Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em mang những
đặc điểm văn hóa đa dạng bản sắc, trong đó dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ lớn nhất,
cư trú phân tán và xen kẽ nhau. Bảo vệ và thúc đẩy phát triển bình đẳng dân tộc,
phát triển quyền con người là chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt
Nam. Việt Nam luôn xem con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi
mới và công cuộc phát triển đất nước, nỗ lực vì mục tiêu nâng cao đời sống,
quyền thụ hưởng của người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau. Các quyền cơ
bản của con người được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam, được bảo vệ, thúc
đẩy bởi các văn bản pháp luật cụ thể và được triển khai trong thực tiễn. Tất cả
mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và có nghĩa vụ tuân thủ các quy định
của pháp luật. Bất cứ ai vi phạm pháp luật đều phải bị chế tài tương ứng. Nhà
nước nỗ lực để bảo đảm sự thụ hưởng đầy đủ các quyền của mỗi người dân
trong một xã hội an toàn, trật tự và công bằng. Không ai bị bắt giữ, xét xử vì
thực hiện các quyền con người một cách chính đáng.
Vấn đề dân chủ, nhân quyền được Đảng và Nhà nước Việt Nam quan tâm
lãnh đạo, chỉ đạo với nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp đúng đắn, phù
hợp và đạt được nhiều kết quả thiết thực, không thể phủ nhận. Tôn trọng, thực
thi, bảo vệ nhân quyền là một chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt
Nam. Tuy Ngày Nhân quyền thế giới bắt đầu có từ 10/12/1948 nhưng quyền con
người, quyền công dân của người dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã
được hiến định tại Hiến pháp 1946 và tiếp tục được bổ sung rõ ràng hơn, đầy đủ
hơn tại các Hiến pháp 1959, 1980, 1992 và nhất là tại Hiến pháp 2013. Tính đến
năm 2021, Việt Nam đã phê chuẩn, gia nhập 7/9 công ước cơ bản của Liên hợp
quốc về quyền con người; phê chuẩn, gia nhập 25 công ước của Tổ chức Lao
động quốc tế (ILO), trong đó có 7/8 công ước cơ bản liên quan đến các lĩnh vực
thương lượng tập thể, phòng, chống phân biệt đối xử, lao động trẻ em và lao
động cưỡng bức…
Việc Việt Nam trúng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ
thứ 2 (2023- 2025) và với những đóng góp trực tiếp vào công tác bảo vệ, thúc
đẩy quyền con người trên toàn thế giới là minh chứng về vị thế, uy tín của Việt
Nam, phản bác những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Những đóng
góp cho nhân quyền thế giới của Việt Nam đã và đang được quốc tế có những
đánh giá cao, là những thành tựu không thể phủ nhận, góp phần khẳng định
tiếng nói về quyền con người của Việt Nam với thế giới. Những kết quả, thành
tựu to lớn trên lĩnh vực thúc đẩy, bảo vệ, bảo đảm quyền con người mà Việt
Nam đã đạt được là minh chứng sinh động cho thấy quan điểm, chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam là đúng đắn,
là vì quyền con người.
Những thành tựu Việt Nam đạt được thể hiện rõ trên các lĩnh vực như
trong xây dựng hệ thống pháp luật, triển khai thực thi quyền con người; tham gia
ký các công ước quốc tế, điều ước quốc tế về quyền con người và cam kết thực
hiện, coi đó là trách nhiệm chính trị, pháp lý của Nhà nước. Việt Nam hoàn
thành trước hầu hết các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG) và đang tích
cực triển khai thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG), nhất là đóng
góp của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền (với chu kỳ III, Việt Nam đã thực
hiện nghiêm túc, trách nhiệm 82,6% các khuyến nghị đã chấp thuận). Cùng với
đó, việc khởi động tiến trình Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV là thêm
một minh chứng cho thấy không phải Việt Nam “sợ nhân quyền”, “không thực
thi nhân quyền” như các luận điệu xuyên tạc mà là luôn chú trọng đảm bảo nhân
quyền, quyền công dân cho người dân. Ngày 3/4/2023 (giờ địa phương), tại trụ
sở Văn phòng Liên Hiệp quốc tại Geneva (Thụy Sỹ), Hội đồng Nhân quyền Liên
Hiệp quốc đã đồng thuận thông qua Nghị quyết kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn
quốc tế về nhân quyền (UDHR) và 30 năm Tuyên bố cùng Chương trình hành
động Viên (VDPA) do Việt Nam đề xuất và soạn thảo.
Chuyến thăm tốt đẹp của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Anthony Blinken đã một
lần nữa khẳng định về một Việt Nam yên bình, thân thiện và mến khách. Những
giá trị và truyền thống tốt đẹp, sự hiếu khách cùng những trải nghiệm thanh
bình, ấm cúng đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong cảm nhận của Ngoại trưởng Hoa
Kỳ cũng như các chính khách từng đến Việt Nam. Điều đó đã và đang giúp Việt
Nam trở thành điểm đến thân thiện trong mắt bạn bè quốc tế, đồng thời bác bỏ
những luận điệu của các thế lực xấu vu cáo Việt Nam không có tự do, dân chủ,
nhân quyền…
Việt
Trả lờiXóaNam trở thành điểm đến thân thiện trong mắt bạn bè quốc tế, đồng thời bác bỏ
những luận điệu của các thế lực xấu vu cáo Việt Nam không có tự do, dân chủ,
nhân quyền…