Thứ Ba, 20 tháng 6, 2023

Giải pháp kết hợp kinh tế, VH-XH với QP-AN ở Tây Nguyên

     Chú trọng khai thác, phát huy thế mạnh từng địa phương về nông nghiệp, du lịch, năng lượng tái tạo…; mặt khác, nhanh chóng có phương hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mở rộng diện tích cây ăn trái, tăng năng suất, giá trị sản phẩm. Bên cạnh đó, cần có giải pháp mạnh mẽ bảo vệ môi trường và hệ sinh thái rừng để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, cân bằng môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển bền vững. Ngoài ra, chú trọng phát triển các ngành nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp xanh bền vững; hạn chế sử dụng chất hóa học và các biện pháp can thiệp xâm hại đất và hệ sinh thái tự nhiên. Củng cố và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở) có bản lĩnh chính trị, tính chuyên nghiệp cao, năng động, sáng tạo; bảo đảm chất lượng, số lượng, cơ cấu hợp lý, có sự chuyển giao, kế thừa chặt chẽ giữa các thế hệ. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện lớp cán bộ kế cận, cán bộ nữ, cán bộ là người đồng bào dân tộc thiểu số; tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị; phát huy cao độ truyền thống văn hóa, cách mạng, sự cần cù và ý chí tự lực, tự cường của nhân dân. Trước nay, buôn, làng là một bộ phận rất quan trọng và là địa bàn chủ yếu ở cấp cơ sở vùng Tây Nguyên, do đó, phải chú trọng phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng; phát huy hiệu quả các mô hình tự quản tại cộng đồng ở các cơ sở, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. 

1 nhận xét: