Trong cuộc phỏng vấn ngày 06/6/2023 của phóng viên VOV.VN với ĐBQH Lê Thanh Vân, Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau liên quan đến Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN, có rất nhiều nội dung trao đổi, ý kiến kiến nghị, thể hiện tâm huyết của vị Đại biểu của nhân dân liên quan đến vấn đề mà cử tri đặc biệt quan tâm, trong hoàn cảnh thiếu điện, phải cắt điện luân phiên gây ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Qua câu chuyện này, xin có đôi lời như sau:
Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân cho rằng: “Cần thanh tra đặc biệt, kiểm toán đặc biệt, điều tra đặc biệt đối với toàn bộ hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của EVN trong giai đoạn 10 năm gần đây, đặc biệt là việc thường xuyên báo lỗ, trong khi các công ty thành viên báo lãi…”. Về ý kiến này, đại đa số nhân dân và cử tri hết sức đồng tình, ủng hộ ý kiến của Ông Vân. Cần thanh tra đặc biệt, kiểm toán đặc biệt, điều tra đặc biệt đối với toàn bộ hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của EVN nhằm công khai, minh bạch cho nhân dân. Không để tình trạng đoán gì, đoán non gây ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân đối với Đảng, nhà nước và các tập đoàn kinh tế có vốn nhà nước; đồng thời qua thanh tra, kiểm tra phát hiện, xử lý theo quy định của pháp luật, nếu có sai phạm hoặc trả lại sự thanh bạch cho EVN nếu họ làm đúng, vị quốc dân.
Trên cơ sở đó, Đại biểu Vân kiến nghị: "Đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm quyết định cổ phần hóa các nhà máy điện hiện nay do EVN đang hạch toán phụ thuộc, để lấy tiền đầu tư cho hệ thống đường dây truyền tải, nhằm giảm áp lực về truyền tải. Tôi cùng đề nghị Chính phủ sớm thực hiện lộ trình xã hội hóa đối với ngành điện, để chấm dứt tình trạng độc quyền như hiện nay, bởi độc quyền sẽ dẫn đến nguy cơ lộng hành giá cả và thao túng thị trường điện".
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là một trong những thiết chế kinh tế trụ cột, có sứ mệnh bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, trong đó có cả việc bảo đảm cung cấp điện sản xuất, cho quản lý và cho sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình trạng thiếu điện và cắt điện sinh hoạt của người dân xuất hiện nhiều nơi trong cả nước, đặc biệt là miền Bắc các nhà máy sản xuất điện phải giảm sản xuất điện, cắt điện luân phiên. Đặc biệt, việc cắt điện sinh hoạt của người dân trong những thời điểm thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng với nhiệt độ tăng cao khiến tâm lý người dân hoang mang và phản ứng có phần tiêu cực đối với EVN nói riêng và nhà nước nói chung.
Rất hiểu và thông cảm cho người dân, doanh nghiệp khi họ phải đối mặt với khó khăn, thách thức to lớn này; trong khi đó, nguồn năng lượng tái tại, điện năng lượng mặt trời, điện gió lại chỉ được hòa lưới điện quốc gia khoảng 26% và chúng ta phải đi mua điện của Lào, Trung Quốc, trong khi nguồn cung trong nước vẫn đắp chiếu. Điều này khẳng định rằng nhiệm vụ chính trị, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân của EVN chưa đạt kỳ vọng mà nhân dân. Người dân có quyền đặt câu hỏi, đó là nguyện vọng hết sức chính đáng.
Thế nhưng chúng ta cần hết sức bình tĩnh, tư nhân hóa ngành điện thì hậu quả sẽ không lường. Điện là một trong những trụ cột, xương sống đối với kinh tế, an ninh quốc gia...cổ phần hóa hết sẽ rất nguy hiểm. Cổ phần hết chắc chắn doanh nghiệp nước ngoài nhảy vào dưới nhiều danh nghĩa khác nhau, các doanh nghiệp bắt tay thao túng thị trường, khi đó lại kêu khóc nhà nước. Đó là chưa nói đến an ninh quốc gia...Thực tế thì giá điện ở Việt Nam thấp so với bình quân thế giới, sở dĩ có điều đó là do "bàn tay hữu hình", nhà nước trợ giá. Sẽ như thế nào nếu “xã hội hóa ngành điện”, mạnh ai nấy làm? kinh tế nhà nước dựa trên chế độ công hữu (sở hữu Nhà nước) về tư liệu sản xuất, là chế độ sở hữu phù hợp với xu hướng xã hội hóa của lực lượng sản xuất. Thành phần kinh tế nhà nước không chỉ bao gồm doanh nghiệp nhà nước mà còn bao hàm sức mạnh kinh tế đứng đằng sau các chính sách và hoạt động quản lý kinh tế của Nhà nước. Nó bao hàm khả năng tổ chức và hoạch định chính sách đúng đắn của Nhà nước, sự gắn kết hợp lý của hệ thống doanh nghiệp nhà nước, tài chính nhà nước, luật pháp và hiệu lực quản lý của Nhà nước. Với sức mạnh kinh tế tổng hợp đó, thành phần kinh tế nhà nước có khả năng tạo ra các điều kiện vật chất và các tiền đề kinh tế-xã hội để phát triển tất cả các thành phần kinh tế.
Kinh tế nhà nước, trong đó điện là xương sống, là trụ cột, là tiền đề để đưa đất nước phát triển toàn diện; đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế bằng cách giữ vị trí then chốt, yết hầu, và xương sống của nó, do đó có khả năng chi phối, điều tiết, hướng dẫn, giúp đỡ và liên kết các thành phần kinh tế khác để bảo đảm sự phát triển ổn định của nền kinh tế. Nó còn đảm nhận các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có tính chiến lược đối với sự phát triển kinh tế-xã hội, đòi hỏi vốn đầu tư lớn vượt quá khả năng của tư nhân. Vì thế nếu xã hội hóa ngành điện sẽ gây áp lực cực kỳ lớn, thiệt thòi cho doanh nghiệp, nhân dân, đặc biệt là người nghèo khi mà con dao được tư nhân, doanh nghiệp thao túng, cầm đằng cán. Kinh tế nhà nước, trong đó có điện đóng vai trò chủ đạo đúng đắn và cần thiết trên cả ba khía cạnh kinh tế, chính trị và xã hội, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước có thể định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.
Chúng ta cần bình tĩnh, nghe bằng hai tai, nhìn bằng hai mắt và dùng lý trí để tư duy đa chiều và nhìn nhận vấn đề khách quan. Ngành điện cần phải được thanh tra, kiểm tra thường xuyên để chấn chỉnh, xử lý những sai phạm, khắc phục hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực quản lý nhà nước, đổi mới phù hợp. Đất nước càng phát triển thì nhu cầu về điện càng tăng cao, cần có giải pháp tăng nguồn cung, bảo đảm giá ổn định phục vụ sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng. Tính toán đến việc sử dụng điện tái tạo, năng lượng mặt trời, điện gió và cả chuyện xây dựng nhà máy điện hạt nhân cho tương lai, không để đất nước đình trệ do thiếu điện… Tuy nhiên, xã hội hóa ngành điện là không nên./.
-------------
Lão chăn bò.
bài viết rất thực tế
Trả lờiXóa