Đúng lúc đang đón Giao thừa chuẩn bị bước sang năm mới, Xuân Kỷ Dậu 1969, Thượng sĩ Hoàng Kim Nông, Tổ trưởng tổ chiến đấu thuộc Đại đội 1, Đoàn Đặc công 126 Hải quân (sau này là Đại tá, Anh hùng LLVT nhân dân) và chiến sĩ Nguyễn Văn Nhượng được cấp trên giao nhiệm vụ tiêu diệt tàu vận tải quân sự tại Cửa Việt, Quảng Trị. Thời điểm ấy, Cửa Việt có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, vì là nơi tiếp nhận, chứa trữ vũ khí, trang bị địch chuyển từ biển vào.
Theo tin trinh sát, Nông được biết, trên bờ, địch bố trí hơn 1.000 lính để tuần tra, bố phòng, canh gác; xung quanh chúng còn rào 3 hàng thép gai điện tử. Dưới sông, chúng dùng tàu tuần tiễu liên tục lùng sục, ném lựu đạn, bắn xả, ngăn không cho chiến sĩ người nhái của ta tiếp cận, đánh phá tàu. Nếu thoát được ba vòng thép gai điện tử thì cũng rất dễ dính phải lựu đạn thả rông dưới biển của địch. Mặc dù biết nhiệm vụ đặc biệt nguy hiểm, nhưng cả hai không hề run sợ.
Đêm 20-2-1969, biển Cửa Việt tối đen như mực, trời rét căm căm, Nông và đồng đội bí mật ngụy trang, dễ dàng luồn qua ổ phục kích của địch và 3 lớp hàng rào, áp sát bờ sông Thạch Hãn. Mặc dù trời đêm, nhưng các chiến sĩ quan sát rõ tàu địch. Quanh tàu, địch liên tục ném lựu đạn xuống nước để ngăn chặn người nhái bám vào.
Sau một thời gian quan sát thấy địch chỉ ném lựu đạn mạn tàu phía ngoài, còn mạn tàu phía trong cảng chúng không để ý, Nông đưa ra một quyết định táo bạo, đầy bất ngờ đó là bơi đường vòng vào trong cảng rồi sau đó lại bơi ra tiếp cận mục tiêu. Đúng lúc cả hai bí mật bơi ra giữa sông thì một làn đạn từ tàu địch bắn xối xả. Chiến sĩ đi cùng bị thương vào chân không thể tiếp tục bơi được nữa, Nông phải dùng dây buộc đồng đội vào người cùng với 4 quả mìn rồi rướn mình bơi tiếp.
Vào gầm cảng, anh mới cởi dây ra, để Nhượng bám lấy trụ cầu, rồi tiếp tục bí mật bơi ra một đoạn để xác định vị trí đặt mìn vào hai chiếc tàu to nhất. Sau khi lấy hơi, Nông lặn sâu xuống nước áp sát mạn tàu địch, rồi cài mìn hẹn giờ mỗi tàu hai quả. Xong xuôi, Nông bơi ngược ra gầm cảng, buộc Nhượng vào người rồi lại tiếp tục bơi về vùng an toàn.
Sáng hôm sau, đơn vị được cơ sở báo: Một chiếc tàu trọng tải 5.000 tấn, một chiếc tàu trọng tải 4.800 tấn của địch đã bị nổ tung và chìm xuống biển. Cách đánh này sau đó đã được rút kinh nghiệm, nhân rộng, khiến địch không chống đỡ nổi. Sau chiến công này, Thượng sĩ Hoàng Kim Nông vinh dự được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất./.
Môi trường ST.
bài rất thực tế
Trả lờiXóa