Thứ Năm, 29 tháng 6, 2023

Đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch phủ nhận mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay

 



Luận điệu của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị và các phần tử chống đối đã ít nhiều đã tác động vào các giai cấp và các tầng lớp xã hội, làm xuất hiện sự hoài nghi trong nhận thức của những người non kém về chính trị, những người có thái độ mặc cảm, thờ ơ với chế độ XHCN. Vấn đề đặt ra là phải chủ động đấu tranh, phản bác, vạch rõ âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị nhằm nâng cao nhận thức, cảnh giác cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, vô hiệu hóa luận điệu của chúng; bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ chủ trương, đường lối của Đảng về mục tiêu ĐLDT và CNXH ở Việt Nam hiện nay.

Một là, các quan điểm trên đã phủ nhận giá trị khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin về tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội.

Hai là, các quan điểm trên đã phủ nhận quan điểm lịch sử, cụ thể trong sự vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ba là, thực tế cho thấy, mỗi quốc gia độc lập dân tộc đều gắn với một chế độ chính trị nhất định.

Trong mưu đồ của chiến lược “Diễn biến hòa bình” nhằm chống phá cách mạng Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị và các phần tử chống đối luôn tìm mọi cách để phủ nhận phủ nhận mục tiêu ĐLDT và CNXH ở Việt Nam, có thể khái quát thành một số dạng phổ biến sau:

Thứ nhất, một số quan điểm cho rằng, học thuyết của Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội đã lỗi thời.

Họ cho rằng, sau sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở các nước Đông Âu và Liên Xô, hệ thống XHCN trên Thế giới tồn tại được 70 năm đã tan rã, sụp đổ, trên thực tế CNXH đã cáo chung, học thuyết của Mác - Lênin về CNXH đã lỗi thời; sai lầm của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam là vận dụng học thuyết chủ nghĩa Mác - Lênin về CNXH vào Việt Nam. Vì vậy, kết cục CNXH ở Việt Nam sẽ cùng chung số phận như Liên Xô và Đông Âu; nền kinh tế thị trường định hướng XHCN mà Đảng Cộng sản Việt Nam đang thực hiện thực chất là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Do vậy, không thể có CNXH ở Việt Nam và cũng không thể có ĐLDT gắn liền với CNXH như Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định.

Thứ hai, một số quan điểm phủ nhận mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay là bất khả thi.

Họ cho rằng CNXH là không thực tế và bất khả thi, trong thực tế, chưa từng có một cuộc cách mạng xã hội CNXH nào diễn ra như dự báo của chủ nghĩa Mác. Những cuộc cách mạng khác xảy ra ở Trung Quốc, Cu Ba hay Việt Nam đều không phải là những cuộc cách mạng XHCN đúng nghĩa, không phải do mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất phát triển cao với quan hệ sản xuất chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, mà nó xuất phát từ những mâu thuẫn xã hội khác. Ở các nước tư bản chủ nghĩa, có lực lượng sản xuất phát triển cao nhưng chưa hề nổ ra cuộc cách mạng xã hội nào như dự báo của Mác và cho rằng CNXH là ảo tưởng; bởi vì, mục tiêu của nó quá hoàn hảo, không có bạo lực, khổ cực, đau buồn và mâu thuẫn. Vì quá hoàn hảo, nên CNXH không bao giờ có thể trở thành hiện thực, nó chỉ là giấc mơ, là viễn tưởng, là bất khả thi, bởi vì nó được dựng nên từ một hệ thống triết học tư biện chứ không phải từ hiện thực khách quan không thể căn cứ vào đó xây dựng thành một cương lĩnh chính trị cải tạo xã hội. Theo họ, cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác đều là sự trừu tượng hóa, triết học hóa chứ không phải từ hiện thực khách quan. Từ đó họ cho rằng, xã hội tương lai của chủ nghĩa Mác là một xã hội tốt đẹp nhưng rất khó có thể được xem là một cương lĩnh khả thi cho bất cứ lực lượng chính trị nào muốn phát khởi sự nghiệp của mình từ cuộc sống trần tục đầy bất trắc, khó lường là cái thế giới mà chúng ta đang sống.

Một số quan điểm cho rằng, điều kiện ra đời và nền tảng xã hội, lịch sử của CNXH không phù hợp với tình hình thực tiễn Việt Nam. Bản chất của các học thuyết chính trị là sự phản ánh những điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội hiện thực, khi những điều kiện đó thay đổi thì những lý thuyết chính trị cũng thay đổi. Học thuyết về CNXH khoa học được ra đời ở các nước Châu Âu, trong những điều kiện lịch sử rất khác với Việt Nam hiện nay, chưa nói tới những gì sẽ diễn ra sau này. Trong khi thực tiễn luôn vận động, biến đổi nhanh chóng như vậy, việc Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn kiên trì bám víu vào chủ nghĩa Mác - Lênin là giáo điều, bảo thủ, việc xây dựng CNXH cũng là phi thực tế.

Thứ ba, có quan điểm cho rằng, Việt Nam hiện nay chỉ cần độc lập dân tộc, không cần chủ nghĩa xã hội.

Họ cho rằng, Việt Nam không cần CNXH, chỉ cần ĐLDT, Nhân dân được tự do, hạnh phúc, giàu có là được. Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam không nên thử nghiệm những thứ mà nhân loại đã thất bại. Việt Nam nên tập trung vào những mô hình, biện pháp, kinh nghiệm mà lịch sử nhân loại thực hiện thành công. Không nhất thiết phải có CNXH mới giữ được ĐLDT và cũng không nhất thiết có ĐLDT rồi phải đi lên CNXH; nhiều quốc gia, dân tộc trên Thế giới đâu cần đến CNXH mà vẫn giữ được ĐLDT. Giữ ĐLDT là do tiềm lực kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh hùng mạnh, chứ ĐLDT không phải gắn với CNXH. Mặt khác, CNXH làm nghèo, suy yếu đất nước do tham nhũng, do bất hợp lý và những hạn chế yếu kém trong quản lý kinh tế, xã hội… thì làm sao bảo vệ được nền ĐLDT. Trong khi cả nhân loại đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, việc Việt Nam lựa chọn con đường đi lên CNXH là tự cô lập mình; vì vậy, không thể giữ được ĐLDT.

Từ đó, họ đưa ra những đề xuất, Việt Nam cần từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, từ bỏ mục tiêu XHCN, thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập và quay về phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Những quan điểm và lập luận trên đây hoàn toàn không có căn cứ khoa học và thực tiễn, nằm trong mưu đồ và hoạt động của chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị nhằm chống lại chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam./.

1 nhận xét:

  1. Hiện nay, các thế lực thù địch không từ thủ đoạn nào để chống phá sự nghiệp cách mạng, chống phá Đảng, chống phá chế độ ta; dã tâm của chúng là không thay đổi. Do đó, cần nhận diện những âm mưu, thủ đoạn của chúng để phòng ngừa.

    Trả lờiXóa