Xác định
rõ quan điểm “Bảo vệ an ninh kinh tế là bảo vệ an ninh quốc gia”, dưới sự lãnh
đạo thường xuyên của Trung ương Đảng, mà trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư,
công tác bảo vệ an ninh kinh tế được quan tâm chỉ đạo từ trong đàm phán gia
nhập các tổ chức, diễn đàn kinh tế khu vực và thế giới, cũng như quá trình ký
kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nhằm tạo những tiền đề cơ bản để
hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.
Xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa luôn bảo đảm nguyên tắc giữ vững độc lập, tự
chủ, vận hành theo quy luật khách quan; từng bước đổi mới, hoàn thiện thể chế
phù hợp, không ngừng đa dạng hóa, đa phương hóa với các quan hệ hợp tác quốc tế
trong phát triển kinh tế-xã hội, tránh lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác
cụ thể
Thực
hiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc
tế ngày càng sâu rộng hơn trong giai đoạn hiên nay là vấn đề cần thiết trong sự
nghiệp cách mạng xây dưng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam trong tình hình
mới.
Vì
vậy, công tác bảo vệ an ninh kinh tế hiện nay cần tập trung đảm bảo vững chắc
sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa; làm
thất bại âm mưu của các thế lực thù địch thông qua kinh tế để chuyển hóa chính
trị. Kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ
và công bằng xã hội, thu hẹp dần khoảng cách giầu nghèo; những hạn chế tiêu cực
của nền kinh tế thị trường, chống tham nhũng, lãng phí, buôn lậu, là vấn đề cần
thiết, mang tính cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Hiện
nay, các thế lực thù địch thông qua các hoạt động đầu tư, liên doanh, liên kết
để đẩy mạnh phát triển khu vực kinh tế tư nhân, làm biến đổi dần cơ sở kinh tế
- xã hội của chủ nghĩa xã hội ở nước ta; dùng sức mạnh kinh tế để thực hiện ý đồ
chuyển hóa chế độ chính trị. Do đó, hoạt động đối ngoại, thực hiện thắng lợi
đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế, bảo đảm lợi ích tối cao của quốc
gia-dân tộc; thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương
hóa, đa dạng hóa trong quan hệ đối ngoại nhằm mục tiêu giữ vững môi trường hòa
bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước,
nâng cao đời sống nhân dân; nâng cao vị thế, uy tín của đất nước trên trường
quốc tế là vấn đề rất cần thiết. Do vây, phải tiến hành đồng bộ các hoạt động,
có chiều sâu và hiệu quả một cách bền vững. Tăng cường tham mưu với Đảng, Nhà nước trong quá trình xây dựng, hoàn
thiện chủ trương, đường lối, chính sách, giải pháp toàn diện về bảo đảm an ninh
kinh tế khi đàm phán, ký kết và thực hiện các cam kết và mở rộng hợp tác quốc
tế; chủ động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm kinh tế từ xa, từ ngoài biên
giới lãnh thổ; nâng cao hiệu quả công tác thẩm định, đánh giá, giám sát về an
ninh, trật tự đối với các chương trình, đề án, dự án đầu tư nước ngoài, có yếu
tố nước ngoài; kịp thời phát hiện, ngăn chặn các vi phạm pháp luật cũng như
hoạt động gây phương hại, đe dọa gây phương hại đến an ninh kinh tế, an ninh
quốc gia.
Cần phải chủ động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm kinh tế từ xa, từ ngoài biên giới lãnh thổ
Trả lờiXóa