Để thiết thực xây dựng và phát triển giai cấp công
nhân đáp ứng yêu cầu cấp bách của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay, cần đẩy mạnh việc tuyên truyền và
giáo dục về sứ mệnh, vai trò của giai cấp công nhân; chăm lo đời sống vật chất
và tinh thần của công nhân; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với các
tổ chức chính trị - xã hội trong các doanh nghiệp, đồng thời, đổi mới phương
thức hoạt động của các tổ chức này phù hợp với tình hình mới.
Ở
nước ta, giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên
phong của mình là Đảng Cộng sản Việt Nam. Quá trình đổi mới mạnh mẽ theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang tạo ra những cơ
hội mới cho sự phát triển giai cấp công nhân Việt Nam. Việc cấu trúc lại nền
kinh tế, sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước, thu hút đầu tư của nước
ngoài, thành lập doanh nghiệp mới của các thành phần kinh tế, đẩy mạnh xuất
khẩu hàng hóa và lao động, nhập - chuyển giao kỹ thuật công nghệ cao, phát
triển kết cấu hạ tầng, xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất..., đã thúc
đẩy nền kinh tế phát triển năng động với tốc độ tăng trưởng cao, đồng thời tạo ra
hàng triệu việc làm mới cho các lao động công nghiệp. Quá trình này đã đưa lại
những tích cực rõ rệt, một mặt, phát triển giai cấp công nhân về số lượng; mặt
khác, cũng tạo ra những cơ hội để người công nhân học hỏi, nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề.
Bên
cạnh những thuận lợi, quá trình này cũng tạo ra những thách thức lớn đối với
giai cấp công nhân Việt Nam. Việc cơ cấu lại nền kinh tế, tập trung phát triển
những ngành kinh tế có lợi thế cạnh tranh quốc tế đã dẫn tới giảm việc làm ở
những lĩnh vực không được đầu tư. Cùng với quá trình này, việc sắp xếp, đổi mới
doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa cũng làm xuất hiện một lượng lao động dôi dư
khá lớn. Lượng lao động không có việc làm vừa là vấn đề bức xúc của mỗi gia
đình, mỗi doanh nghiệp vừa là nỗi bức xúc của xã hội. Đội ngũ cán bộ, công nhân
tiếp tục làm việc trong các doanh nghiệp cổ phần hóa, về cơ bản, được đào tạo,
rèn luyện và trưởng thành trong môi trường làm việc cũ nên một bộ phận trình độ
còn hạn chế, tay nghề thấp, ý thức tổ chức kỷ luật kém, nặng tâm lý trông chờ ỷ
lại, an phận... nên không ít người không đáp ứng được những đòi hỏi của tác
phong, quy trình, công nghệ sản xuất mới trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt.
Cùng
với sự xuất hiện ồ ạt của các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài, các liên doanh đã tạo ra những khu công nghiệp - khu chế xuất tập
trung, thu hút một đội ngũ công nhân mới, rất đông đảo, trẻ và có trình độ văn
hóa. Nhưng, đội ngũ công nhân này cơ bản có nguồn gốc từ nông thôn, mang nặng tâm
lý, ý thức, lối sống của người nông dân; không được đào tạo chuyên môn, nghiệp
vụ một cách cơ bản; chưa được giáo dục một cách đầy đủ về ý thức chính trị, ý
thức giai cấp; mục đích đơn giản của họ là có việc làm, có thu nhập, ý thức làm
thuê kiếm sống là chính. Thu nhập của đội ngũ công nhân này rất thấp, đời sống
vật chất và tinh thần vô cùng khó khăn, nhất là về nhà ở, vệ sinh công nghiệp,
vệ sinh môi trường, văn hóa...
bài rất hay
Trả lờiXóa