Thứ Tư, 26 tháng 7, 2023

CHA ÔNG TA ĐÁNH GIẶC: LÒNG NHÂN ÁI GIỮA THỜI ĐẠN LẠC!

         Năm 1965, Đội nữ du kích Củ Chi được thành lập. Bảy Mô trở thành Chỉ huy trưởng đầu tiên của Trung đội này.

Ngày 8-1-1966, quân Mỹ mở cuộc hành quân đại quy mô mang tên Crimp đánh vào Củ Chi. Bảy Mô được giao nhiệm vụ chỉ huy đội nữ du kích giữ trận địa Nhuận Đức.

Một buổi sáng sớm trong chuỗi ngày căng thẳng này, một tiểu đoàn Mỹ đánh thẳng vào trận địa giăng sẵn của Bảy Mô. Phục kích đến 2 giờ 30 phút chiều, bỗng từ mũi thước ngắm khẩu s*ng, Bảy Mô trông thấy lần lượt 4 người lính Mỹ bò ra từ bụi rậm. Họ trải một tấm vải dù ngay vị trí quả mìn gài của Bảy Mô. 4 người ngồi 4 góc khui đồ hộp đặt giữa tấm khăn rồi lấy thư, hình ảnh vợ con ra xem. 4 người lính Mỹ ôm nhau khóc ròng rồi đốt các lá thư và hình ảnh vợ con.

Lúc đó chiến sỹ liên lạc của Bảy Mô rất nôn nóng lấy danh hiệu "Dũng sỹ diệt Mỹ" nên đòi bắn. Bảy Mô kiên quyết không cho.

Nhớ lại chi tiết này, bà Bảy Mô kể: "Tôi đoán 4 anh lính Mỹ đó lấy hình ảnh vợ con và thư từ của những người vừa chết trong trận đánh buổi sáng. Có thể những người chết là bạn thân của họ. Tôi nghĩ, họ cũng có lương tâm như mình nhưng do bị ép buộc cầm súng đi xâm lược. Lúc đó, họ không cầm súnng bắn vào mình. Vì vậy, tôi không thể bắn".

4 người lính Mỹ khóc chán chê rồi rút đi, để lại đống đồ hộp. Một trong số đó là Trung úy John Penycate. Ám ảnh chiến tranh và cái chết, John Penycate đã ghi chép vào sổ tay cá nhân mẩu chuyện đó như ghi nhận một ân nghĩa đối với người nữ du kích phía bên kia chiến tuyến. Từ câu chuyện này, John Penycate nung nấu tư tưởng chống đối cuộc chiến tranh phi nghĩa của quân đội Mỹ đối với nhân dân Việt Nam. Câu chuyện John Penycate và 3 anh lính Mỹ được quân du kích tha mạng lan khắp các doanh trại Sư đoàn 1 Mỹ đã góp phần tác động tâm lý bãi chiến trong sư đoàn.

John Penycate đã nhờ người gửi vào căn cứ một thùng quà cho Bảy Mô xem như đó là nghĩa cử tri ân

Sau này, 1 trong 4 lính Mỹ ấy lặn lội sang Việt Nam để tìm bà Mô và hỏi: “Bà thích món quà gì tôi sẵn sàng tặng”. Lúc đó, bà Mô đang bệnh nặng nên cũng cần nhiều thứ nhưng nghĩ đời làm du kích, bà chỉ mong nhất là hòa bình thì nay đã có. Vì vậy, bà trả lời: “Mong đừng ai xâm chiếm đất nước tôi. Nếu đất nước tôi bị xâm chiếm lần nữa, tôi quyết đánh”./.
Yêu nước ST.

1 nhận xét: