MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG “PHI CHÍNH TRỊ HÓA” QUÂN ĐỘI THÔNG QUA INTERNET CỦA CÁC THẾ LỰC
THÙ ĐỊCH
TRONG
TÌNH HÌNH MỚI
“Phi chính trị hóa” quân đội là một âm mưu, thủ
đoạn nằm trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch chống
phá cách mạng Việt Nam với mục đích tách Quân đội nhân dân Việt Nam ra khỏi sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, làm cho quân đội biến chất, xa rời mục
tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, không còn là công cụ bạo lực sắc bén, lực
lượng chính trị tin cậy của Đảng và Nhà nước. Hiện nay, để thực hiện âm mưu
“phi chính trị hóa” quân đội, các thế lực phản động, thù địch đã sử dụng nhiều
hình thức, biện pháp khác nhau, trong đó có việc lợi dụng internet để tuyên
truyền, chống phá. Trước yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa trong tình hình mới, đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại chiến lược “diễn
biến hòa bình”, nhất là âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội thông qua mạng xã
hội của các thế lực thù địch là một nhiệm vụ cấp thiết. Đại hội XII của Đảng
chủ trương: “Tăng cường đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động “diễn biến
hòa bình” của các thế lực thù địch; chủ động ngăn chặn, phản bác các thông tin,
quan điểm xuyên tạc, sai trái, thù địch”. Để đấu tranh làm thất bại âm mưu “phi
chính trị hóa” quân đội thông qua mạng internet của các thế lực phản động, thù
địch, cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn quân cần tập trung thực
hiện tốt một số giải pháp sau sau:
Thứ nhất, quán triệt giáo dục
cho mọi cán bộ, chiến sĩ nhận diện rõ bản chất âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị
hóa” quân đội thông qua internet của các thế lực thù địch
“Phi chính trị hóa” quân đội là quan điểm sai trái, phản
động và phản khoa học của kẻ thù,
chúng cho rằng tổ chức ra quân đội là để “bảo vệ lợi ích toàn dân tộc”, quân
đội đứng ngoài giai cấp, “quân đội là của toàn xã hội”, “quân đội trung
lập” ... Chúng phủ nhận bản chất giai
cấp, chức năng chính trị - xã hội của quân đội trong xã hội có giai cấp đối
kháng. Thực chất của luận điệu
“phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực thù địch là làm cho quân đội ta mất
phương hướng chính trị, từ bỏ mục tiêu chiến đấu, bị vô hiệu hóa. Với những luận
điệu đó mà các thế lực thù địch đã
thực hiện thành công với quân đội Liên Xô và các nước Đông Âu - một lực
lượng hùng mạnh, trung thành với mục tiêu, lý tưởng của giai cấp công nhân,
nhân dân lao động bị “phi chính trị hóa”, từ bỏ cơ chế Đảng Cộng sản lãnh đạo
quân đội. Vì thế, khi đất nước Xô-viết và các nước Đông Âu xảy ra biến
cố chính trị, quân đội đã đứng ngoài cuộc, chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ.
Đối với hoạt động chống phá cách mạng
Việt Nam, để thực hiện âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội, trước đây các thế
lực thù địch đã sử dụng nhiều hình thức biện pháp truyên truyền, kích động như
dựa vào các đài, báo ở nước ngoài như BBC, RFA, RFI; rải truyền đơn, phát tán các ấn phẩm, tài liệu bằng băng
đĩa, sách báo… Hiện nay, với sự phát triển và bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ
thông tin, các thế lực thù địch đã triệt để lợi dụng internet để tuyên truyền
chống phá, thực hiện âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội. Thủ đoạn của chúng là lập các webside để phát tán, lan
truyền thông tin, tài liệu bịa đặt, sai trái, phản động (cả bằng âm
thanh, hình ảnh, video và các bài viết) nhằm phủ nhận quan điểm của chủ nghĩa Mác -
Lênin về giai cấp và đấu tranh giai cấp; xuyên tạc tư tưởng quân sự Hồ Chí
Minh, quan điểm, đường lối quân sự của Đảng ta, đặc biệt là quan điểm về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, quân đội nhân dân; làm lu
mờ bản chất, truyền thống của quân đội; thúc
đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, chiến sĩ, làm mất phương hướng
chính trị, mục tiêu chiến đấu của quân đội. Thông qua internet, chúng ra sức
công kích phủ nhận nguyên tắc “Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt” đối
với Quân đội nhân dân Việt Nam; đòi xóa Điều 4 trong Hiến pháp hiện
hành của nước ta, đòi thực hiện “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” và đề nghị bỏ quy định “Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ
quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước” (Điều 65,
Chương IV) trong Hiến pháp năm 2013.
Các thế lực phản
động, thù địch còn thiết lập các blog để tuyên truyền các quan điểm, tư tưởng
chính trị phản động, đăng tải các bài viết có nội dung chống Đảng, Nhà nước Việt
Nam, xuyên tạc đường lối quân sự, quốc phòng… nhất là hoạt động của các tổ chức
phản động lưu vong người Việt ở nước ngoài, “Hiện nay, trên thế giới có trên
400 tổ chức phản động lưu vong người Việt đang hoạt động, đặt trụ sở tại Mỹ,
Canada, Úc, Pháp, Đức, Campuchia, một số nước Đông Âu…., trong đó có hơn 200 tổ chức đặt trụ sở tại
Mỹ”, nhiều tổ chức công khai và ráo riết các hoạt động chống phá cách mạng Việt
Nam. Chúng lập nhiều blog để tuyên truyền, kích động, chống phá, điển hình là
các blog “danlambao”, “quanlambao” của tổ chức phản động Việt Tân. Một số blog
còn mạo danh các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước hoặc cơ quan, đơn vị thuộc lực
lượng vũ trang đăng tải các thông tin sai lệch nhằm hạ uy tín các đồng chí lãnh
đạo của Đảng, Nhà nước, Quân đội.
Ngoài ra, các thế lực phản động, thù địch còn tạo dựng nhiều
diễn đàn trực tuyến trên mạng internet, đưa ra các chủ đề trao đổi, thảo luận
để tạo ra làn sóng dư luận chống phá Đảng, Nhà nước. Một số diễn đàn công kích
trực tiếp vào quân đội, đòi xóa bỏ vai trò của công tác đảng, công tác chính
trị cùng hệ thống cơ quan chính trị, cán bộ chính trị các cấp trong Quân đội;
xuyên tạc các sự kiện lịch sử có Quân đội tham gia; thổi phồng khuyết điểm của
một vài cá nhân, đơn vị,… hòng làm mất uy tín của Quân đội. Đối với đội ngũ cán
bộ lãnh đạo, chỉ huy, chúng kích động tư tưởng công thần, vị kỷ, cá nhân chủ
nghĩa; đòi hỏi đãi ngộ, nhất là với những đồng chí có nhiều cống hiến trong các
cuộc kháng chiến, hòng gây rối nội bộ, giảm sút niềm tin, phá hoại mối quan hệ
giữa cấp trên với cấp dưới, cán bộ với chiến sĩ, chia rẽ đoàn kết quân - dân.
Chúng triệt để lợi dụng tình trạng tham nhũng, thoái hóa biến chất
ở một số bộ phận cán bộ, đảng viên để gây chia rẽ nội bộ, làm phai nhạt bản
chất cách mạng, truyền thống tốt đẹp của quân đội, đồng thời tăng cường tuyên
truyền lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, thờ ơ về chính trị; tạo ra sự
mơ hồ, mất cảnh giác trong cán bộ, chiến sĩ, làm cho quân đội suy yếu về chính
trị từ bên trong, trượt sang chính trị phản cách mạng.
Hoạt động lợi dụng internet của các
thế lực phản động, thù địch chống phá cách mạng Việt Nam nói chung, thực hiện
âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội nhân dân dân Việt Nam nói riêng đã và đang
diễn ra mạnh mẽ, phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Xét về nội
dung tuy không mới, nhưng về thủ đoạn, cách thức tiến hành thì có sự thay đổi,
điều chỉnh so với trước, chúng triệt để lợi dụng internet, nhất là các trang
mạng xã hội, các diễn đàn, blog… (nơi thu hút được hàng triệu người tham gia)
để tuyên truyền chống phá, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, “phi chính
trị hóa” quân đội. Giáo dục cho mọi cán bộ, chiến sĩ nhận diện rõ bản chất của âm mưu
“phi chính trị hóa” quân đội thông qua internet của các thế lực thù địch là cơ
sở quan trọng để phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của chúng, giữ vững
và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, tăng cường bản chất giai
cấp công nhân, kiên định mục tiêu, lí tưởng chiến đấu của quân đội, giữ vững và
phát huy phẩm chất cao quý “Bộ đội Cụ Hồ” trong tình hình mới.
Thứ hai, làm tốt công
tác quản lý, khai thác sử dụng mạng internet để hạn chế yếu tố tác động tiêu cực
từ internet cho mọi cán bộ, chiến sĩ
Trong bối cảnh công nghệ thông tin,
viễn thông phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng như hiện nay, việc khai thác, sử
sụng internet là một nhu cầu chính đáng và cần thiết đối với mỗi người, trong
đó có cán bộ, chiến sĩ quân đội, nhất là đội ngũ cán bộ ở các trung tâm, viện
nghiên cứu và lực lượng cán bộ, giảng viên, học viên ở các học viện, nhà trường
trong toàn quân. Mạng internet, nhất là các trang mạng xã hội (như Facebook,
MySpace, Twitter, Zing.Me, Youtobe, Zalo, Viber, YuMe, Go.vn…) trở thành công cụ, phương tiện hữu
ích phục vụ đắc lực cho việc truy cập tài liệu học tập, nghiên cứu, trao đổi thông tin, học hỏi kiến thức, kỹ
năng và kết nối bạn bè, bày tỏ quan điểm cá nhân…. Bên cạnh
đó, mạng internet dễ làm nảy sinh những vấn đề phức tạp ảnh hưởng đến việc giữ
gìn bí mật quân sự, quốc phòng; xây dựng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, lập trường
tư tưởng, đạo đức, lối sống, mục tiêu, lý tưởng cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ
toàn quân. Đặc biệt, theo xu hướng phát triển của cuộc cách mạng khoa học 4.0 sẽ tiếp tục phát triển
mạnh mẽ và ảnh hướng ngày càng sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trong khi các thế lực thù địch,
phản động sẽ tiếp tục lợi dụng internet để thực hiện chiến lược “diễn biến hòa
bình” chống phá cách mạng nước ta,
trong đó “phi chính trị hóa” quân đội là một âm mưu cơ bản. Vì vậy, làm tốt công
tác quản lý, khai thác sử
dụng mạng internet cho mọi cán bộ, chiến sĩ là một giải pháp quan trọng nhằm phòng ngừa và
làm thất bại âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội thông qua internet của các thế
lực thù địch.
Thứ ba, Phát huy vai
trò của các tổ chức trong công tác
giáo dục chính trị, tư tưởng gắn với quản lý chặt chẽ tình hình
tư tưởng bộ đội, không để xảy ra bị động, bất ngờ
Đây là giải pháp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm nâng cao trình độ lý
luận, bản lĩnh chính trị, tinh thần cảnh giác cách mạng trước âm mưu, thủ đoạn
chống phá của kẻ thù nói chung, hoạt động lợi dụng internet để thực hiện “phi
chính trị hóa” quân đội nói riêng, góp phần xây dựng quân đội vững mạnh về
chính trị; tạo ra “màng lọc” để mỗi cán bộ, chiến sĩ “miễn dịch” với những âm
mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực phản động, thù địch.
Nội dung, hình thức, biện pháp tuyên
truyền, giáo dục cần sát thực với từng đối tượng cụ thể và thường xuyên có sự
đổi mới. Ngày nay, số lượng cán bộ, chiến sĩ truy cập internet và tham gia các
trang mạng xã hội ngày càng phổ biến, vì vậy có thể kết hợp sử dụng internet và
các trang mạng xã hội để giáo dục chính trị, tư tưởng cho bộ đội, đồng thời
thông qua internet để đấu tranh, vạch trần và làm thất bại âm mưu “phi chính
trị hóa” quân đội của các thế lực phản động, thù địch. Mặt khác, thông qua
internet, nhất là qua các trang mạng xã hội như Facebook, Zing.Me, Youtobe, Zalo… để kịp thời phát hiện
những diễn biến tư tưởng của bộ đội, bởi lẽ trên thực tế, không ít cán bộ, chiến
sĩ thường bày tỏ quan điểm cá nhân, tâm tư, tình cảm thông qua viết những dòng
status trên các diễn đàn, các trang mạng xã hội. Từ đó, giúp cấp ủy, người chỉ
huy và đội ngũ cán bộ các cấp làm tốt việc quản lý tình hình tư tưởng của bộ đội,
kịp thời phát hiện và khắc phục những vấn đề phát sinh trong tư tưởng của bộ đội,
không để xảy ra bị động, bất ngờ; góp phần phòng ngừa và làm thất bại âm mưu,
thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội thông qua internet của các thế lực phản động,
thù địch.
HỒNG
KÝ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét