Trong
những năm qua, cùng với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội, Đảng và Nhà nước ta cũng không ngừng quan tâm chăm lo các gia đình thương
binh, liệt sĩ, người có công và đẩy mạnh phong trào "Ðền ơn đáp
nghĩa" với nhiều hoạt động thiết thực nhằm thể hiện tình cảm, trách nhiệm
sâu sắc đối với những người đã chiến đấu, hy sinh tính mạng và một phần xương
máu của mình vì độc lập, tự do và thống nhất của Tổ quốc. Thế nhưng, bằng mọi thủ đoạn, các thế lực thù địch, phản
động trong và ngoài nước đã không ngừng xuyên tạc chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước ta đối với người có công nhằm kích động chống phá Đảng, Nhà
nước, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc...
XUYÊN TẠC CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ
CÔNG – MỘT THỦ ĐOẠN BỈ ỔI CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn quan tâm và
dành những tình cảm, trách nhiệm sâu sắc để chăm sóc Thương binh, gia đình liệt
sĩ và người có công với cách mạng. Thế nhưng, thay vì đồng lòng, ủng hộ các hoạt động thể
hiện đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc những năm gần đây đâu đó vẫn có
tiếng nói lạc lõng, xuyên tạc về chính sách Thương binh-Liệt sĩ, phủ nhận sự hi
sinh đóng góp của họ.
Thâm độc hơn, chúng còn đánh đồng người hy sinh, cống hiện vì cách mạng với người ngả
xuống trong chiến tranh mà không tham gia, cống hiến gì, thậm chí là kẻ cam tâm
làm tay sai cho thực dân đế quốc, phản bội Tổ quốc; đồng thời, gây ra những
hành động cụ thể để hạ thấp, phủ nhận sự hy sinh, cống hiến của người có công;
cho rằng đất nước được giải phóng là do công sức của toàn dân tộc chứ không
riêng gì thương binh, liệt sĩ.
Lợi dụng những vướng mắc, hạn chế trong quá trình thực hiện
chính sách ưu đãi đối với người có công ở một số địa phương, chúng viết bài,
đưa thông tin, hình ảnh… trên mạng xã hội trắng trợn xuyên tạc, cố ý lập lờ,
đánh tráo giá trị, “đổi trắng, thay đen” nhằm gây xáo trộn tư tưởng, tạo hoài
nghi về chính sách ưu đãi đối với người có công, đổ điều cho rằng, kinh kế Việt Nam chậm phát
triển là do gánh nặng của chính sách xã hội, trong đó có chi nhiều cho thương
binh, liệt sĩ. Mục đích kích động
chống phá Đảng, Nhà nước, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Bất chấp đạo lý, các thế lực thù địch, phần tử
bất mãn, cơ hội chính trị, phản động luôn tìm mọi âm mưu, thủ đoạn để xuyên
tạc, chống phá. Họ hạ thấp sự hy sinh của các anh hùng liệt sỹ, thương binh
trong quá trình giải phóng dân tộc, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước
đối với người có công nhằm kích động, chống phá chế độ, chia rẽ khối đại đoàn
kết toàn dân tộc.
ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA LUÔN QUAN TÂM NGƯỜI CÓ CÔNG, GIA ĐÌNH CHÍNH
SÁCH
Ngày 16-2-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 20/SL ban
hành chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sĩ, đồng thời đồng ý với đề
xuất chọn ngày 27-7 hằng năm là Ngày Thương binh toàn quốc, là dịp tôn vinh
công ơn các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và những người có công với
cách mạng. Trước lúc đi xa, Người cũng không quên căn dặn trong Di chúc thiêng liêng rằng: “Đảng,
Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn,
đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần
dần “tự lực cánh sinh”. Đối với các liệt sĩ, mỗi địa phương (thành phố, làng
xã) cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt
sĩ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta. Đối với cha mẹ, vợ
con (của thương binh và liệt sĩ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu, thì chính
quyền địa phương (nếu ở nông thôn thì chính quyền xã cùng hợp tác xã nông
nghiệp) phải giúp đỡ họ có công việc làm ăn thích hợp, quyết không để họ bị đói
rét”.
Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, mặc dù đất nước còn gặp nhiều
khó khăn, nhưng Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo công tác
thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng. Từ năm
1947 đến nay, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về ưu đãi người có công
với cách mạng đã được xây dựng, ban hành tương đối toàn diện, đầy đủ và kịp
thời, được ghi trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và được
chế định thành các văn bản, như Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng,
Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” cùng
nhiều chính sách ưu đãi khác; đã thể chế hóa các chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước thành cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện đồng bộ các
chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công và thân nhân.
Đoàn thanh niên Công an tỉnh Kon Tum
cùng Đoàn thanh niên các sở, ban, ngành trên địa bàn tham gia hoạt động thắp
nến tri ân các anh hùng liệt sĩ. Ảnh: HB
Có thể khẳng định rằng, việc chăm lo sức khỏe,
đời sống vật chất, tinh thần với người có công luôn nhận được sự quan tâm đặc
biệt và là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và cả
hệ thống chính trị. Chính sách về người có công luôn được hoàn thiện; nguồn lực
được ưu tiên bố trí quan tâm đến người có công. Gần đây nhất, năm 2020, Ủy ban
Thường vụ Quốc hội khóa XIV đã thông qua Pháp lệnh số 02 ngày 9-12-2020 về việc
hoàn thiện cơ chế, chính sách, chế độ với người có công với cách mạng..
Cho đến nay, hệ thống các chính sách ưu đãi
người có công ngày càng được hoàn thiện và được cả hệ thống chính trị triển
khai đồng bộ, toàn diện, công tác chăm sóc người có công đã có sự chuyển biến
mạnh mẽ, tạo phong trào đền ơn đáp nghĩa sâu rộng, xuyên suốt từ Trung ương đến
các làng, bản, thôn xóm; chế độ, chính sách đối với người có công được mở rộng
về đối tượng thụ hưởng với mức trợ cấp được nâng lên hằng năm theo điều kiện
kinh tế của đất nước, đặc biệt là vấn đề giải quyết hồ sơ tồn đọng đề nghị xác
nhận thương binh, liệt sĩ tại các địa phương, cơ quan công an, quân đội đã được
giải quyết căn bản trong năm 2020.
Trong giai đoạn cách mạng mới, Đại hội XIII của
Đảng tiếp tục xác định: “Thực hiện tốt chính sách người có công; đẩy mạnh các
hoạt động đền ơn đáp nghĩa. Tiếp tục cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho
người có công; bảo đảm chế độ ưu đãi người và gia đình người có công phù hợp
với xu hướng tăng trưởng kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội”.
Phong trào đền ơn đáp nghĩa dưới sự lãnh đạo
của Đảng, quản lý của các cấp chính quyền, sự đồng hành của Mặt trận Tổ quốc và
các đoàn thể chính trị xã hội đã lan tỏa rộng khắp cả nước với nhiều chương
trình thiết thực và ý nghĩa. Trong những năm qua, các cấp, các ngành và địa
phương trên cả nước luôn phấn đấu thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với người có công với cách mạng, quan
tâm chăm lo đời sống cho các đối tượng và đẩy mạnh phong trào “đền ơn đáp
nghĩa”, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người có công.
Trên cơ sở các quy định, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội các
địa phương đã hướng dẫn đối tượng chính sách lập hồ sơ đề nghị giải quyết chế
độ theo đúng mẫu biểu quy định. Từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem
xét giải quyết chế độ chính sách cho đối tượng, đảm bảo đúng quy trình, tiêu
chuẩn chế độ, đúng đối tượng theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi Người có công
theo quy định. Đồng thời, triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ trợ
cấp hàng tháng, chế độ điều dưỡng, trợ cấp một lần, mai táng phí, ưu đãi trong
giáo dục và đào tạo, chế độ bảo hiểm y tế... đối với người có công và thân nhân
của người có công.
Công tác chăm sóc đời sống thương, bệnh binh,
gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng được chú trọng. Nhất là vào các
dịp lễ, Tết, ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7), các địa phương, đơn vị đều tổ
chức các đoàn đại biểu đến thăm hỏi, tặng quà, động viên các gia đình chính sách
tiêu biểu trên địa bàn. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 có những diễn biến
phức tạp, thực hiện Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày
24/4/2020 của Chính phủ quy định việc thực hiện các chính sách hỗ trợ
người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, các địa phương trong cả nước
đã thực hiện triển khai chi trả hỗ trợ kịp thời, đầy đủ cho 994.626 đối
tượng thuộc lĩnh vực người có công với kinh phí khoảng 1.483 tỷ đồng. Những kết quả đó là minh
chứng rõ ràng nhất khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân ta không bao giờ quên
ơn các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng.
Đồng thời, đó là cơ sở thực tiễn quan trọng nhất bác bỏ hoàn toàn các luận điệu
xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động về công tác “Đền ơn đáp nghĩa”
của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Dẫu biết rằng, những thủ đoạn trên tuy không phải
chiêu trò mới mà các thế lực thù địch thực hiện trong chiến lược “diễn biến hòa
bình” đối với cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, xuyên tạc, phủ nhận, hạ thấp sự hy
sinh to lớn của các anh hùng liệt sỹ, thương binh, người có công là thủ đoạn
thể hiện sự tột cùng của bản chất bất nhân, vô ơn, bạc nghĩa để phục vụ mục
tiêu chống phá, tạo ra nhận thức lệch lạc, làm suy giảm lòng tin của một bộ
phận quần chúng nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; gây
chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; phủ nhận sự hy sinh to lớn của các Anh
hùng liệt sỹ, khoét sâu vào mất mát, nỗi đau chiến tranh, tổn thương thân nhân
gia đình liệt sỹ, thương binh, người có công với cách mạng.
Trước những dã tâm đen tối, thủ đoạn đê hèn, tàn độc của số cá
nhân cực đoan, những tổ chức phản động; là công dân Việt Nam, mỗi chúng ta cần
thẳng thắn lên án, vạch trần, kiên quyết đấu tranh bảo vệ quan điểm, chủ trương
của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước ta trong tình hình hiện
nay. Bên cạnh đó, cũng cần đẩy mạnh tuyên
truyền giáo dục truyền thống lịch sử dân tộc cho thế hệ trẻ, giúp họ hiểu, biết
ơn và trân trọng những đóng góp hy sinh xương máu của các anh hùng liệt sĩ,
thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng. Kiên quyết đấu tranh có
hiệu quả với những biểu hiện sai trái, xuyên tạc về chính sách người có công
với cách mạng.
Chúng ta phải nhận diện được âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, chỉ rõ những phương thức chống phá của chúng; đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cán bộ đảng viên và người dân để chống lại luận điệu xuyên tạc của chúng.
Trả lờiXóa