Trên tinh thần quán triệt sâu sắc quan điểm của Đại
hội XIII: "Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và
thường xuyên đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính
trị; đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"
trong nội bộ""(3) là yêu cầu cấp bách, có ý nghĩa
quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa; là nhiệm vụ hết sức quan trọng của toàn Đảng, của toàn hệ thống chính
trị và toàn dân, công tác xây dựng, phát triển, phối hợp lực lượng trong bảo vệ
nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch ở Việt
Nam hiện nay cần tập trung vào những giải pháp căn cốt sau:
Một là, bảo đảm vai
trò lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của Đảng nhằm huy động
sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của cả hệ
thống chính trị tham gia thực hiện công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng, đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, thù địch một cách chủ động,
thiết thực, hiệu quả. Trên cơ sở "nắm chắc, dự báo đúng, định hướng chính
xác, xử lý đúng đắn, kịp thời các vấn đề tư tưởng trong Đảng, trong xã hội. Chú
trọng nắm bắt, định hướng dư luận xã hội, bỏa đảm thống nhất tư tưởng trong
Đảng, đồng thuận cao trong xã hội…" và “kiên quyết đấu tranh, loại bỏ các
sản phẩm, thông tin độc hại, xuyên tạc, phản động, ảnh hưởng xấu đến ổn định
chính trị - xã hội, thuần phong mỹ tục”(4), cấp ủy đảng các cấp
phải thống nhất nhận thức và hành động, quan tâm chỉ đạo thường
xuyên, quyết liệt các lực lượng, các ngành, các cấp vào cuộc, kết
hợp chặt chẽ nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng, đấu tranh phản bác các
quan điểm sai trái, thù địch với công tác bảo vệ chính trị nội bộ,
với phòng ngừa và đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện "tự
diễn biến", "tự chuyển hóa".
Hai là, tiếp tục rà
soát, nghiên cứu, sắp xếp kiện toàn bộ máy chỉ đạo, nhóm chuyên gia,
lực lượng nòng cốt (từ Trung ương đến địa phương), mô hình và cơ chế phương
thức lãnh đạo, chỉ đạo trong bảo vệ và đấu tranh phù hợp và hiệu quả,
sắc bén và thiết thực. Chú trọng xây dựng bộ máy tổ chức, đội ngũ
cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm, nhóm chuyên gia theo từng lĩnh vực; mô
hình, phương thức, biện pháp và cơ chế đấu tranh phù hợp với từng loại
đối tượng, trên từng vấn đề, ở từng thời điểm, tùy từng địa bàn… để
không chỉ tăng tính chủ động, sắc bén trong đấu tranh phòng, chống âm mưu “diễn
biến hòa bình” và bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch mà còn phát huy được
ưu thế, thế mạnh của từng lực lượng.
Ba là, mỗi cấp ủy, nhất
là người đứng đầu phải quán triệt sâu sắc phương hướng, nhiệm vụ, quan điểm,
giải pháp trong công tác bảo vệ và đấu tranh, đảm bảo xây dựng, phát triển lực
lượng luôn chủ động và kịp thời tham gia, thích ứng với công tác. Trong xây
dựng và phát triển lực lượng, cần quan tâm, lựa chọn, bồi dưỡng, đào tạo,
xây dựng đội ngũ cán bộ lý luận chuyên nghiệp hoặc kiêm nhiệm tâm
huyết, có đủ bản lĩnh chính trị, năng lực, trình độ chuyên môn cao để
nghiên cứu lý luận và tổng kết, bổ sung lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, những vấn
đề về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và để giảng dạy tại
các học viện, nhà trường, v.v. tham gia cuộc đấu tranh này. Đây
là nguồn lực quan trọng, bảo đảm tính Đảng, tính khoa học, tính
chiến đấu, tính thuyết phục trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và đấu tranh
trên cả bình diện vĩ mô và vi mô. Khi tác chiến, mỗi lực lượng phải quán
triệt nguyên tắc dân chủ, khoa học gắn với nguyên tắc khách quan, linh hoạt,
sáng tạo để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phê phán quan điểm
sai trái, thù địch một cách toàn diện, triệt để, thuyết phục.
Theo đó, các lực lượng tham gia cuộc đấu
tranh này phải được đào tạo chuyên sâu, thường xuyên được bồi dưỡng,
được cung cấp thông tin (bao gồm cả thông tin mật) để không chỉ có đủ tri thức
khoa học và luôn đứng vững trên lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh mà còn tự tin, bản lĩnh và đủ luận cứ khoa học bảo vệ chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, trong bảo
vệ và đấu tranh, phải phân biệt rõ quan điểm sai trái, quan điểm thù địch
để không chỉ có phương pháp đấu tranh, phê phán cụ thể, hiệu quả trên tinh thần
kiên quyết, kiên trì đấu tranh trên nhiều phương diện lý luận, pháp lý, lịch
sử, khoa học, thực tiễn một cách phù hợp mà còn phải dựa trên cơ sở thực tiễn
lịch sử, cụ thể để đấu tranh phê phán toàn diện, triệt để các quan điểm sai
trái, thù địch liên quan đến những lĩnh vực này.
Bốn là, huy động nhiều
cấp, nhiều ngành, nhiều lực lượng, phương tiện tham gia thông qua cơ chế tổ
chức, chỉ đạo, điều hành, phối hợp, hiệp đồng, phát huy sức mạnh của các lực
lượng; theo hướng tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, kịp thời từ Bộ
Chính trị, Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo Trung ương tới các cấp bộ đảng của ban,
bộ, ngành, địa phương và tạo sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa các cấp, các
ngành. Trong đó, cần phối hợp chặt chẽ và phát huy vai trò của Hội đồng Lý luận
Trung ương, các viện nghiên cứu, các học viện, nhà trường, các nhà khoa học
trong tổng kết thực tiễn, bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và những vấn đề lý luận về chủ nghĩa xã hội, con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam... Đồng thời, thực hiện tốt sự phối hợp giữa Bộ Quốc
phòng và Bộ Công an trong nghiên cứu nắm vững âm mưu, thủ đoạn chống phá của
các thế lực thù địch, tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung
ương Đảng lãnh đạo, chỉ đạo xử lý tốt các tình huống khẩn cấp về quốc phòng, an
ninh. Chủ động phối hợp giữa các cơ quan tuyên giáo, báo chí, truyền hình, phát
thanh của Đảng, Nhà nước ở cả Trung ương và địa phương để tập trung và đẩy mạnh
cuộc đấu tranh, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên các phương tiện thông
tin đại chúng.
Năm là, đẩy mạnh sử dụng
khoa học, kỹ thuật, công nghệ để tiếp tục phát huy vai trò, thế mạnh của các
phương tiện truyền thông, các cơ quan thông tấn, báo chí và mạng xã hội không
chỉ trong việc tuyên truyền và quán triệt chủ trương, đường lối, nghị quyết của
Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước… mà cả trong tác chiến bảo vệ nền tảng
tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Đồng thời, bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, phương
tiện, thông tin, tài liệu... và xây dựng, thực hiện chính sách động viên, khen
thưởng kịp thời đối với những tập thể, cá nhân tích cực tham gia trực tiếp đấu
tranh và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên tinh thần: “Bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng không phải là việc riêng của Đảng mà còn là việc chung, là trách
nhiệm chung của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân”./.
T3.
Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.
Trả lờiXóa