Cụm từ “tự diễn biến” lần đầu được chính thức ghi trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khoá X (7/2007) về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới và cụm từ “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” được nhắc đến trong một số văn kiện của Đảng từ đó đến nay. Mới đây Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tư (khóa XII) đã ra Nghị quyết về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Điều đó khẳng định việc tiếp tục kiên trì, kiên quyết thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), thể hiện quyết tâm chính trị cao của Đảng đối với thứ “giặc nội xâm” này.
Từ việc nhận diện những biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, có thể nói bước chuyển dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ sẽ là một quá trình tất yếu. Quá trình này diễn ra vô cùng nhanh chóng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh trong phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 4 khoá XII rằng: “Từ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc kết cấu với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc”. Quá trình này sẽ diễn ra nhanh hơn, nguy hiểm hơn khi nhiễm phải những luận điệu sai trái, những biện pháp dụ dỗ, mua chuộc, kích động của các thế lực thù địch, các đối tượng cơ hội chính trị, các phần tử bất mãn.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khoá XII đã chỉ ra biểu hiện của “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” mà biểu hiện rõ nhất ở quan điểm, tư tưởng phản bác, phủ nhận những vấn đề chính trị cốt tử của Đảng và thể chế chính trị - xã hội ở nước ta, từ chủ nghĩa Mác – Lênin đến các nguyên tắc tổ chức của Đảng; nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa; nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa; chế độ sở hữu toàn dân về đất đai; vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang, đường lối quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, văn học - nghệ thuật, chính sách dân tộc, tôn giáo, đường lối đại đoàn kết dân tộc,… Chính từ những “quan điểm, tư tưởng phản bác” (biểu hiện) đó cuối cùng sẽ đưa tới những hành động sai trái như: đòi thực hiện “đa nguyên, đa đảng”; nói, viết, làm trái quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; bất mãn, chống đối chính quyền; đặc biệt trong giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay nhiều đối tượng đã lợi dụng các phương tiện truyền thông nhất là mạng xã hội để nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, gây nghi ngờ, chia rẽ nội bộ, truyền bá tư tưởng phản động,…
Hiện nay để phát hiện ngay được những đối tượng “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” sẽ là rất khó bởi vốn nó tự diễn ra trong đầu óc con người nhưng cũng không phải là không thể phát hiện được. Bởi những người mang tư tưởng sai lệch trước sau gì cũng sẽ thể hiện ra những hành vi sai trái và đó chính là cơ sở để nhận diện, kịp thời ngăn chặn, đẩy lùi và xử lý. Hơn nữa như đã phân tích, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” là bước tiếp theo của suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống nên nếu mỗi cán bộ tự giác rèn luyện, đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi được tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống tức là sẽ ngăn chặn được “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ. Đồng thời, nếu không kịp thời nhận diện và kiên quyết đấu tranh với tất cả những biểu hiện, hành động trên thì nguy cơ dẫn đến vấn đề “diễn biến hoà bình” là rất lớn.
-st-
Đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là việc làm rất quan trọng.
Trả lờiXóa