Lý luận chính trị là hệ thống tri thức về lĩnh
vực chính trị, nó là bộ phận quan trọng trong kho tàng lý luận của nhân loại
giới hạn trong lĩnh vực chính trị, là kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học
và thực tiễn chính trị của nhiều người, qua nhiều thế hệ.
Đối với
Quân đội nhân dân Việt Nam, các thế lực thu địch thường lợi dụng những sơ hở,
thiếu sót trong công tác quản lý, chỉ huy; khai thác thông tin từ một số vụ việc
tiêu cực đơn lẻ rồi xuyên tạc sự thật, thổi phồng thiếu sót khuyết điểm; lấy hiện
tượng quy kết thành bản chất; đăng tải thông tin thật, giả lẫn lộn để đả
kích, phủ nhận truyền thống, bản chất cách mạng của quân đội, bôi nhọ hình ảnh
“Bộ đội Cụ Hồ”, chia rẽ mối quan hệ mật thiết quân đội với nhân dân, kích động
đòi “phi chính trị hóa” quân đội. Qua đó, thúc đẩy nhanh các biểu hiện “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong quân đội; truyền bá lối sống thực dụng, thẩm thấu
tư tưởng văn hóa ngoại lai vào đời sống văn hóa, tinh thần, làm phai nhạt mục
tiêu, lý tưởng chiến đấu, mục ruỗng về tổ chức, băng hoại về đạo đức của quân
nhân. Các thông tin được chúng nhào nặn rất tinh vi, trộn lẫn thật - giả, tốt -
xấu, khó nhận diện, trở nên cực kỳ nguy hiểm.
Trước âm
mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch thì việc giáo dục lý luận
chính trị trong các nhà trường hiện nay là một nhiệm vụ trọng yếu trong công
tác tư tưởng của Đảng nhằm bồi dưỡng về lý luận chính trị, truyền đạt các chỉ
thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bồi dưỡng kiến thức và nghiệp
vụ công tác xây dựng Đảng, xây dựng và quản lý Nhà nước cho cán bộ, đảng viên,
học viên... góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, bản lĩnh chính trị và phẩm
chất đạo đức cách mạng để đội ngũ cán bộ, đảng viên ngày càng đáp ứng với yêu
cầu mới, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được,
công tác giáo dục lý luận chính trị
trong các nhà trường nói chung, trong quan đội nói riêng còn nhiều hạn
chế, khuyết điểm. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng cũng chỉ ra một số hạn chế
trong công tác giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng, chính trị nói chung và giáo
dục lý luận chính trị nói riêng. Đó là “việc giáo dục tư
tưởng, chính trị cho cán bộ, đảng viên chưa thường xuyên, một bộ phận đảng viên
chưa nắm được chủ trương, đường lối của Đảng. Việc học tập lý luận chính trị
tuy có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu”.
Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay
Một
là, tăng
cường công tác giáo dục lý luận chính trị, bồi dưỡng lý tưởng chính trị cho đội
ngũ cán bộ quân đội.
Hai
là,
nâng cao chất lượng công tác giáo dục đào tạo ở các nhà trường quân đội, nhất
là các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn.
Các
nhà trường quân đội là trung tâm đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ
thuật cho toàn quân. Vì vậy, nâng cao chất lượng công tác giáo dục đào tạo ở
các nhà trường quân đội, nhất là các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn là một
trong những biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo
dục lý luận chính trị cho cán bộ quân đội. Theo đó, phải đổi mới mạnh mẽ chương
trình, nội dung các môn khoa học xã hội và nhân văn trong đào tạo cán bộ các cấp
và nhân viên chuyên môn kỹ thuật. Phải phát triển đội ngũ giảng viên khoa học
xã hội và nhân văn đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn về chất lượng, đáp
ứng yêu cầu vừa tăng quy mô vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo;
thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận, năng lực giảng dạy và phẩm chất
đạo đức, lối sống cho đội ngũ giảng viên, bảo đảm cho họ xứng đáng vừa là người
thầy truyền thụ kiến thức vừa là tấm gương mẫu mực cho học viên học tập và noi
theo.
Ba
là, quá
trình giáo dục lý luận chính trị phải phát huy tự do tư tưởng, đề cao tự phê
bình và phê bình trên cơ sở dân chủ và bằng phương pháp dân chủ.
Bốn
là, quá
trình giáo dục lý luận chính trị phải phát huy tốt vai trò của dư luận xã hội.
Năm
là, nâng cao chất lượng của đội ngũ
giảng giảng viên và đội ngũ giảng dạy lý luận chính trị trong đó tập trung xây
dựng, củng cố, thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ
giảng viên chính trị, báo cáo viên, đồng thời kiện toàn, nâng cao hiệu quả
hoạt động của hệ thống các trường chính trị. Ngoài việc bám sát nội dung kiến
thức trong khung chương trình giáo trình, sách giáo khoa theo quy định, đội ngũ
giảng viên cần tích cực, chủ động, kịp thời cập nhật, bổ sung các kiến thức mới
về các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; những
kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn trong chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện và
các vấn đề do thực tiễn đang đặt ra của địa phương, đơn vị. Chủ động đấu tranh
chống các quan điểm sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Hiện nay,
các thế lực thù địch đang tìm mọi cách chống phá cách mạng nước ta mà trọng tâm
là phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng. Vì vậy, nâng cao chất lượng công tác giáo
dục lý luận chính trị trong các nhà trường cho học viên và mọi dối tượng là
nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp thiết, nhằm truyền bá những nguyên lý của
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước cùng những tinh hoa tư tưởng chính trị của dân tộc
và nhân loại để hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng,
phương pháp tư duy biện chứng và phương pháp hành động khoa học. Góp phần bảo
vệ nền tảng tư tưởng của Đảng./.
bài rất hay
Trả lờiXóa