Ngày 22-10-2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị, về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Nghị quyết nêu rõ: “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng là bảo vệ Ðảng, bảo vệ Cương lĩnh chính trị, đường lối lãnh đạo của Ðảng; bảo vệ nhân dân, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước”. Ðó là nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân, trong đó các cơ quan báo chí tuyên truyền các cấp là nòng cốt; là công việc tự giác, thường xuyên của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể chính trị - xã hội các cấp. Thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” cần phải lấy bảo vệ là chính kết hợp với đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Nghị quyết có hai hoạt động cơ bản là bảo vệ và đấu tranh, phù hợp với phương châm “xây” và “chống” trong công tác tư tưởng, lý luận. Trong đó, bảo vệ nền tảng tư tưởng là vấn đề quan trọng hàng đầu, được đặt lên trước. Vì vậy, thực hiện Nghị quyết này phải lấy bảo vệ là chính. Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng chính là bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời, trong bảo vệ phải đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, hiện thực hóa hệ tư tưởng của Đảng vào đời sống và đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch.
Trong những năm qua, công tác bảo vệ nền
tảng tư tưởng của Đảng ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp
phần ngăn chặn và đẩy lùi âm mưu, thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch,
giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố và tăng cường niềm
của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế như:
chưa đa dạng hóa các hình thức thông tin, chất lượng thông tin chưa hoàn toàn
đáp ứng nhu cầu của người dân; chưa tích cực, chủ động đấu tranh phản bác các
thông tin, quan điểm sai trái, thù địch; chưa phát huy vai trò giám sát, phản
biện của các cơ quan báo chí, các tổ chức chính trị xã hội, đấu tranh chống
tiêu cực, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội...
Đảng ta, trong mọi thời điểm của lịch sử,
lúc thuận lợi cũng như lúc khó khăn, luôn nhận thức sâu sắc vai trò cầm quyền
và lãnh đạo hệ thống chính trị, xứng đáng với lòng tin tuyệt đối của nhân dân
và dân tộc. Tuy nhiên, ngoài những mặt rất cơ bản, tích cực của một Đảng Cộng
sản - đảng duy nhất cầm quyền, sẽ không tránh khỏi những nguy cơ có thể xảy ra
như: sai lầm về đường lối, quan liêu, xa rời quần chúng và kiêu ngạo cộng sản.
Để ngăn chặn sự tha hóa quyền lực trong Đảng, sự biến chất của đội ngũ cán bộ,
đảng viên, Đảng ta chủ trương phải kiểm soát chặt chẽ quyền lực trong công tác
cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền; xây dựng hoàn thiện thể chế để kiểm soát
quyền lực trong công tác cán bộ theo nguyên tắc mọi quyền lực đều phải được
kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế; quyền hạn phải được ràng buộc bằng trách nhiệm.
Đảng đã, đang và sẽ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, triển khai đồng bộ;
thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện; ngăn chặn và đẩy lùi hiệu
quả những tiêu cực tham nhũng trong công tác cán bộ.
Là Đảng duy nhất cầm quyền, đảng viên của
Đảng nắm hầu hết các chức vụ chủ chốt trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội. Nếu đạo đức của những cán bộ, đảng viên ấy sa sút thì chính họ là một
trong những nguyên nhân làm xói mòn nền tảng đạo đức xã hội, làm vô hiệu hóa
quyền uy pháp luật. Vì thế, Đảng ta chủ trương đổi mới, nâng cao chất lượng,
hiệu quả công tác cán bộ theo hướng phải đồng bộ, liên thông, nhất quán trong
hệ thống chính trị và phù hợp với thực tế; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; ràng
buộc trách nhiệm và kiểm soát chặt chẽ quyền lực; siết chặt kỷ luật, kỷ cương;
tạo môi trường, điều kiện để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo; bảo vệ cán bộ dám
nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Cùng với
đó, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát huy bản chất giai cấp công
nhân của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu
của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện,
xây dựng Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; gắn với tinh giản
biên chế, nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến
lược, người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Đảng
ta yêu cầu: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống suy thoái “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa trong nội bộ; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng
phí. Công tác cán bộ phải thực sự là “then chốt” của “then chốt”, tập trung xây
dựng đội ngũ các cấp, nhất là cán bộ cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và
uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”[1].
bài viết rất ý nghĩa
Trả lờiXóa