NHÓM ĐỐI TƯỢNG DÙNG VŨ KHÍ TẤN CÔNG TRỤ SỞ UBND XÃ EA TIÊU, EA KTUR, HUYỆN CƯ KUIN, TỈNH ĐẮK LẮK – MỘT BIỂU HIỆN CỦA “BẤT TUÂN DÂN SỰ”
Kỳ III: Các giai đoạn cơ bản của “Bất tuân dân sự” áp dụng để lật đổ chế độ
Rạng sáng 11/6/ 2023 Nhóm đối tượng dùng vũ khí tấn công trụ sở UBND xã Ea Tiêu, Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk đã gây ra tổn thất nghiêm trọng về người và ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự tại địa phương...Đây là một hành động hết sức dã man cần được phân tích sâu rộng, chỉ rõ nguồn gốc của hành động mà ngay cả những kẻ trực tiếp hành động cũng phải được biết.
Có thể khẳng định đây là một trong những hành động “Bất tuân dân sự”. Vậy Bất tuân dân sự là gì? Nguồn gốc của “Bất tuân dân sự”từ đâu? các giai đoạn của nó được diến ra như thế nào? Bài viết ngắn sau đây sẽ lần lượt làm rõ những vấn đề cần đề cập ở trên thể hiện qua các kỳ như sau:
Trước hết cần hiểu rõ các giai đoạn cơ bản của “Bất tuân dân sự” áp dụng để lật đổ chế độ không chỉ giúp lãnh đạo, quản lý các cấp trong bộ máy quản lý Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện có hiệu quả vai trò của mình; chỉ huy đơn vị, các cơ quan chức năng, cán bộ, đảng viên, mọi quân nhân, công nhân viên chức, người lao động nhận diện, phân biệt rõ ràng về bản chất các hoạt động chống đối chính quyền của “Bất tuân dân sự”, mà còn nâng cao hiệu quả trong quá trình xây dựng các biện pháp phòng ngừa, đối phó hiệu quả, kịp thời là vấn đề cấp thiết hiện nay.
“Bất tuân dân sự” dẫn đến thay đổi chính quyền có quá trình dài, ngắn khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, dựa trên thực tiễn đã xảy ra nhiều nước trên thế giới, có thể đúc kết "bất tuân dân sự" thường trải qua 2 giai đoạn và một điểm chuyển tiếp như sau:
Giai đoạn 1, gọi là “Đối kháng chọn lọc". Giai đoạn này tập trung vào việc dùng các thủ đoạn “mềm dẻo” để kích động gây ra sự phản kháng của người dân trên từng phần, từng khía cạnh đối lập với chế độ chính trị, như: Xóa bỏ nền tảng tư tưởng, phá vỡ niềm tin của nhân dân vào chính quyền, thay thế bằng hệ tư tưởng khác; làm mất sức mạnh của công cụ bạo lực và xây dựng các tổ chức “độc lập”, đối họng với chính quyền để tập họp lực lượng.
Giai đoạn 2, gọi là “Đối kháng tràn ngập”. Giai đoạn này xảy ra khi đa số người dân bức xúc, không còn niềm tin vào chính quyền, quan điểm chính trị đã bị thay đổi, sẵn sàng vùng lên chống chính quyền; công cụ bạo lực bị vô hiệu; xây dựng được các tổ chức “độc lập” đủ mạnh sẽ thừa cơ kích động người dân đồng loạt đứng lên lật đổ chế độ.
Sự chuyển biến từ giai đoạn “Đối kháng chọn lọc” sang “Đối kháng tràn ngập” gọi là “Điểm nút”. Điều này được đánh dấu khi xuất hiện các sự kiện, vụ việc có tính chất liên kết tất cả các lực lượng hoặc có tính lan tỏa, đánh động tinh thần phản kháng của người dân dẫn đến bùng phát các cuộc biểu tình, bạo loạn lật đổ chính quyền. Tại Tuy-ni-di là sự kiện người bán hàng rong Mô-ha-mét Bua-di-di (Mohamed Bouazizi), 26 tuổi, tự thiêu để phản đối việc bị tịch thu chiếc xe chở rau quả, phương tiện kiếm sống cho cả gia đình nghèo khó (tháng 12/2010); sự kiện này được lan truyền nhanh chóng qua mạng xã hội Facebook, gây nên sự căm phẫn dẫn tới biểu tình, bạo loạn khắp đất nước, buộc Tổng thống nước này cùng gia đình phải di cư ra nước ngoài. Hay sự kiện thanh niên Kha-lét-sai (Khaled Said) ở Ai Cập, bị cảnh sảt bắt quả tang trong khi đang đưa lên mạng xã hội đoạn băng quay video tố cáo tham, nhũng trong ngành cảnh sát và bị đánh đập đến chết; sự kiện này cũng lập tức được lan truyền trên mạng xã hội Facebook, làm bùng lên làn sóng biểu tình, bạo loạn của hàng trăm nghìn thanh niên, sinh viên, trí thức, sau đó đã khiến Tổng thống Ai Cập Mubarak phải từ chức sau hơn 30 năm cầm quyền. Thông thường, sau khi “Điểm nút” xảy ra, các chế độ hầu như không thể duy trì được quyền lực, ít nhất cũng phải chia sẻ với phe đối lập và phần nhiều là sụp đổ./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét