Thứ Tư, 7 tháng 6, 2023

 Tăng năng suất lao động là yêu cầu cấp bách hiện nay

Theo Phó thủ tướng Lê Minh Khái, tăng năng suất lao động là yêu cầu cấp bách, khách quan, góp phần thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả.

Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành, thực hiện nhiều cơ chế, chính sách và đã đạt một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, tốc độ tăng năng suất lao động xã hội năm 2022 ở mức 4,8%, không đạt mục tiêu đề ra là khoảng 5,5%.

Nguyên nhân chủ yếu là do trình độ khoa học công nghệ trong nhiều ngành, lĩnh vực còn lạc hậu, chưa theo kịp khu vực, thế giới; chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, nhất là nhân lực chất lượng cao; hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược còn thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

Cơ cấu kinh tế, cơ cấu nội ngành còn nhiều bất cập; chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang các khu vực công nghiệp, dịch vụ còn chậm. Đồng thời, do phương pháp tính bằng GDP/tổng số người làm việc bình quân nên năng suất lao động cũng bị ảnh hưởng do yếu tố đặc thù của năm 2022 là lực lượng lao động có việc làm tăng mạnh sau khi kiểm soát thành công đại dịch COVID-19.

Thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng năng suất lao động, trong đó, tập trung phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. Thay thế hoặc điều chuyển đối với cán bộ, công chức né tránh, đùn đẩy, thiếu trách nhiệm Về xử lý tình trạng cán bộ đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, công tác cán bộ là một nhiệm vụ then chốt của cả hệ thống chính trị, là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định, góp phần tạo nên những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của đất nước ta. Nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền từ trung ương đến địa phương, về tổng thể, năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, thời gian gần đây, xảy ra tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức né tránh, đùn đẩy công việc; có tâm lý e ngại, sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám tham mưu, đề xuất xử lý công việc, không quyết định công việc thuộc thẩm quyền. Có trường hợp đẩy việc lên cấp trên hoặc sang các cơ quan khác, thiếu sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả giữa các bộ, cơ quan, địa phương, chủ yếu trong các lĩnh vực đầu tư công, quản lý đất đai, bất động sản, mua sắm công, đầu tư, định giá, cung ứng các dịch vụ trực tiếp liên quan đến người dân và doanh nghiệp... Tình trạng này dẫn đến quá trình xử lý công việc bị kéo dài, gây lãng phí thời gian, nguồn lực, cơ hội phát triển, làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, gây cản trở công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp. Cá biệt có nơi còn trì trệ, làm suy giảm niềm tin của người dân và doanh nghiệp đối với cơ quan nhà nước, ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển KTXH đã đề ra. Thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung khắc phục những hạn chế, bất cập, yếu kém nêu trên. Quán triệt và tiếp tục thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Quy chế làm việc của Chính phủ, của các bộ, ngành, địa phương. Khẩn trương rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật để tạo môi trường, hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, minh bạch, an toàn cho các bộ, cơ quan, địa phương, cán bộ, công chức, viên chức yên tâm thực hiện chức trách, nhiệm vụ và thực thi công vụ theo quy định. Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với cá thể hóa trách nhiệm, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu; kiên quyết không để xảy ra việc đùn đẩy, né tránh trách nhiệm. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động công vụ, nhất là thanh tra, kiểm tra đột xuất. Biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với tổ chức, cá nhân các cơ quan, tập thể, cán bộ, công chức quyết liệt trong thi hành công vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, dám nói, dám nghĩ, dám làm, chủ động, sáng tạo vì lợi ích chung. Kịp thời rà soát, xử lý, thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh, đùn đẩy, thiếu trách nhiệm.


1 nhận xét: