Lợi dụng mặt trái của mạng xã hội,
các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị cố tình tán phát các thông
tin xấu độc, không đúng sự thật lên không gian mạng, rồi tạo ra các bình luận
nhằm lôi kéo, kích động cộng đồng mạng tham gia, thành lập các hội, nhóm tự
phát để bàn tán, chỉ trích, xuyên tạc, bôi nhọ danh dự, uy tín người khác.
Mục tiêu của họ là gieo rắc các nhận
thức sai lầm, tâm lý hoài nghi, tâm trạng bất an, bức xúc trong xã hội và cộng
đồng; ngấm ngầm kích động các tư tưởng bất tuân, chống đối luật
pháp, chuẩn mực xã hội, cộng đồng; xúi giục các hành vi bạo loạn, bạo
lực... Nhiều người gọi đây là những “comment bẩn”.
Để ngăn chặn “comment bẩn” cần phải thực hiện một số giải pháp sau:
Một là: Chú
trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường các biện pháp giáo dục, tuyên
truyền nâng cao nhận thức của công dân về pháp luật, nhất là Luật An ninh mạng;
các chỉ thị, quy định về cung cấp, phát triển, sử dụng các nền tảng mạng xã
hội; ý thức, trách nhiệm và những nguyên tắc khi tham gia các nền tảng mạng xã
hội của người dân. Hoàn thiện các quy định về quản lý thông tin trên mạng
xã hội; tập trung nghiên cứu xây dựng luật về quản lý thông tin trên mạng, Luật
An ninh mạng để có thể tạo ra hành lang pháp lý đầy đủ, phù hợp; tích cực xây
dựng khung khổ pháp luật khoa học, tiến bộ để truyền thông xã hội hoạt động,
phát triển lành mạnh, đúng hướng và quản lý tốt mạng xã hội.
Các nhà cung cấp dịch vụ và người sử
dụng mạng xã hội thực hiện nghiêm túc Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, hướng
tới xây dựng môi trường mạng xã hội lành mạnh, an toàn tại Việt Nam. Các cá
nhân, tổ chức cần phải có trách nhiệm pháp lý với các thông tin đưa lên mạng xã
hội nhằm hạn chế tối đa những phát ngôn “vô tội vạ”, xâm phạm đời tư, hạ thấp
uy tín, bôi nhọ danh dự của cá nhân, tổ chức trên mạng xã hội. Xây dựng và hoàn
thiện các văn bản thực hiện Luật Báo chí, trong đó chú trọng việc nâng cao vai
trò định hướng thông tin của các cơ quan báo chí chủ lực, tích cực, chủ
động phê phán, phản bác thông tin xấu, độc trên mạng xã hội để góp phần khắc
phục những mặt trái của truyền thông xã hội.
Hai là: Các
nhà cung cấp, khai thác dịch vụ mạng, nhất là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
xuyên biên giới phải có trách nhiệm tuân thủ luật pháp Việt Nam, tôn trọng chủ
quyền, lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia Việt Nam. Yêu cầu các đối tác phải thể
hiện rõ sự hợp tác và tuân thủ các quy định khi vào hoạt động tại Việt Nam,
như: Đặt cơ quan đại diện, thiết lập tính chính danh của người dùng trong đăng
ký tài khoản, phối hợp tích cực để kịp thời bóc gỡ những trang mạo danh, các
topic cố tình xuyên tạc, bôi nhọ, xúc phạm các cá nhân, tổ chức, xóa bỏ triệt
để các tài khoản đưa thông tin sai sự thật... Đồng thời, cần coi trọng hơn các
biện pháp kinh tế, trách nhiệm của những doanh nghiệp phải tương xứng với lợi
ích mà họ được hưởng.
Ba
là:Cần tiếp tục hoàn thiện đồng bộ hệ
thống văn bản pháp luật với các điều khoản cụ thể, rõ ràng, sát thực, phù hợp,
theo kịp tốc độ biến động của truyền thông xã hội, thay vì chỉ dừng ở quy tắc
điều chỉnh mang tính khuyến nghị. Tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm
tra, xử lý vi phạm, đặc biệt là sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên
quan và của cả hệ thống chính trị để xử lý nghiêm những hành vi vi phạm, gây hại
như: Lưu trữ, cung cấp, đăng tải, tán phát tin giả, sai sự thật,
xuyên tạc, vu khống, nói xấu, kích động, chống phá Đảng, Nhà nước trên
internet, mạng xã hội...
Bốn
là: Khi tham gia môi trường mạng, các
“cư dân mạng” nên lan tỏa những thông tin, hình ảnh tốt đẹp về các hoạt động xã
hội, hoạt động vì cộng đồng, phê phán những thói xấu, biểu hiện lệch lạc, hướng
tới thông điệp nhân văn, xây dựng văn hóa ứng xử trên mạng xã hội thanh lịch,
văn minh. Đồng thời, cần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, không sử dụng
ngôn ngữ lai căng, tục tĩu, có tính bạo lực; chỉ đăng, phát thông tin rõ nguồn
gốc, đã được kiểm chứng. Đặc biệt, không được lập nhóm, hội để nói xấu, bôi
nhọ, xúc phạm người khác hoặc công kích lẫn nhau; không “vào hùa” theo đám đông
khi chưa hiểu rõ về vụ việc hoặc không có căn cứ. Trong quá trình đăng tải các
thông tin, các cư dân mạng không đăng những thông tin bịa đặt, thông tin vi
phạm pháp luật; không sử dụng những ứng dụng không rõ nguồn gốc để tránh bị làm
phiền bởi các tin rác hay bị lấy cắp thông tin tài khoản. Các “cư dân mạng” cần
nắm rõ và tuân thủ các quy định của Luật An ninh mạng. Trên cơ sở đó, mỗi người
cần biến tài khoản mạng xã hội của mình thành một kênh thông tin lành mạnh và
thực hiện truyền thông xã hội trên tinh thần trách nhiệm cộng đồng, kịp thời
phát hiện, góp ý, phê bình, phản bác... những thông tin phản động, độc hại trên
mạng xã hội.
Khi tham gia mạng xã hội, các “cư
dân” cần trang bị các kỹ năng tự bảo vệ thông tin cá nhân, cách thức chắt lọc,
tiếp nhận thông tin. Việc người dùng nâng cao "sức đề kháng”, trang bị
hiểu biết về pháp luật, bộ lọc văn hóa tốt, ứng xử văn minh trong tranh luận,
phản biện, có năng lực về tin tức, đánh giá được độ tin cậy của thông tin trên
mạng xã hội là rất quan trọng. Có như vậy, việc khai thác, sử dụng mạng xã hội
mới hiệu quả, thiết thực và lành mạnh, người dùng mới có thể bảo vệ những giá
trị của bản thân, của cộng đồng và dân tộc.
07.6
Tất cả những kẻ tung tin thất thiệt trên mạng xã hội phải bị xử lý thật nghiêm khắc
Trả lờiXóa