Thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị và các văn bản chỉ
đạo, hướng dẫn của Trung ương, các tỉnh, thành ủy, đảng ủy trực thuộc đã ban
hành quyết định thành lập ban chỉ đạo, tổ thư ký, nhóm chuyên gia, nhóm cộng
tác viên, thành lập các trang, nhóm Facebook phục vụ đấu tranh, phản bác. Hầu
hết các huyện, thành ủy đã thành lập ban chỉ đạo, lập trang, nhóm trên mạng
Facebook triển khai nhiệm vụ đấu tranh, phản bác... Để nâng cao hiệu quả công
tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh ngăn chặn các quan điểm sai
trái, thù địch trên mạng xã hội, nhất là Facebook, thời gian tới, xin đề xuất
một số giải pháp như sau:
Một là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật đối với cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Trong
đó, chú trọng tuyên truyền Luật An ninh mạng; các quy tắc ứng xử trên môi
trường mạng xã hội.
Hai là, thường xuyên cung cấp thông tin có định hướng cho
cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân qua kênh báo cáo viên, tuyên truyền
miệng, báo chí, truyền thông, sinh hoạt chi bộ định kỳ hằng tháng.
Ba là, tập huấn định kỳ hoặc đột xuất cho cán bộ tuyên
giáo, đội ngũ giảng viên lý luận chính trị, nhất là các đồng chí trực tiếp tham
gia Ban Chỉ đạo 35 các cấp; các đồng chí tham gia quản trị, biên tập tin, bài
của các trang, nhóm trên Facebook…; cập nhật tình hình mới về các hoạt động
chống phá, nâng cao kỹ năng, trình độ quản trị.
Bốn là, đổi mới nội dung và phương thức tuyên truyền nội
dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh ngăn chặn các quan điểm sai
trái, thù địch trên mạng xã hội theo hướng giảm tính “hàn lâm, kinh viện”, tăng
tính “thường thức”, gần gũi, dễ tiếp cận với đông đảo cán bộ, đảng viên và các
tầng lớp nhân dân để tăng tính tương tác, khắc phục tình trạng “chủ yếu nội bộ
đảng viên”, hoặc “lực lượng chuyên trách” tương tác với nhau, đối tượng cần
được “giác ngộ” thì chưa được tiếp cận nhiều.
Năm là, khi xuất hiện các vụ việc, sự kiện “nóng, nhạy
cảm” cần tích cực, khẩn trương, chỉ đạo thống nhất, đồng loạt công tác đấu
tranh phản bác trên mạng xã hội và các công cụ truyền thông, gần đây có thể kể
đến: Công tác phòng, chống dịch COVID-19, vấn đề tiêm vaccine, vấn đề phức tạp
liên quan đến tình hình ở Cu Ba…
Sáu là, kịp
thời phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng những cán bộ giỏi, có năng lực tham gia viết
bài đấu tranh, phản bác có hiệu quả cao trên mạng xã hội.
Bảy là, hoàn
thiện các khuôn khổ pháp lý về mạng xã hội phù hợp với luật pháp, thông lệ quốc
và văn hóa, luật pháp của Việt Nam./.
T3.
Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.
Trả lờiXóa