Trong tình
hình hiện nay, để tiếp tục hoàn thiện lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam cần tập tiếp tục khẳng định và làm rõ một số
nội dung cơ bản sau:
Một là, Chủ
nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho đường lối cách mạng,
cho nhận thức và hành động thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sức sống của Chủ
nghĩa Mác đã, đang và sẽ tiếp tục tồn tại, phát huy giá trị có ý nghĩa thực
tiễn lớn lao vào sự phát triển của nhân loại. Ngay cả ở các nước tư bản chủ
nghĩa thì Chủ nghĩa Mác vẫn lan tỏa ngày càng rộng rãi và phát huy tinh thần
khoa học, cách mạng của mình.
Hai là, đi lên
chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn đúng đắn duy nhất của Đảng, thể hiện mục tiêu,
khát vọng của dân tộc Việt Nam và phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử
nhân loại. Đi lên chủ nghĩa xã hội chính là sự lựa chọn tất yếu, khách quan, khoa
học và hoàn toàn phù hợp với quy luật và xu thế phát triển của đất nước ta. Đó
là sự thật đã trở thành chân lý mà không ai có thể phủ nhận. Điều này đã được
chứng minh sinh động một cách hào hùng và thuyết phục qua thực tiễn 93 năm qua.
Ba là,
phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là đột phá lý luận
của Đảng, được thực tiễn kiểm định là hoàn toàn đúng đắn.
Học thuyết Mác đã chỉ rõ, kinh tế thị trường
không phải là sản phẩm riêng có của chủ nghĩa tư bản, mà là thành tựu phát
triển chung của nhân loại, là nấc thang phát triển tất yếu của xã hội nên sẽ
còn tồn tại ở các phương thức sản xuất khác nhau. Nếu như trong chủ nghĩa tư
bản, kinh tế thị trường được coi là mục tiêu, do vậy, các nhà tư bản có thể bất
chấp thủ đoạn, cách thức, lợi dụng tối đa ưu thế của kinh tế thị trường để
chiếm đoạt giá trị thặng dư càng nhiều càng tốt, thì ở Việt Nam, xuyên suốt các
kỳ đại hội, Đảng ta xác định rõ, kinh tế thị trường chỉ là phương tiện, là cách
thức để tạo lập, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, lấy con người là
trung tâm, vì mọi người và do con người, phát huy đầy đủ vai trò làm chủ của
nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng
chính sách phát triển, tuyệt nhiên không vì mục đích giành lấy lợi nhuận tối đa
bằng mọi giá như chủ nghĩa tư bản.
Cả trên phương
diện lý luận và thực tiễn đã chứng minh: Sự lựa chọn kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hoàn toàn không phải một kiểu lắp ghép như các
thế lực thù địch, phản động quy chụp mà đó chính là sự trung thành, phát triển
sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.
bài rất hấp dẫn
Trả lờiXóa