Thứ Hai, 26 tháng 6, 2023

NÂNG CAO CẢNH GIÁC TRƯỚC CÁC THÔNG TIN XUYÊN TẠC TRÊN MẠNG XÃ HỘI

Trước thông tin, hình ảnh sai lệch, gây nhiễu loạn trên mạng xã hội hiện nay, mỗi công dân khi tiếp cận, sử dụng Internet nói chung, mạng xã hội nói riêng cần kiểm tra nguồn tin, tính chính xác. Cần phải tỉnh táo khi dùng Internet, tránh  “sập bẫy” của các đối tượng xấu, đặc biệt là trước các luồng thông tin, hình ảnh phát ra từ các cá nhân, tổ chức chống Nhà nước. Cần phải kiểm tra các tin, bài, ảnh, video trước khi đọc, xem, chia sẻ, xem các trang web, trang mạng, tài khoản cá nhân đó có mang tính chính danh không, có bị cơ quan chức năng lên tiếng cảnh báo không. Trước khi đọc, tiếp cận thông tin liên quan đến vụ việc nói trên cần tìm hiểu về tác giả, tổ chức đưa tin.

Ngoài các đối tượng phản động, chống đối, hiện nay còn nhiều cá nhân sử dụng cách giật tít câu view mang tính kích động để gây sự chú ý, tỏ ra mình là người am hiểu, nắm rõ thông tin, từ đó đưa ra những câu chữ lập lờ gây hiểu nhầm và tăng tương tác trên trang cá nhân. Thực tế, những cá nhân này cũng chỉ “nghe hơi nồi chõ”, tìm kiếm trên mạng các video, thông tin rồi nhào nặn, làm sai lệch bản chất. Do đó, người dùng mạng cần tạo cho mình thói quen tiếp cận nguồn thông tin vụ việc từ các cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là việc công bố thông tin được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, Báo CAND hoặc các tờ báo có độ tin cậy cao.

Cần có tư duy phản biện đối với thông tin không đúng sự thật về vụ việc. Mỗi công dân chúng ta là một chiến sĩ trên mặt trận thông tin. Bởi lẽ, sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia không phải là trách nhiệm riêng ai mà đó là sự chung sức, đồng lòng của toàn thể người dân. Khi phát hiện thông tin không đúng sự thật cần tẩy chay, không chia sẻ, dẫn về trang cá nhân của mình, tránh gây tình trạng hoang mang, hoảng sợ trong dư luận.

1 nhận xét:

  1. Cần phải xử lý thật nghiêm khắc tất cả các trường hợp coi thường pháp luật

    Trả lờiXóa