Thứ Năm, 16 tháng 7, 2020

TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID 19 VÀ ỨNG PHÓ

Đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát ở Trung Quốc cuối năm 2019 đã nhanh chóng lan rộng ra khắp thế giới, gây tác động tiêu cực đến mọi mặt kinh tế, xã hội toàn cầu. Đông Nam Á được cho là khu vực phát hiện ra các ca nhiễm COVID-19 đầu tiên ngoài Trung Quốc.
Đại dịch dã có tác động tiêu cực đến Đông Nam Á như làm gián đoạn du lịch, chuỗi cung ứng và cung ứng lao động, thất nghiệp, suy giảm tăng trưởng, gây nên tình trạng bất ổn và hoang mang, thúc đẩy tâm lý tiêu cực đối với nền kinh tế khu vực và các nước thành viên. Ớ các nước Đông Nam Á, du lịch và kinh doanh du lịch, cũng như các ngành công nghiệp liên quan, đặc biệt là ngành hàng không và khách sạn, là những nhóm ngành đầu tiên bị ảnh hưởng, sau đó là những ngành công nghiệp sản xuất xuất khẩu và tham gia sâu vào chuỗi sản xuất khu vực. Trước những tác động đó, ASEAN và các nước thành viên đã có những giải pháp đối phó như thực hiện giãn cách, cách ly xã hội, đóng cửa, hạn chế đi lại, ưu tiên dẹp dịch hơn là mục tiêu tăng trưởng để từng bước ổn định xã hội. Bên cạnh đó, về mặt kinh tế, hầu hết các nước thành viên tuyên bố sử dụng các gói kích thích kinh tế, cứu trợ người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn bởi đại dịch. Bài nghiên cứu này bước đầu đánh giá tác động của đại dịch đến kinh tế Đông Nam Á và thảo luận những biện pháp ứng phó của ASEAN và các quốc gia thành viên Nam Á/ASEAN đã bị tác động bởi đại dịch cả về mặt kinh tế, xã hội và dân sinh. Cụ thể, về mặt xã hội, đại dịch gây nên bất ổn xã hội, khủng hoảng y tế công cộng, gây hoang mang và đe dọa sự bình yên của cuộc sống. Đối với dân sinh, đại dịch dã làm đảo lộn cuộc sống của người dân. Cả ASEAN có gần 25.500 ca nhiễm và có hơn 1.050 người chết, trong đó Indonesia là nước có số ca nhiễm và số người chết lớn nhất khu vực(1). COVID-19 đang làm gián đoạn du lịch, chuỗi cung ứng và cung ứng lao dộng. Tình trạng bất ổn và hoang mang thúc dẩy tâm lý tiêu cực đôi với nền kinh tế. Tất cả những vấn đề này dều ảnh hưởng đến thương mại, đầu tư và sản lượng, từ đó ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Du lịch và kinh doanh du lịch, cũng như các ngành công nghiệp liên quan, đặc biệt là các hãng hàng không và khách sạn, là những nhóm ngành đầu tiên bị ảnh hưởng. Và tình hình dang trở nên tồi tệ hơn khi tất cả quốc gia đều thực hiện giải pháp đóng cửa để ngăn dịch.

Thêm vào đó, sự gián đoạn nguồn cung xuất phát từ Trung Quốc làm ảnh hưởng tiêu cực đến chuỗi giá trị và làm gián đoạn sản xuất trong ASEAN. Vì Trung Quốc là trung tâm của chuỗi cung ứng và chiếm tới 12% thương mại toàn cầu về các mặt hàng phụ tùng và linh kiện, do đó tổn thất vì sự gián đoạn này trong ngắn hạn được đánh giá là sẽ rất lớn.

Các tác động tiêu cực đối với các thỏa thuận kiểm dịch nguồn cung lao động cũng được dự tính là lớn tùy theo thời gian và lĩnh vực sử dụng lao động. Sự gián đoạn này dẫn đến giảm thu nhập, từ đó gây nên sụt giảm mạnh về cầu nội địa, sau đó tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế, và quay trở lại nó sẽ tiếp tục làm trầm trọng thêm sự gián đoạn chuỗi cung ứng và nguồn cung. Đây là hiệu ứng tuần hoàn hay hiệu ứng gộp mà có thể có những tác động lan tỏa mở rộng, từ đó biến những tác động ngắn hạn thành các tác động dài hạn đối với nền kinh tế.

Tổn thất kinh tế lớn nhất từ tác động của COVID-19 lại có thể đến từ các loại tài sản vồ hình. Tác động của tâm lý tiêu cực về tăng trưởng và sự không chắc chắn - vốn đã ảnh hưởng đến thị trường tài chính - làm giảm đầu tư, tiêu dùng và tăng trưởng trong dài hạn. Do vậy, suy thoái kinh tế khắp thế giới dường như là không thể tránh khỏi và đang hiện hữu, mặc dù các biện pháp kích thích kinh tế đã được các quốc gia áp dụng. Kết quả tất yếu là có sự gia tăng mạnh về thất nghiệp và nghèo đói, và ở mức độ nào đó xuất hiện hiện tượng các nước có xu hướng tách rời khỏi Trung Quốc, hay hiện tượng giải toàn cầu hóa hay cũng có thể là trào lưư tái công nghiệp tóa ở các nước phát triển.

Trong số các nước ASEAN, thì ba nước Singapore, Malaysia và Thái Lan được cho là hội nhập sâu rộng nhất vào chuỗi cung ứng khu vực. Do đó, về mặt kinh tế thì ba nước này được đánh giá là bị ảnh hưởng nhiều nhất do đại dịch COVID-19 dẫn tới việc giảm cầu trong nước, suy giảm du lịch và các ngành dịch vụ. Indonesia và Philippines cũng đã tăng cường tham gia chuỗi cung ứng và cũng bị ảnh hưởng nhất dinh. Việt Nam là thành viên mới duy nhất của ASEAN cũng đã hội nhập vào chuỗi cung ứng với Trung Quốc và đã bị gián đoạn nghiêm trọng về nguồn cung. Như một hệ quả tất yếu, có thể theo thời gian có sự xuất hiện những diều chỉnh về mặt cung sẽ làm thay đổi mô hình thương mại và đầu tư của khu vực. Việc điều chỉnh sẽ liên quan đến việc di dời một số hoạt động nhất định trong chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang các nước ASEAN. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 sẽ làm gián đoạn quá trình di dời này, song các nước ASEAN có thể được hưởng lợi từ các khoản dầu tư mới, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ COVID-19 khi các nước tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu đặt các cơ sở sản xuất tại Trung Quốc cũng đã có sự cân nhắc di dời các cơ sở này sang nước khác (ASEAN) ngay từ khi xuất hiện căng thẳng thương mại Mỹ - Trung.

Trên đây là một sô đánh giá ban đầu về tác dộng của dịch viêm phổi COVID-19 đôi với các nước Đông Nam Á và một sô biện pháp dối phó của một số nước. Tuy nhiên, bất kỳ đánh giá tác động nào cũng phải công nhận rằng sự lây lan của COVID-19 là không thể đoán trước được và các chính phủ cũng có những ứng phó được sử dụng như là những mặc định ban đầu dùng cho phân tích, đánh giá tac động của đại dịch. Rất khó để ước tính tác động của một cú sốc không chắc chắn dối với kinh tế, xã hội. Do vậy, chúng ta cần phải nhận thức được rằng, thật sự cần thiết phải mô hình hóa và phân tích một cách nghiêm ngặt dể có những đánh giá chính xác hơn. Xu hướng hiện tại của dại dịch chỉ ra rằng các rủi ro đang có xu hướng tăng lên, số ca nhiễm tăng rất nhanh. Sự không chắc chắn của diễn biến dịch bệnh nhấn mạnh sự cần thiết phải thận trọng trong việc đánh giá và xem xét, cập nhật lại một cách thường xuyên trong việc đưa ra các đánh giá tác động của nó để có được những phân tích, đánh giá, tác động chính xác nhất có thể.

Trong bối cảnh triển vọng kinh tế khu vực đang xấu đi, các chính sách tiền tệ mở rộng và kích thích tài khóa cũng như các biện pháp ổn định xã hội, kiềm chế lây lan của đại dịch sẽ giúp làm giảm tác động từ dịch bệnh. Trước mắt, ưư tiên hàng đầu của ASEAN và các nước thành viên vẫn là dẹp dịch thay vì tập trung cho tăng trưởng kinh tế. Diễn biến của đại dịch vẫn chưa biết chắc được sẽ như thế nào và tác động lâu dài của nó đối với kinh tế, xã hội, dân sinh của thế giới nói chung và khu vực nói riêng cũng chưa được lượng hóa nhưng hầu hết chúng ta đều biết là rất lớn, lớn nhất kể từ sau đại chiến Thế giới thứ 2. Trước mắt, ASEAN đã có những biện pháp phối hợp đối phó và các nước thành viên cũng đã có những giải pháp của riêng mình với cam kết rõ ràng là minh bạch thông tin và chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau cùng vượt qua. Hy vọng, với nỗ lực của ASEAN và các nước cùng với sự hỗ trự của cộng đồng quốc tế, thảm kịch Covid-19 sẽ nhanh qua và ASEAN sẽ trở lại là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới, là điểm đến ưa thích của du khách quốc tế./.
MƠ XA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét