Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã nêu lên những quan điểm
chỉ đạo chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, Công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện nền kinh
tế và đời sống xã hội, dựa chủ yếu vào sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ
trên nền tảng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo; là nhiệm vụ trung tâm của
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ,
chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, phát triển nhanh và bền vững, trở
thành nước phát triển, có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, Đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là sự nghiệp của toàn dân và cả hệ thống
chính trị, lấy con người là trung tâm, doanh nghiệp là chủ thể, bảo đảm hài hoà
giữa phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ
môi trường; gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với quá trình đô thị hoá, xây dựng nông
thôn mới, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển dịch cơ
cấu lao động.
Thứ ba, Công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải khai thác và phát huy
tốt nhất mọi tiềm năng, lợi thế của đất nước, của từng vùng và địa phương; lợi
thế của nền kinh tế đi sau và đang trong thời kỳ dân số vàng; kết hợp đồng bộ,
hiệu quả giữa phát triển tuần tự với đi tắt đón đầu; chuyển dịch nhanh từ gia
công, lắp ráp sang nghiên cứu, thiết kế và sản xuất tại Việt Nam, tập trung
phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ
cao, chú trọng đẩy mạnh dịch vụ hoá các ngành công nghiệp. Coi phát triển công
nghiệp chế tạo, chế biến là then chốt; chuyển đổi số là phương thức mới có tính
đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu.
Thứ tư, Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần có lộ trình
và bước đi cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên nguồn lực, có các cơ chế,
chính sách đột phá, phù hợp để phát triển các cực tăng trưởng, các ngành công
nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp hỗ trợ,
các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao; tăng cường liên kết ngành và liên kết
vùng; xác định nguồn lực trong nước là cơ bản, chiến lược, lâu dài và quyết định,
nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá; doanh nghiệp trong nước (bao gồm cả
doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân) là động lực chính, chủ đạo;
doanh nghiệp FDI có vai trò quan trọng, đột phá.
Thứ năm, Trong quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; chủ động và
tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả; khơi dậy khát vọng phát triển,
tinh thần khởi nghiệp quốc gia, đổi mới sáng tạo; phát huy giá trị tinh hoa văn
hoá dân tộc, bản lĩnh và trí tuệ con người Việt Nam và truyền thống của giai cấp
công nhân, vai trò xung kích, đi đầu của đội ngũ trí thức và doanh nhân Việt
Nam.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
của Đảng tiếp tục khẳng định: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn tới là tiếp tục đẩy mạnh thực
hiện mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện phát triển kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế gắn với phát triển Kinh
tế tri thức, lấy khoa học, công nghệ, tri thức và nguồn nhân lực chất lượng cao
làm động lực chủ yếu;…” để đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển Kinh tế tri
thức. Đây là chủ trương đúng đắn, thể hiện sự nhất quán, tư duy mới và quyết
tâm chính trị của Đảng về phát triển Kinh tế tri thức ở nước ta hiện nay.
Đại hội XIII của Đảng nêu quan điểm phát triển
đối với nền kinh tế nước ta: “Phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa
học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Phải đổi mới tư duy và hành
động, chủ động nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với quá trình hội nhập quốc tế để cơ cấu lại
nền kinh tế, phát triển kinh tế số, xã hội số, coi đây là nhân tố quyết định để
nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh”. Đại hội XIII đề ra mục
tiêu: “Phấn đấu đến năm 2030, là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại,
thu nhập trung bình cao; có thể chế quản lý hiện đại, cạnh tranh, hiệu lực,
hiệu quả; kinh tế phát triển năng động, nhanh và bền vững, độc lập, tự chủ trên
cơ sở khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với nâng cao hiệu quả trong
hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế”.
Như vậy, chủ
trương đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển Kinh tế tri thức không chỉ là sự
tiếp nối đường lối chiến lược CNH, HĐH đã được đề ra trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội (năm
1991), mà còn là bước phát triển mới trong nhận thức của Đảng từ Đại hội IX,
Đại hội X, Đại hội XI, Đại hội XII, Đại hội XIII. Đặc biệt, đường lối của
Đảng về phát triển Kinh tế tri thức gắn liền với quá trình CNH, HĐH đất nước đã
được cụ thể hóa và hoàn thiện hơn ở Đại hội XI. Điều đó không chỉ phản ánh tư
duy tích cực đổi mới, ngày càng nắm bắt xu thế tất yếu của thời cuộc mà còn cho
thấy sự vận dụng sáng tạo của Đảng ta về phát triển Kinh tế tri thức nhằm đưa
nước ta trở một nước công nghiệp hiện đại.
* Ý nghĩa
-
Đây là bước cụ thể hóa đường lối, quan điểm của Đảng tong lộ trình thực hiện
quan điểm, mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ mà Địa hội Đảng lần thứ XIII đã xác
định.
-
Nghị quyết tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công nghiệp
hoá, hiện đại hoá trong bối cảnh và điều kiện mới, trong xu thế toàn cầu hóa và
hội nhập quốc tế nói chung, trong đó có hội nhập kinh tế, quốc tế nói riêng.
-
Là cơ sở để Quốc hội thể chế thành Hiến pháp, pháp luật và các cơ quan quản lý
trong bộ máy quản lý Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực thi quyền lực của
mình mình quá trình điều hành đất nước.
- Là cơ sở để cấp ủy các cấp xác định nội dung, phương thức,
biện pháp để chỉ đạo, lãnh đạo cơ quan, đơn vị mình hoàn thành hiệu quả các nhiệm
vụ được phân công./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét