Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng
của Đảng, đấu tranh phản bác âm mưu, thủ đoạn lợi dụng quyền con người của các
thế lực thù địch, phản động, cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:
Một là, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán
bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Nhằm bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
hiệu quả trên thực tế, điều kiện đầu tiên là cán bộ, đảng viên và nhân dân phải
nắm vững chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về quyền con người. Cần tạo
sự chuyển biến trong nhận thức về quyền con người qua các kênh tuyên truyền và
giáo dục, qua đó, những âm mưu, thủ đoạn và hoạt động lợi dụng, xuyên tạc của
các thế lực thù địch về thành tựu bảo đảm quyền con người, xâm phạm đến quyền
con người, đến lợi ích của nhân dân Việt Nam dễ được nhận diện và có căn cứ để
đấu tranh, phản bác hiệu quả. Thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục, không
ngừng củng cố nhận thức chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân, tự
giác, tích cực tham gia phòng ngừa, đấu tranh, giữ vững “thế trận lòng dân”, có
khả năng nhận diện và “tự miễn dịch” trước các thông tin xấu, độc. Tăng cường
và nâng cao hiệu quả phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, thực
hiện mỗi cán bộ, đảng viên một là chiến sĩ trên mặt trận bảo vệ nền tảng tư
tưởng; thực hành phát huy dân chủ và quyền con người.
Hai là, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói, giảm nghèo,
coi trọng và thúc đẩy các quyền con người, coi con người là mục tiêu và động
lực của mọi chính sách phát triển kinh tế - xã hội, “đưa lực lượng sản xuất
phát triển ngày càng nhanh chóng và tiến lên hiện đại là yêu cầu cơ bản và cấp
bách để thực hiện có hiệu quả chiến lược con người”(18). Làm cho
nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc là một trong những minh chứng
sinh động, thuyết phục nhất để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bác bỏ những
luận điệu xuyên tạc, vô căn cứ của các thế lực thù địch về thành tựu bảo đảm
quyền con người ở Việt Nam. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chương trình kinh
tế - xã hội nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế, bảo đảm ngày càng
tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Đồng thời, thực hiện tốt
chính sách an sinh xã hội, chính sách đối với người có công với cách mạng; quan
tâm đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động vùng đồng bào dân
tộc thiểu số. Các chính sách cần chú trọng đúng mức đến các quan điểm và nguyện
vọng của các nhóm xã hội(19).
Chăm
sóc trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội _Ảnh: TTXVN
Ba là, tiếp tục hoàn thiện chính sách xã hội, pháp luật về quyền
con người, trong đó, con người là trung tâm, là chủ thể, là động lực và là mục
tiêu của sự phát triển và tiến bộ xã hội. Mọi chủ trương, chính sách phải thực
sự xuất phát từ cuộc sống, phù hợp với nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng
của người dân, phấn đấu vì hạnh phúc, ấm no của nhân dân. Tiếp tục củng cố hệ
thống các quyền con người, quyền công dân đã được hiến định, để mọi người dân
đều được hưởng thụ các thành quả phát triển kinh tế, xã hội của đất nước một
cách công bằng thông qua việc được tiếp cận các cơ hội bình đẳng và phù hợp,
bảo đảm sự tương thích với các nguyên tắc, tiêu chuẩn pháp luật quốc tế về
quyền con người. Việc hoàn thiện pháp luật đó cũng là kiến tạo cơ sở pháp lý và
chính trị cho mọi hoạt động khác vì sự phát triển của con người Việt Nam. Bên
cạnh đó, Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế pháp lý thực hiện, giám sát thực hiện
và xử lý các vi phạm quyền con người để bảo đảm tất cả quyền con người đều được
tôn trọng, bảo đảm trong thực tế.
Bốn là, mở rộng quan hệ quốc tế trong nghiên cứu và thực thi quyền con
người. Việc bảo vệ quyền con người ở các quốc gia được coi như một điều kiện
quan trọng trong quá trình hợp tác quốc tế hiện nay. Do đó, trong nhận thức và
giải quyết vấn đề quyền con người, cần quán triệt nguyên tắc thống nhất tính
phổ biến và tính đặc thù của quyền con người khi xem xét những vấn đề thực tiễn
về quyền con người.
Việc thực hiện dân chủ và quyền con người còn tùy thuộc vào nhiều
điều kiện, trước hết là trình độ phát triển kinh tế và điều kiện cụ thể của mỗi
nước, mỗi dân tộc trên tất cả các phương diện của đời sống. Các nước có chế độ
chính trị khác nhau, trình độ phát triển khác nhau, không thể lấy quan niệm,
thực tiễn của nước này, của dân tộc này về dân chủ và quyền con người áp đặt
cho dân tộc khác, nước khác. Do đó, xây dựng và thúc đẩy đối thoại trên lĩnh
vực dân chủ, quyền con người có ý nghĩa tích cực, góp phần nâng cao sự hiểu
biết lẫn nhau, từng bước thu hẹp bất đồng với các đối tác quốc tế trong vấn đề
quyền con người. Qua đối thoại cũng nhằm bác bỏ những thông tin sai lệch, luận
điệu xuyên tạc, bịa đặt của các nhóm, cá nhân cực đoan trong và ngoài nước về
tình hình quyền con người ở Việt Nam. Bên cạnh việc thực hiện cơ chế đối thoại
chính thức với các nước, cần chủ động và tích cực đăng cai tổ chức các hội thảo
quốc tế để các nhà chính trị và các nhà khoa học tham dự và thảo luận về các
vấn đề liên quan đến quyền con người.
“Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích là vì dân. Bao
nhiêu quyền hạn đều của dân”(20), tôn
trọng và bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất quán và xuyên suốt của Đảng
và Nhà nước ta. Quyền con người luôn là quyền cơ bản và quan trọng nhất, thể
hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Do đó, nhận diện,
vạch trần và kiên quyết đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch về
thành tựu bảo đảm quyền con người có ý nghĩa quan trọng, góp phần bảo vệ nền
tảng tư tưởng của Đảng, bảo đảm ổn định và sự phát triển bền vững của Việt Nam
hiện nay./.
V3.
Chúng ta cần tỉnh táo, sáng suốt phân tích và nhận rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn tuyên truyền, lừa bịp của các thế lực thù địch; đồng thời kiên quyết đấu tranh vạch trần những luận điệu xuyên tạc của chúng
Trả lờiXóa