Phên phán, phản bác các quan
điểm sai trái, thù địch là một trong những lĩnh vực trọng yếu của công tác tư
tưởng – văn hóa nhằm bảo vệ vững chắc chế độ và an ninh quốc gia. Đây là vấn đề
không mới nhưng luôn mang tính thời sự, đòi hỏi sự vào cuộc tích cực, kiên
quyết, kiên trì của cả hệ thống chính trị.
Từ năm 1991 đến nay, Đảng ta
đã ban hành nhiều nghị quyết về bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới,
trong đó có công tác đấu tranh tư tưởng. Tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ
an ninh quốc gia đã thể hiện rõ quan điểm, mục tiêu, chủ trương, nhiệm vụ trong
văn kiện các Đại hội VII (1991), Đại hội VIII (1996), Đại hội IX (2001), Đại
hội X (2006), Đại hội XI (2011), Đại hội XII (2016) và Đại hội XIII
(2021). Trong các nhiệm kỳ Đại hội, Đảng ta ban hành một số Nghị quyết chuyên
đề về lĩnh vực quan trong này như Nghị quyết Trung ương 8 khóa IX về “Chiến
lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”.
Văn kiện Đại hội đại biểu
lần thứ XII của Đảng chỉ rõ: “Tăng cường đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu,
hoạt động “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; chủ động ngăn chặn,
phản bác các thông tin, quan điểm xuyên tạc, sai trái, thù địch”.
Chỉ đạo công tác đấu tranh
tư tưởng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nhấn mạnh: “Những luận điệu của các
thế lực thù địch và các phần tử phản động, cơ hội chính trị... tuy không có gì
mới, nhưng nó được tung ra, truyền bá vào lúc này là hết sức độc hại, nguy
hiểm, gieo rắc hoang mang, nghi ngờ, phân tâm, mất niềm tin trong nội bộ ta,
tác động hòng làm đội ngũ ta “tự chuyển biến”, “tự chuyển hóa” [1]
Đặc biệt, trước các hoạt
động chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, phản động cùng những biểu
hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trong nội bộ, ngày 22-10-2018, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết
số 35-NQ/TW về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm
sai trái, thù địch trong tình hình mới (Nghị quyết 35).
Nghị quyết 35 nhấn mạnh: Bảo
vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả các
quan điểm sai trái, thù địch là một nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của
công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn
Đảng, toàn quân, toàn dân;.. của cơ quan, đơn vị, của từng cán bộ, đảng viên,..
Chính vì vậy, việc nhận thức
đúng về chính sách quốc phòng- không liên minh quân sự và phản bác luận điệu
xuyên tạc của các thế lực thù địch về vấn đề này là rất cấp thiết trong tình
hình hiện nay nhằm góp phần bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngày 25/11/2019, Việt Nam
công bố Sách trắng Quốc phòng 2019, được bổ sung, phát triển chính sách quốc
phòng công bố 2009, công khai toàn bộ những vấn đề cơ bản của quốc phòng Việt
Nam; trong đó, xác định: “Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự;
không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ
quân sự hoặc dùng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ
lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”. Chính sách này được
nhiều nước và dư luận quốc tế ủng hộ, đánh giá cao; phản ánh tinh thần trách
nhiệm của Việt Nam góp phần vào củng cố hòa bình, ổn định và phát triển của khu
vực và thế giới.
Tuy nhiên, trong thời gian
qua, các thế lực thù địch đã công kích, xuyên tạc chính sách quốc phòng – không
liên minh quân sự của Đảng, Nhà nước ta. Đặc biệt, chúng còn nêu những “đề
xuất”, “kiến nghị” đòi thay đổi chính sách quốc phòng của Việt Nam.
1.Nhận diện các quan
điểm sai trái, xuyên tạc chính sách bốn không của các thế lực thù địch
Về nội dung
Những quan điểm sai trái,
xuyên tạc của các thế lực thù địch về chính sách không liên minh quân sự của
Việt Nam tập trung một số vấn đề như:
Luận điệu thứ nhất, các thế
lực thù địch cho rằng: “Chỉ có liên
minh quân sự với một cường quốc thì Việt Nam mới giữ được chủ quyền, bảo vệ
được lợi ích quốc gia – dân tộc”.
Các thế lực thù địch cho rằng, chính sách “không liên minh quân sự” không chỉ
dẫn đến mất lãnh thổ, đe dọa đến an ninh tổng thể của Việt Nam. Họ cho rằng,
Việt Nam cần liên minh với một nước lớn như: Mỹ, Nga, Nhật,.... thì sẽ được sự
hỗ trợ tối đa về quân sự, vũ khí, lực lượng quân đội đến trợ giúp bảo về chủ
quyền lãnh thổ, biên giới, biển, đảo quốc gia.
Các thế lực thù địch cho rằng,
Đảng và Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách quốc phòng không liên minh quân sự thì chúng
ta dễ bị cô lập trước những tình huống nguy hiểm.
Về bản chất của các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch
Có thể nói, không thuần túy là kêu gọi liên minh quân sự cho Việt Nam, mà mục
đích sâu xa là kích động dư luận xã hội gây áp lực với Đảng, Nhà nước và Quân
đội nhân dân Việt Nam nhằm tạo nên những bất ổn, tiêu cực về quốc phòng, an
nin, gây mất ổn định chính trị, phá vỡ nền hòa bình, xóa bỏ vai trò lãnh đạo
của Đảng, xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đó mới chính là mục đích thực sự
chúng.
2. Luận cứ phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch về chính
sách quốc phòng – “không liên minh quân sự” của Việt Nam
Thứ nhất, tính hai mặt của vấn đề liên
minh quân sự với nước khác.
Liên minh quân
sự là sự liên kết hoạt động quân sự giữa hai hoặc nhiều nước hay tập đoàn chính
trị trên cơ sở thống nhất về mục đích và lợi ích. Liên minh quân sự có thể tổ
chức thành khối quân sự hoặc chỉ là đơn vị chiến đấu chung. Tùy thuộc vào mục
đích chính trị, liên minh quân sự có thể là tiến bộ hay phản động, tự vệ hay
xâm lược. Nhân loại đã từng biết đến nhiều kiểu loại và cấp độ liên minh
quân sự khác nhau: Có liên minh nhằm bảo vệ hòa bình, tự vệ, chống xâm
lược; có liên minh để xâm lược, nô dịch quốc gia khác; có liên minh giữa các
lực lượng, các dân tộc hoặc giữa các quốc gia, các khu vực; có liên minh ở dạng
gián tiếp, hỗ trợ, răn đe; có liên minh dạng trực tiếp tham chiến. Ngoài ra,
còn có cả liên minh quân sự dựa trên sự hòa hoãn tạm thời, thậm chí trong một
số tình huống cụ thể, liên minh còn là “vỏ bọc” để nước này bất ngờ tấn công
một nước khác.
Chúng ta thấy rằng, không
liên minh quân sự là chủ trương đúng đắn, quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà
nước Việt Nam. Đó là cơ sở quan trọng để chúng ta đấu tranh bác bỏ ý kiến sai trái
kêu gọi Việt Nam phải liên minh quân sự để bảo vệ Tổ quốc.
Xét về tính hai mặt của vấn
đề liên minh quân sự, mặt tích cực, liên minh quân sự có thể làm gia tăng sức mạnh quân sự, quốc
phòng; tạo sự chuyển hóa về thế trận và lực lượng quân sự trên chiến trường để
thực hiện các chiến lược chiến tranh hay chiến dịch quân sự cả trong tiến công
và phòng ngự; tạo thêm uy tín, vị thế và sức mạnh cho quốc gia tham gia liên
minh.
Tuy nhiên, xét
về mặt tiêu cực, liên minh quân sự trực tiếp khiến căng thẳng gia tăng, làm
xuất hiện tình trạng đối đầu giữa các nước trong và ngoài liên minh, nhất là
khi giữa các nước, các khối quân sự vốn có những mâu thuẫn về lợi ích. Khi hai
quốc gia cùng tham gia một liên minh có thể bị một nước thứ ba coi đó là hành
động thù địch và hệ quả rất khó lường. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc các
nước, các khối quân sự công khai hoặc ngầm gia tăng tiềm lực, thực lực, chạy
đua vũ trang, tăng cường sự hiện diện quân sự, đẩy mạnh các hoạt động khiêu
khích, tạo cớ; kéo quốc gia, khu vực và cả nhân loại đến gần hiểm họa chiến
tranh. Ngoài ra, nếu tham gia liên minh quân sự có thể dẫn đến nguy cơ bị tấn
công bất ngờ bởi chính các đồng minh nếu chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Trong
khi thực tế không có nước nào chấp nhận hy sinh lợi ích của dân tộc mình vì lợi
ích của nước khác, kể cả nước đó là đồng minh chiến lược của mình. Thêm nữa,
nguyên nhân dẫn đến xung đột, leo thang quân sự ở nhiều nơi trên thế giới xuất
phát từ việc chính phủ và người dân ở những nơi này không đề cao nguyên tắc độc
lập dân tộc, quyền tự quyết của quốc gia, mà lại trông chờ sự cứu giúp của các
lực lượng bên ngoài. Đằng sau sự giúp đỡ tưởng như vô tư đó là hàng loạt toan
tính, mưu đồ, tham vọng về lợi ích, quyền lực của các cường quốc.
Thứ hai, sức mạnh của bảo vệ Tổ quốc của một dân tộc không
phải dựa vào liên minh quân sự mà phải dựa vào sức mạnh dân tộc đoàn kết, có
nền quốc phòng toàn dân, sức mạnh độc lập, tự lực, tự cường.
Lịch sử đã chứng minh, Việt
Nam chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược bởi chúng ta có một thứ “vũ khí” vô cùng
quan trọng, đó là nhân tố chính trị - tinh thần to lớn, lòng yêu nước nồng nàn
với niềm tin bất duyệt “toàn dân là lính” của dân tộc.
Có thể nói, Việt Nam xây dựng nền quốc phòng dựa trên
sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị, lấy sức
mạnh nội lực của dân tộc là chính, coi trọng xây dựng nhân tố chính trị, tinh
thần, sự đoàn kết thống nhất, cả nước đồng lòng, toàn dân một ý chí. Đó chính
là việc quy tụ “ý Đảng, lòng dân”, xây dựng “thế trận lòng dân”, “khoan thư sức
dân làm kế sâu rễ bền gốc là thượng sách giữ nước”. Phát huy sức mạnh chính
nghĩa thống nhất với bản chất tốt đẹp của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc và lòng nhân ái, khoan dung của người Việt Nam được hun đúc qua
hàng nghìn năm lịch sử. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam là
một minh chứng điển hình cho việc phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực,
tự cường trong đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.
Hiện tại, chúng
ta thấy được mối nguy hại khi dựa vào liên minh quân sự từ cuộc chiến của
Ukraina với Nga. Chiến sự xảy ra, tổng thống Volodymyr Zelensky không thể phát
huy tiềm lực quốc phòng nội tại của quốc gia, mà ông trông chờ sự giúp đỡ của
khối liên minh quân sự (Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương - NATO). Từ đó dẫn
đến nước Ukraina thảm hại.
Qua vấn đề
Ukraina hiện tại, chúng ta có quyền khẳng định sách quốc phòng của Việt Nam
hoàn toàn đúng đắn, chúng ta không trông chờ vào sự liên minh sự với các quốc
gia, nước lớn trên thế giới mà Việt Nam phải khẳng định được sức mạnh nội lực
của một nền quốc phòng toàn dân trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Thứ ba, không tham gia liên minh quân sự, bởi quốc phòng
Việt Nam mang tính chất hòa bình, tự vệ
Việt Nam kiên trì đường lối
quốc phòng với mục đích tự vệ và tính chất hòa bình, chính nghĩa, tiến bộ, phù
hợp với quyền cơ bản của các quốc gia theo nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp
quốc.
Đồng thời, Việt Nam cũng
quyết lên án, phán đối các hành động gây hấn, xung đột, chạy đua vũ trang của
các nước. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chủ trương không sử dụng vũ lực hoặc đe
dọa sử dụng vũ lực, tránh những va chạm không cần thiết, giữ vững quan điểm,
không để các đối tượng bên ngoài kích động, thỏa hiệp với nhau để xâm phạm lợi
ích quốc gia – dân tộc.
Thứ tư, Việt Nam thực hiện đường lối tăng cường hội nhập
quốc tế, đối ngoại quốc phòng, nâng cao khả năng bảo vệ đất nước và giải quyết
thách thức an ninh chung
Chính sách quốc phòng –
không liên minh quân sự của Việt Nam là hoàn toàn bất biến. Tuy nhiên, tùy theo
hoàn cảnh, tình hình thực tế của đất nước mà Đảng, Nhà nước ta sẽ có những
chiến lược hoạch định chính sách phù hợp.
Cụ thể, “thùy theo diễn biến
của tình hình và trong điều kiện cụ thể, chúng ta sẽ cân nhắc phát triển các
mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết với mức độ thích hợp trên cơ sở tôn
trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhau”[2].
Việt Nam tăng cường hội nhập
quốc tế và đối ngoại quốc phòng theo phương châm “tích cực, chủ động, chắc
chắn, linh hoạt, hiệu quả” để nâng cao khả năng bảo vệ đất nước, giải quyết các
thách thức an ninh chung, thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ quốc tế, cộng đồng,
tích cực hợp tác cùng các quốc gia khác để giải quyết vấn đề an ninh chung.
Đồng thời tích cực, mở rộng phạm vi, quy mô tham gia các hoạt động gìn giữ hòa
bình của Liên hợp quốc,..
Nhìn chung, Việt Nam nhất
quán quan điểm không liên minh quân sự nhưng tăng cường hợp tác quốc phòng, hội
nhập quốc tế để có sự ủng hộ của quốc tế, không để bị bao vây, cô lập.
Chúng ta không liên minh
quân sự, vì “chủ trương nhất quán của Việt Nam là thêm bạn, bớt thù. Liên minh
quân sự nghĩa là anh phải gắn hẳn với một bên, có thể đối đầu với bên khác, tức
là chuốc thêm kẻ thù. Việt Nam không đứng về bên nào, chỉ đứng về hòa bình, lẽ phải,
công lý, pháp lý quốc tế. Bây giờ, các nước luôn đề cao lợi ích quốc gia – dân
tộc, không ai đi bảo vệ thay cho nước khác. Lịch sử chiến tranh của Việt Nam đã
khẳng định, chỉ khi có chính nghĩa chúng ta mới giành được thắng lợi, mà muốn
có chính nghĩa thì phải giữ cho được độc lập tự chủ”[3] – Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ
trưởng Bộ quốc phòng Việt Nam.
Từ những luận cứ phản bác
nêu trên, chúng ta thấy, chính sách quốc phòng của Đảng, Nhà nước ta hoàn toàn
đúng đắn, phù hợp, bảo đảm vùa giữ vững độc lập, tự chủ, tự cường, vừa bảo được
thế cân bằng trong quan hệ quốc tế, không để đất nước rơi vào tình trạng cạnh
tranh, giành ảnh hưởng của các nước lớn, nhất là không để bị rơi vào thế phải
liên minh với một quốc gia để chống lại quốc gia khác dẫn đến những tác động
tiêu cự đến quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, Việt Nam phải tranh thủ tối đa sự ủng
hộ của cộng đồng quốc tế trong sự nghiệ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
[1] Nguyễn
Phú Trọng: Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt để phát triển đất
nước, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, H, 2017, tr.33
[2] Bộ Quốc phòng: Quốc
phòng Việt Nam 2019, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2019, tr. 25
[3] Hoàng
Thùy – Gia Chính, Việt Nam nhất quán không tham gia liên minh quân sự,
vnexpresshttps://vnexpress.net/viet-nam-nhat-quan-khong-tham-gia-lien-minh-quan-su,
ngày 16/12/2019
Các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách để xuyên tạc và chống phá Đảng ta. Mọi người phải nêu cao tinh thần cảnh giác, tránh bị lôi cuốn vào những thông tin sai lệch của chúng
Trả lờiXóa