỏa về sức mạnh đoàn kết, đồng lòng và sẽ
còn mãi với thời gian” – nhà báo Lê Trí Dũng chia sẻ.
Từ chủ trương, đường lối, các quyết sách quan
trọng trong phát triển kinh tế, xã hội đến những hình ảnh chân thực, sinh động
thể hiện tình cảm, sự quan tâm, gắn bó sâu sắc của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với
bà con các dân tộc Tây Nguyên cũng như niềm tin yêu của bà con với Đảng, Nhà
nước, với các đồng chí lãnh đạo. Hiện thực đó bác bỏ những luận điệu sai trái,
xuyên tạc của các thế lực xấu, vu cáo Đảng, Nhà nước “bỏ mặc đồng bào”, “phân
biệt đối xử”, “đẩy vào đường cùng, buộc phải vùng lên”…
Do đó, chúng ta cần nâng cao nhận thức, nhận
diện để tẩy chay, đấu tranh với âm mưu, hoạt động chống phá của kẻ xấu, để đồng
bào các dân tộc Tây Nguyên đoàn kết, xây dựng cuộc sống ấm no ngay trên buôn
làng mình, như lời Bác Hồ dạy năm xưa: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán,
Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con
cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ
cùng nhau, no đói giúp nhau”.
bài rất ý nghĩa
Trả lờiXóa