Chủ nghĩa dân túy là hiện
tượng phức tạp, được chú ý nhiều trong đời sống chính trị trên thế giới hiện
nay. Ở Việt Nam hiện nay, mặc dù nó chưa trở thành trào lưu điển hình và chưa
chi phối đời sống chính trị - xã hội nhưng đã xuất hiện và có nguy cơ tạo ra
những hậu quả tiêu cực nếu chúng ta không nhận diện và đấu tranh, ngăn ngừa kịp
thời.
Tư tưởng dân
túy có từ xa xưa trong lịch sử, nhưng đến các thế kỷ XVII, XVIII và XIX mới
phát triển mạnh mẽ trong các phong trào nông dân, thể hiện sự ủng hộ hoặc nhân
danh nông dân, tìm mọi cách chống lại sự phát triển của sở hữu lớn tư bản chủ
nghĩa, chống lại giai cấp tư sản trong quá trình cách mạng tư sản, hướng đến
những phong trào đấu tranh mang tính không tưởng (không lấy chính sự phát triển
hiện tại của những quan hệ kinh tế và xã hội, như cách nói của V.I. Lê-nin, làm
tiêu chuẩn cho lý luận của mình, như ở các nước phương Tây, nhất là ở Anh, Mỹ,
Pháp và sau đó ở Nga,...).
Chủ nghĩa
dân túy, theo F. Phu-ku-y-a-ma, là thuật ngữ được sử dụng rất lỏng lẻo, nhằm mô
tả một loạt các hiện tượng không nhất thiết dung hợp với nhau. Chủ nghĩa dân
túy có các đặc điểm chính là: (1)- Là chế độ chính trị theo đuổi những chính
sách được dân chúng ủng hộ trong một giai đoạn ngắn; (2)- Là việc lấy một số nhóm
sắc tộc hoặc chủng tộc được coi là “nhân dân” làm nền tảng cho tính chính danh
của chế độ; (3)- Là phong cách của các nhà lãnh đạo, cầm quyền tự xưng là người
đại diện trực tiếp của nhân dân, hướng niềm hy vọng (và cả sự phản kháng) của
người dân vào những hành động tức thời.
Còn theo Rô-nan F. Inh-gơ-hát (Ronald F. Inglehart) và N. Pi-pa No-rít (N.
Pippa Norris), chủ nghĩa dân túy hiện nay có ba yếu tố chủ yếu: (1)- Sự minh
triết của nhân dân với tư cách số đông người; (2)- Sự ưa thích các nhà lãnh đạo
độc đoán; (3)- Đề cao tinh thần bài ngoại, ưu tiên người bản địa.
Ngày nay,
thậm chí đã xuất hiện những hình thức biểu hiện của chủ nghĩa dân túy mới, như
chủ nghĩa dân tộc dân túy (populist nationalism), chủ nghĩa dân túy mới
(neo-populism), với những thủ đoạn chính trị mang tính chất mị dân của một số
giới chính trị tác động vào quan điểm, tâm lý của đám đông người dân (cử tri)
để kêu gọi, tổ chức phong trào nhằm lôi kéo, tranh thủ quần chúng, giúp nhiều
nhà dân túy giành được quyền lực, tạo ra những thay đổi lớn về tương quan lực
lượng có lợi cho mình trên chính trường và làm thay đổi chính sách.
Với tính cách là phong trào chính trị, phong trào dân túy thường nhấn mạnh đến
đặc điểm văn hóa, tình cảm tự phát và nhất là lợi ích thường nhật, trước mắt
của người dân./.
T3.
Chủ nghĩa dân túy là hiện tượng phức tạp, cần ngăn chặn từ xa
Trả lờiXóa