Theo thống kê của cơ quan chức năng trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, với dân số khoảng 95 triệu người, tỉ lệ người sử dụng internet chiếm hơn 65% (đứng thứ 16 thế giới về số lượng người sử dụng internet), trong đó có khoảng 94% người dùng với mục đích sử dụng mạng xã hội. Các mạng xã hội được người dùng Việt Nam sử dụng phổ biến là facebook, zalo, youtube…, nhiều nhất là mạng xã hội facebook với gần 60 triệu người dùng(đứng thứ 7 thế giới).
Các thế lực thù địch, đối tượng chống đối
trong và ngoài nước, đối tượng phản động ở nước ngoài đã tung lên không gian
mạng nhiều sản phẩm dưới các hình thức như: Bài viết, video, phỏng vấn trực
tuyến, tọa đàm… với các nội dung xuyên tạc, cho rằng: “Việt Nam đang vi phạm
vấn đề về nhân quyền”; “Môi trường chính trị ở Việt Nam đang có biến động lớn
bởi sự “độc tài”, “độc đoán” của chế độ “Đảng trị”… Đặc biệt, chúng còn cổ xúy
hận thù, kích động gây mất đoàn kết, chia rẽ nội bộ, phá hoại công cuộc xây
dựng, chỉnh đốn Đảng và công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
đang đi đúng hướng và rất được lòng dân của Đảng, Nhà nước ta.
Ở nước ta, tại Điều 25 Hiến pháp năm 2013
khẳng định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông
tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy
định”. Bên cạnh việc đề cao tự do ngôn luận phải vì lợi ích chung, pháp luật
đều không cho phép lợi dụng tự do ngôn luận để viết, nói xuyên tạc với ý đồ
xấu, bất chấp luật pháp, đồng thời xử lý nghiêm khắc hành vi lợi dụng tự do
ngôn luận gây tổn hại cho Nhà nước, cộng đồng.
Thông qua các trang thông tin điện tử và mạng
xã hội, người dân có thể tự do ngôn luận bày tỏ ý kiến, quan điểm, đăng tải hay
lan truyền bất cứ thông tin gì thông qua tài khoản cá nhân của mình như
facebook, youtube, zalo… Việc thể hiện quyền tự do ngôn luận của mỗi người trên
mạng xã hội khá dễ dàng và có sức lan truyền nhanh chóng. Đặc biệt một số người
có thói quen theo dõi báo mạng không chính thống trong nước và ở nước ngoài.
Xuất phát từ đặc điểm này, các thế lực thù
địch đã lựa chọn mạng xã hội là công cụ, phương tiện hữu hiệu để xuyên tạc,
tuyên truyền, chống phá chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chống phá
Đảng và Nhà nước ta. Khi tương tác trên mạng xã hội, người tham gia cần tỉnh
táo nhận diện rõ một số điểm sau:
Một là, các thế lực thù địch, phản động lợi
dụng quyền tự do ngôn luận để tạo lập các website, blog, facebook, fanpage,
mạng xã hội kết hợp với các loại hình thông tin khác như báo viết, báo hình,
báo nói… ban đầu gây sự chú ý để thu hút lượng người truy cập, qua đó truyền bá
các quan điểm, tư tưởng phản động. Các trang mạng này có thể cài bẫy những
thông tin sai trái nhằm làm rối nhiễu thông tin, phân tâm dư luận xã hội, đó là
một thủ đoạn đánh trúng vào tâm lý người đọc rất tinh vi, thâm độc với mục đích
tuyên truyền thông tin lệch lạc.
Hai là, các đối tượng phản động, chống phá cố
tình xuyên tạc khái niệm “tự do ngôn luận”, chúng viện dẫn các quy định của
luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam về tự do ngôn luận, nhưng cố tình lờ đi
những quy định và điều khoản nghĩa vụ của người dân rồi tán phát qua internet,
mạng xã hội làm cho nhiều người hiểu lầm rằng “tự do ngôn luận” là một quyền
tuyệt đối, không có bất cứ một hạn chế nào.
Ba là, tạo lập các trang giả mạo cơ quan, tổ
chức, cá nhân có uy tín để đăng tải thông tin xuyên tạc, hạ uy tín các đồng chí
lãnh đạo Đảng, Nhà nước, gắn với việc đưa thông tin bí mật đời tư, bí mật cá
nhân của các đồng chí lãnh đạo, sau đó lợi dụng quyền tự do ngôn luận để đưa ra
nhận xét, phân tích, bình luận nhạy cảm để tác động đến niềm tin của người đọc.
Bốn là, lợi dụng quyền tự do ngôn luận để tổ
chức lấy ý kiến qua mạng xã hội nhằm tạo áp lực dư luận, gây áp lực đối với
chính quyền; kích động chống đối thông qua các hội, nhóm, tài khoản trên mạng
xã hội, kích động những vấn đề liên quan đến các sơ hở, sai phạm và bức xúc xã
hội như liên quan vấn đề chống tham nhũng, công tác cán bộ của Đảng, vấn đề sửa
đổi Luật đất đai…
Năm là, lợi dụng quyền tự do ngôn luận để
thành lập các trang phát thanh, kênh truyền hình, bài viết trên internet truyền
tải nhiều nội dung xấu, độc trên nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực
văn hóa, văn nghệ, chúng tiến hành chuyển thể những bài viết có nội dung phản
động thành âm nhạc, thơ ca, phóng sự ngắn phát trực tiếp trên các kênh âm nhạc
và các trang mạng cá nhân. Các đối tượng dựng chuyện, tung ra nhiều thông tin
thất thiệt, tuyên truyền xuyên tạc, gây nhiễu loạn thông tin, kích động, gieo
rắc tâm lý hoài nghi cho người tiếp cận thông tin.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII của Đảng đề cập trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030
khẳng định yêu cầu giữ vững an ninh mạng, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương…
Muốn làm tốt vấn đề này thì một trong những trọng tâm thực hiện là cần chủ động
phòng ngừa, đấu tranh mạnh mẽ với việc lợi dụng quyền tự do ngôn luận trên
không gian mạng. Trách nhiệm này không chỉ thuộc về các cơ quan chức năng có
liên quan mà là nhiệm vụ chung của các cấp ủy Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên.
Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do ngôn luận, nhưng phải thượng tôn pháp luật; không thể lợi dụng tự do ngôn luận để tung tin thất thiệt nhằm chống phá đất nước; hay xúc phạm, hạ bệ danh dự, uy tín của các tập thể, cá nhân được.
Trả lờiXóa