Trở lại vụ án, sau khi tổ chức giải cứu 30 công dân Việt Nam ở Vũ Hán, Trung Quốc về Việt Nam vào tháng 2/2020, với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, đến tháng 4/2020, Chính phủ cho phép thực hiện các chuyến bay giải cứu theo hình thức công dân thuộc diện ưu tiên được về trên các chuyến bay do cơ quan Nhà nước phối hợp tổ chức thực hiện và cách ly. Sau khi tổ chức các chuyến bay thí điểm thành công, Chính phủ tiếp tục cho phép tổ chức các chuyến bay “combo” song song với các “chuyến bay giải cứu” đến hết tháng 1/2022.
Thực hiện chủ trương nêu trên của Đảng và Nhà nước, các cơ quan chức năng đã cấp phép và đã tổ chức được trên một nghìn chuyến bay đưa hơn 200 nghìn người dân từ 62 quốc gia, vùng lãnh thổ về nước. Việc tổ chức các chuyến bay cứu hộ này là thực hiện chủ trương nhân đạo, thể hiện sự quan tâm hàng đầu của Đảng và Chính phủ Việt Nam trong công tác bảo hộ công dân, mục đích cao nhất là bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe cũng như tài sản cho người dân. Chủ trương kịp thời này đã nhận được sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế và sự ủng hộ của đồng bào trong và ngoài nước, ghi dấu ấn ngoại giao của Việt Nam trên trường quốc tế, thể hiện tính nhân đạo của Đảng, Nhà nước.
Những ngày qua, dù vụ án được xét xử công khai và thông tin rộng rãi nhưng các thế lực thù địch vẫn cố tình cắt xén, nhào nặn rồi dựng lên câu chuyện về các “phe nhóm nội bộ”, các “nhóm lợi ích”. Chúng triệt để khai thác đời tư cán bộ, thêu dệt, cắt ghép hình ảnh những ngôi biệt thự, những siêu xe từ các vụ việc khác để gán vào và lấy đó làm “chứng cứ”. Chúng rêu rao rằng “Phòng, chống tham nhũng vẫn theo cách cũ thì hiệu quả là nước đổ biển”. Trang RFA thực hiện loạt bài viết mang tính quy chụp về tình hình đấu tranh phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam, cho rằng việc chống tham nhũng chỉ là “tỉa nhánh”, “sâu mọt càng bắt càng nhiều”… Một số bài viết trên mạng xã hội “Tiếng Dân”, các đối tượng hướng lái vấn đề thành tham nhũng là do thể chế, do chế độ “đẻ ra”, cho rằng muốn chống tham nhũng không thể theo cách “nhóm lò” như hiện nay mà phải thay đổi cấu trúc bộ máy, phải “phá bỏ tính chuyên chế, trao quyền cho người dân”. Từ đó suy diễn rằng, nếu không làm như thế mà vẫn mải mê “đốt lò” thì những “chuyến bay giải cứu” sẽ tiếp tục tái diễn như một nạn dịch vô phương cứu chữa, bay “đen đặc” trên bầu trời và phá huỷ hết mọi giá trị làm người, biến “cả xã hội thành vũng lầy nhơ nhớp”…
Mục tiêu của các đối tượng là lợi dụng vụ án để hạ uy tín, phủ định vị trí cầm quyền, vai trò lãnh đạo của Đảng; làm lung lay quyết tâm của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; lợi dụng những hạn chế trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng của ta để kích động, hỗ trợ các phần tử phản động trong và ngoài nước gia tăng hoạt động chống phá tinh vi, xảo quyệt hơn. Từ đó, chúng tác động để cán bộ, đảng viên "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", dẫn đến nguy cơ tự sụp đổ từ bên trong.
Với những thông tin mà các hội, nhóm, cá nhân trên đưa ra cho thấy sự suy diễn, thổi phồng, nhiều bài viết bịa đặt, xuyên tạc tình hình tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam. Vụ án xảy ra trong tổ chức những “chuyến bay giải cứu”, qua các chiêu trò của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lại được nhào nặn, chế biến thành công cụ, phương tiện rất nguy hại nhằm đánh lận hiện tượng để quy kết bản chất. Các đối tượng nhào nặn vụ án rồi suy diễn thành “lỗi hệ thống”, bóp méo chủ trương “kiên quyết, không có vùng cấm, không có ngoại lệ” trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước ta. Từ vụ án, mục đích các đối tượng tung ra thông tin sai lệch nhằm vẽ lên một bức tranh xám xịt về thực trạng xã hội Việt Nam dưới chế độ XHCN do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Từ đó gây hoài nghi trong nhân dân vào các cấp lãnh đạo, hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, làm mất niềm tin của nhân dân vào Đảng và chế độ, tạo hoài nghi về quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Đồng thời, phá hoại sự đoàn kết trong Đảng, chia rẽ cán bộ, đảng viên với quần chúng nhân dân và phá hoại sự đồng thuận trong xã hội.
Tham nhũng là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ; do đó phải chống tham những triệt để.
Trả lờiXóa