Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2020

Cần lưu ý hành vi xuyên tạc Tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam


Trong chiến lược chống phá Việt Nam hiện nay, các thế lực thù địch trong và ngoài nước tập trung vào chống phá Đảng, chế độ và hệ tư tưởng. Trong đó, tự do ngôn luận, báo chí đang là một mục tiêu xuyên tạc, bôi nhọ của chúng. Nhiều hãng thông tấn, báo chí nước ngoài và không ít trang web trong và ngoài nước rêu rao: ở Việt Nam “Không có tự do ngôn luận, tự do báo chí”; “Việt Nam kiểm soát và bóp nghẹt quyền tự do báo chí, tự do internet”; Hà Nội “bắt bớ nhiều blogger”, v.v. Điển hình như: Báo cáo nhân quyền thế giới hàng năm của Anh, Úc;
Nghị quyết của Nghị viện EU; Báo cáo thường niên, thông cáo báo chí của các tổ chức quốc tế; Báo cáo của tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF), của tổ chức Ủy ban bảo vệ nhà báo (CPJ), v.v. Năm 2019, mặc dù không thể không thừa nhận Việt Nam đã có “tiến bộ về dân chủ, nhân quyền”, nhưng vẫn xuyên tạc tình hình, vu cáo Nhà nước vi phạm “tự do báo chí”, “đàn áp, bắt giữ trái phép các blogger”, v.v. Họ cố tình đưa ra những nhận định, đánh giá sai lệch, thiếu khách quan về tình hình tự do báo chí để vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền hòng hạ thấp uy tín nước ta trên trường quốc tế.
Đó là xuyên tạc khái niệm tự do báo chí; viện dẫn các quy định của luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam về tự do báo chí, nhưng cố tình lờ đi những quy định và điều khoản nghĩa vụ kèm theo rồi tán phát qua internet, mạng xã hội làm cho nhiều người hiểu lầm rằng “tự do báo chí” là một quyền tuyệt đối, không có bất cứ một hạn chế nào. Bằng nhiều hình thức khác nhau, các đối tượng còn tác động đến Quốc hội Mỹ và các nước phương Tây, các tổ chức quốc tế thông qua các dự luật, nghị quyết, báo cáo thường niên,... với nội dung xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền, tự do báo chí ở Việt Nam, vu cáo Việt Nam “vi phạm tự do ngôn luận, tự do báo chí”. Một số phần tử còn tác động vào các chính khách cực đoan trong Quốc hội Mỹ, Anh, Canađa,… tổ chức điều trần, hội thảo, xuyên tạc tình hình tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam nhằm tác động Liên hợp quốc ra nghị quyết bất lợi đối với nước ta. Trên lĩnh vực báo chí, một số đối tượng còn thành lập các câu lạc bộ, các diễn đàn trên mạng dưới chiêu bài “tự do ngôn luận, tự do báo chí” để tập hợp lực lượng, hình thành các tổ chức chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Theo thống kê, tính đến năm 2016, cả nước có 857 cơ quan báo chí, gồm: 199 cơ quan báo chí in, 658 tạp chí (trong đó có 105 báo, tạp chí điện tử); 01 hãng thông tấn quốc gia; 67 cơ quan phát thanh truyền hình. Hầu hết các bộ, ban, ngành, đoàn thể chính trị, xã hội đều có báo, tạp chí hoặc trang thông tin, báo điện tử. Báo chí thực sự trở thành cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân; một kênh thông tin quan trọng tạo ra sự đồng thuận xã hội, thúc đẩy công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Hơn thế nữa, báo chí còn là phương tiện để người dân kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật và đóng góp ý kiến phản biện đối với các chính sách, pháp luật của Nhà nước; là công cụ bảo vệ lợi ích xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người dân. Song chúng lại vu cáo Nhà nước Việt Nam “ bóp nghẹt” quyền tự do báo chí của nhân dân.
Báo chí là một lực lượng chính trị quan trọng đấu tranh với tệ tham nhũng, đưa ra công luận những vụ việc, cán bộ có hành vi tham nhũng. Đồng thời, phân tích làm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, những nguyên nhân từ các quy định trong chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần diệt trừ tận gốc tệ nạn này. Tự do ngôn luận báo chí đối với các chế độ xã hội và nhà nước là một điều kiện bảo đảm quyền con người. Hơn thế nữa còn là một điều kiện quan trọng để phát triển xã hội về các mặt, từ tư tưởng, chính trị đến kinh tế, xã hội và văn hóa. Một xã hội không có tự do ngôn luận, báo chí, như có người nói - đó là “một xã hội đã chết lâm sàng”. Tự do ngôn luận, báo chí của người dân Việt Nam đã được hiến định bảo đảm bằng một hệ thống pháp luật minh bạch. Mọi luận điệu xuyên tạc quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của Việt Nam cần phải bị bác bỏ, lên án./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét