“Diễn biến
hòa bình” trong tình hình mới không những nhằm vào các nước tiến bộ, trước hết
là các nước xã hội chủ nghĩa, mà còn chuyển sang chống phá các nước có chế độ
chính trị mà chủ thể tiến hành cho là không phù hợp với lợi ích, giá trị,
“khuôn mẫu” của họ. Đó là những nước độc lập, có chủ quyền nhưng “cứng đầu”,
“không cùng quỹ đạo”, không tuân theo sự chỉ huy, chỉ đạo của họ, không có lợi
cho họ trong giải quyết các vấn đề quốc tế. Đặc biệt, trọng tâm chống phá của
chiến lược “diễn biến hòa bình” hiện nay là các nước có vị trí địa chính trị -
kinh tế - quân sự chiến lược quan trọng, phức tạp, nhạy cảm hoặc ở những khu
vực hội tụ sự cạnh tranh chiến lược, tranh chấp gay gắt về lợi ích, chủ quyền
trên thế giới. Tính đa dạng, phức tạp, đan xen không đồng nhất giữa chủ thể và
đối tượng được thể hiện trong mối quan hệ này, phạm vi này là chủ thể tiến
hành, nhưng có thể trong mối quan hệ khác, phạm vi khác, chủ thể đó lại là đối
tượng chống phá.
Phương thức
chống phá của chiến lược “diễn biến hòa bình” đã chuyển trọng tâm từ bên ngoài
tác động vào bên trong sang tiến hành các hoạt động chống đối tại chỗ, thúc đẩy
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ngay trong nội bộ đối phương. Nếu như những năm
qua, “diễn biến hòa bình” coi trọng “dính líu để khuếch trương”, “can dự để mở
rộng”, trực tiếp tiếp xúc để thẩm thấu các hành động chống phá từ bên ngoài vào
bên trong nước khác thông qua thủ đoạn đặc trưng như “xóa bỏ cấm vận”, xúc tiến
“bình thường hóa quan hệ”... thì nay đã chuyển sang tìm mọi cách khai thác và
khoét sâu mâu thuẫn nội tại; triệt để lợi dụng những sơ hở, yếu kém trong công
tác lãnh đạo, quản lý, điều hành xã hội của các nước để chống phá. Như đã thành
quy luật, mỗi khi ở các nước là đối tượng chống phá diễn ra các sự kiện chính
trị trọng đại, xuất hiện các “điểm nóng”, các vấn đề xã hội phức tạp, nhạy
cảm... thì đó là “cơ hội vàng” để các thế lực thù địch đẩy mạnh thực hiện “diễn
biến hòa bình”. Họ sử dụng chính lực lượng, phương tiện của đối phương; kết hợp
công khai với bí mật; thực hiện đánh ngầm, mềm, sâu, hiểm, tiến công toàn diện,
có trọng điểm; thường núp dưới danh nghĩa “hiến kế”, “chống tham nhũng”, “góp ý
kiến xây dựng”... để lũng đoạn đối phương. Trong đó, lĩnh vực chính trị, tư
tưởng được họ xác định là khâu trọng tâm, đột phá; kinh tế là mũi nhọn; dân
tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền là “ngòi nổ”; ngoại giao để hỗ trợ; quân sự
để răn đe, hậu thuẫn. Trong quá trình thực hiện, khi có điều kiện, thời cơ và
cần thiết sẽ kết hợp với bạo loạn lật đổ, gây xung đột, nội chiến, can thiệp vũ
trang, chiến tranh ủy nhiệm... để nhanh chóng đạt được mục tiêu chiến lược.
Cách thức tiến hành rất công phu, bài bản để che đậy tính chất chính trị phản
động, “ru ngủ” tinh thần cảnh giác cách mạng, làm cho đối phương mơ hồ, mất
cảnh giác; mưu toan từng bước tạo sự suy thoái về tư tưởng chính trị, mục ruỗng
về bộ máy, xuất hiện các mầm mống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở từng cá
nhân, trong nội bộ các tổ chức và toàn xã hội và cuối cùng là sự sụp đổ chế độ
chính trị giống như sự vận động “tự thân”, “tất yếu”, “hợp quy luật”.
T3.
Mọi công dân Việt Nam hãy tích cực tham gia đấu tranh chống lại những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động.
Trả lờiXóa